1. Chuyện khóa đường ống dầu là như thế nào?
Tuần trước tình cờ lên YouTube, tôi gặp mấy video, đặc biệt Vietnamnet cũng có một cái: NATO nổi nóng với Ukraine và cho thời hạn 3 ngày – (vì vụ khóa đường ống dầu).
Tò mò quá không biết chuyện gì, mò vào xem hóa ra là chuyện hai nước NATO phản ứng với Ukraine vụ khóa ống dầu, đó là hai nước Hungary và Slovakia. Thế mà BMZ (từ bây giờ tôi sẽ dùng từ này để chỉ bọn lều báo phía đông nước Lào tức Bọn Mất Zậy) chúng nó dám giật tít như thế.
Câu chuyện là, cái đường ống này – “Hữu nghị 2” tiếng Nga là Druzhba-2 được xây dựng từ thời Liên Xô, nó gồm 2 nhánh được chia ở Mozyr, Belarus.
Nhánh Bắc đi tiếp từ lãnh thổ Belarus sang Ba Lan và đến các cảng Gdansk, đồng thời đi tiếp đến cảng Schwedt. Nhánh Nam rẽ sang Ukraine, đi dọc theo biên giới Slovakia – Hungary và rẽ tiếp sang Cộng hòa Séc. Các nhà máy lọc dầu của Slovakia – Hungary và Cộng hòa Séc đều được xây dựng từ lâu, công nghệ phù hợp lọc dầu của Nga cung cấp theo các đường ống này.
Từ đầu chiến tranh, Séc đã tích cực chuyển đổi công nghệ để sử dụng dầu nhận từ cảng Gdansk, do đó hiện nay không còn phụ thuộc vào dầu cấp qua đường ống Hữu nghị 2 nữa. Chỉ còn hai nước kia, vốn là một vì các nhà máy lọc dầu ở cả hai nước đều thuộc sở hữu của công ty Hungary MOL.
Khi cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine nổ ra, rất nhiều công ty dầu khí của Nga bị trừng phạt, nhất là những tổ hợp thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, Lukoil là công ty vẫn tiếp tục hưởng lợi trong gần một năm đầu chiến tranh – gần như không ai đụng đến nó. Vậy Lukoil là ai? Là một công ty dầu tư nhân của Nga, được cho là doanh nghiệp có mối quan hệ với chính quyền các nước châu Âu tốt nhất và do đó, nó là doanh nghiệp Nga có mạng lưới bán lẻ xăng dầu (nôm na là các cây xăng) nhiều nhất châu Âu.
Trong những tháng năm chiến tranh diễn ra đó, thậm chí người ta còn nhầm lẫn rằng Lukoil là công ty Nga có thái độ phản chiến. “Họ đã thuyết phục các nhà hoạch định chính sách châu Âu rằng Lukoil đang hỗ trợ Ukraine và Ban giám đốc Lukoil phản đối chiến tranh” – Martin Vladimirov, nhà nghiên cứu năng lượng cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu dân chủ của Bulgaria giải thích như vậy.
Công ty này đã công bố lợi nhuận ròng là 648 tỉ rúp (8,6 tỉ euro) trong chín tháng đầu năm 2022, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Để né lệnh trừng phạt, Lukoil đã phải rón rén “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” cả ở Mục-tư-khoa lẫn Brussels. Đó là thời gian Lukoil công khai tỏ ra thờ ơ với cuộc chiến. Trong một tuyên bố vào tháng Ba năm 2022, Hội đồng quản trị của Lukoil đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc nhất của họ về các sự kiện bi thảm ở Ukraine” và kêu gọi “chấm dứt sớm nhất cuộc xung đột vũ trang.” Công ty đã nhắc lại quan điểm đó trong một email gửi cho Politico.
“Có sự căng thẳng giữa Điện Kẩm-linh và Lukoil,” Vladimirov nói, “nhưng trong mơ tôi không bao giờ gọi Lukoil là một công ty bất đồng chính kiến – không có công ty dầu mỏ nào của Nga có được vị thế của mình (hôm nay) mà không có sự bảo hộ từ Điện Kẩm-linh.”
Nhà sáng lập Lukoil Vagit Alekperov đã nhận được Huân chương Công trạng cho Tổ quốc từ tay Putox vào tháng 5/2022, một tháng sau khi từ chức CEO sau lệnh trừng phạt từ nhiều thực thể quốc tế bao gồm Úc và Canada cũng như Vương quốc Anh. Mặc dù cả Alekperov và Lukoil đều không bị EU trừng phạt, nhưng công ty này đã chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ kể từ năm 2014.
Vào tháng 9/2022, Chủ tịch Lukoil Ravil Maganov đã ngã khỏi cửa sổ của một bệnh viện ở Mục-tư-khoa vào đúng ngày Putox đến thăm. Công ty chỉ ra thông cáo rằng ông ta “qua đời sau một cơn bạo bệnh.”
Mặc dù Lukoil phủ nhận tất cả những cáo buộc có quan hệ mật thiết với chính quyền Putox, nhưng người ta vẫn luôn chờ đợi lệnh trừng phạt đến với công ty này từ chính quyền Ukraine và cả EU. Và bây giờ, lệnh trừng phạt đó đã đến, trước mắt là từ chính quyền Ukraine. Như vậy, đây là lệnh trừng phạt áp đặt lên công ty Lukoil của Nga. Do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến những khách hàng đang mua hàng của công ty này, mà ở đây là MOL của Hungary.
Có người hỏi tôi rằng, tại sao đã chiến tranh giữa hai quốc gia, mà Ukraine không khóa đường ống ngay và luôn khi chiến tranh nổ ra tháng Hai năm 2022 đi? – Tôi trả lời với anh ấy rằng, chuyện vận hành đường ống, thường được giao cho các công ty, và đó là quan hệ hợp đồng giữa các pháp nhân đó với nhau, mang tính dân sự.
Để vận hành hệ thống “Hữu nghị” này, phần đường ống trên lãnh thổ Nga được công ty dầu khí Transneft vận hành thông qua công ty con Druzhba. Nhà điều hành tại Belarus là Gomeltransneft Druzhba, tại Ukraine là UkrTransNafta, tại Ba Lan là PERN Przyjazn SA, tại Slovakia là Transpetrol AS, tại Cộng hòa Séc là Mero và tại Hungary là MOL. Việc thu phí vận hành trên lãnh thổ Ukraine vẫn do UkrTransNafta đảm nhiệm và công ty này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước Ukraine, nôm na là nộp thuế.
Khi Lukoil bị trừng phạt, không có nghĩa là những mẻ dầu của công ty khác cũng bán trên đường ống này bị trừng phạt theo. Hình dung một cách thô sơ là tất cả dầu của các công ty Nga đổ chung vào một cái bể, rồi cái bể đó nó có máy bơm bơm vào ống. Thằng chủ của cái bể (Transneft) nó có trách nhiệm ghi sổ là thằng Lukoil có bao nhiêu lít, thằng Rosneft có bao nhiêu lít, và hôm nay bơm cho bể của Slovakia bao nhiêu mai bơm cho bể của Séc bao nhiêu… Vậy thôi.
Hành động này với Lukoil được cho là có thể dự đoán trước được, vì suốt trong thời gian chiến tranh vừa qua, số cửa hàng bán lẻ của công ty này được cho là đã bị đóng cửa từ một nửa đến 2/3, tùy nước châu Âu.
Hiện tại, hai ông nhà nước to mồm phản đối là Slovakia và Hungary, thậm chí có nguồn tin còn lu loa lên rằng tiền tài trợ nào đó của EU để mua vũ khí cho Ukraine sẽ bị chặn. Trong khi Séc dừng không mua của bất cứ công ty nào của Nga qua đường ống “Hữu nghị” thì không ảnh hưởng. Vụ này riêng với Hungary sẽ ảnh hưởng đến 40 % sản lượng sản phẩm dầu mỏ sau lọc, và đây là một vấn đề nghiêm trọng cho năng lượng nước này từ nay đến cuối năm khi mùa đông sắp đến.
Tại sao chúng ta lại quan tâm đến Séc, Slovakia và Hungary ở đây? Vì họ là những quốc gia không có biển, nên phụ thuộc vào nguồn dầu khí bán qua đường ống. Ví dụ các quốc gia ven biển Adriatic như các nước thuộc Liên bang Nam Tư cũ, đã cho phép thực hiện các dự án điểm tiếp nhận khí hóa lỏng và cảng dầu từ lâu, nên nhìn chung không phụ thuộc nguồn bán qua đường ống. Ngay từ sau 2014 đã có những đề nghị với chính quyền Hungary và sau đó là cả Slovakia thực hiện dự án các đường ống từ ven biển Adriatic để dẫn dầu và khí vào sâu trong nội địa, nhưng các nước này quay lưng và tiếp tục phụ thuộc dầu khí của Nga, được cho là được hưởng giá rẻ.
Giải pháp Cộng hòa Séc. Phụ thuộc vào quan điểm của chính quyền sẽ dẫn đến quyết định của doanh nghiệp. Chẳng hạn các công ty dầu khí ở các nước đang được xem xét, phần lớn có vốn nhà nước, do vậy lãnh đạo có tầm nhìn sớm về kết cục, sẽ ra chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi công nghệ. Theo một số chuyên gia nhận định, việc chuyển đổi để đa dạng hóa nguyên liệu đầu vào là nên làm và cần thiết, nó sẽ giúp cho công nghiệp hóa dầu không chỉ phụ thuộc vào một nguồn.
Phản ứng với động thái này của Ukraine, Slovakia và Hungary giãy giụa rất mạnh, thậm chí chính quyền Hung còn cho người tuyên bố đây là hành động tống tiền của Ukraine. Tôi không rõ ở đây Ukraine có thu được đồng tiền nào từ hai Chính phủ Slovakia và Hungary hay không, nhưng ông trợ lý của Zelenskyy, Polodyak đã tuyên bố rõ đây không phải hành động tống tiền. Ông nói:
“… chắc chắn là Hungary và Slovakia không đứng lên như những người gìn giữ hòa bình thực sự và không chú trọng vào hòa bình và công lý, mà chỉ tập trung nhượng bộ đối với Nga.” Ông Podolyak còn cáo buộc các nước láng giềng đang “đi ngược lại chuẩn mực” của Liên minh châu Âu, vốn đã hỗ trợ Kyiv trong cuộc chiến với Nga, đồng thời khuyến nghị họ (hai nước này) kêu gọi Điện Kẩm-linh ngừng tấn công các kênh năng lượng và trung chuyển của Ukraine.
Cho đến nay ngành năng lượng Ukraine đã liên tục bị Nga tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái dẫn đến việc mất một nửa công suất phát điện, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng trên khắp đất nước.
Chưa hết, bọn Nga còn giãy giụa mạnh hơn, chẳng hạn ổ tuyên truyền Sputnik nhờ thằng Paul Goncharoff nào đó tuyên bố rằng “Ukraine tự bắn vào chân mình với hành động này.” Nhìn chung theo tôi, Ukraine chắc chắn đã có cân nhắc thiệt hơn trong vụ này, thực chất nó không ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao chính thức với Slovakia và Hungary, nhưng phàm là đã có hành động gì, cũng phải chịu trách nhiệm với hành động đó. Và đây là cái giá phải trả cho hai nước này khi vẫn tiếp tục ủng hộ cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine.
Bản đồ đường ống “Hữu nghị” của Liên Xô – Nga, đánh số 0
2. Một số nhận xét về chiến sự và động thái của hai bên
2.1. Có một vài bác hay nhắn cho tôi với thái độ rất sốt ruột vì… Ukraine tiếp tục bị chiếm đất. Tôi phải nói với bác ta rằng: chiếm hay không, thông tin rất không rõ ràng, đặc biệt là thời gian này tin giả cho Nga tung ra rất nhiều. Thực tế thì phía Ukraine cũng khó khăn trong lực lượng, chẳng hạn ông tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi nói, chiến tuyến trải dài đến 3 ;500 ki-lô-mét, do vậy lực lượng của Ukraine bị dàn rất mỏng.
Bình loạn : Điều này rất đúng – lực lượng đã dàn rất mỏng thì làm sao có được những “thắng lợi vẻ vang” của bọn Gerasimov được? Nếu đã phải dàn mỏng thì người Ukraine họ phải có đấu pháp phù hợp với tình hình – và một khi đã không phá vỡ được hàng phòng ngự của Ukraine thì chỉ có thể là thiệt hại rất lớn cho Nga. Vì vậy, chúng không ngừng tung tin giả, chẳng hạn tin về Lữ đoàn 47 của Ukraine bị thiệt hại rất nặng đến mức mất sức chiến đấu.
Nếu như chúng ta chỉ đọc tin trên báo của BMZ thì chắc chắn chúng ta sẽ tin điều đó là thật – vì sẽ hình dung ra việc phía Ukraine sử dụng biển người để phòng thủ. Không ai làm như thế cả, vì Nga vốn tập trung sử dụng hỏa lực mạnh, nếu nguồn lực suy giảm thì giảm số khu vực tấn công chứ không thể giảm mật độ và tần suất sử dụng hỏa lực được. Vì vậy người Ukraine sẽ không bao giờ tập trung quân đông để Nga áp dụng chiến thuật đó.
Cũng xin lưu ý bạn đọc về chiến thuật phòng ngự hiện nay của Ukraine là phòng ngự kiểu co giãn, một dạng của việc thi hành chiến tranh phi đối xứng. Để thực hiện được chiến thuật này, bắt buộc phải sử dụng những nhóm quân nhỏ và cơ động, đồng thời mạnh dạn loại bỏ tư duy kiểu chiến tranh thế giới lần thứ hai tức là dàn quân trên hệ thống chiến hào để chặn quân địch đang tấn công.
Điều này tôi đã từng báo cáo quý bạn đọc từ rất lâu, từ hồi pháo binh Nga còn rất nhiều và mạnh, thì càng phải như vậy. Quân đội Nga vốn hành động sách vở “theo điều lệnh” và như vậy là dễ dàng nhất cho các cấp chỉ huy của chúng để trốn tránh trách nhiệm, do vậy người Ukraine nhìn chung nắm được quy luật “máy bay ném bom, pháo phản lực phóng loạt, pháo binh có nòng, xe tăng và bộ binh tràn lên tấn công” để tránh thương vong.
Trong cả năm qua, người Ukraine áp dụng chiến thuật tránh không bố trí nhân lực ở các tuyến đầu, chỉ có những đơn vị phục kích bắn máy bay, sau đó là nhiệm vụ của các đơn vị trinh sát pháo binh làm nhiệm vụ phản pháo. Đến khi pháo Nga ngớt là nhiệm vụ của các đơn vị chống tăng mà bây giờ chủ yếu được giao cho pháo binh và drone. Với chiến thuật này, không phải lúc nào cũng giữ được một diện tích đất nào đó, và thực tế đó là điều không cần thiết.
Để hình dung hiện nay trên chiến trường, sự khác biệt về tin tức giữa hai bên như thế nào, xin quý vị xem bản đồ số 1. Bên trái là nguồn Nga, làng Robotyne gần như bị chiếm hết. Bên phải nguồn Ukraine đã được ISW kiểm chứng, Nga chiếm được khoảng 1/4. Trong khi đó BMZ suốt mấy tháng qua, nhiều nhất là thằng Tuấn Sơn tức Bình của Dân Chí, tung tin là Nga đã chiếm được cái làng này. Kể cả là có chiếm được rồi mà mất từng đó thời gian, thì đúng là xấu hổ.
2.2. Quay lại với ông Oleksandr Syrskyi. Chiến tuyến dài bao nhiêu? Tại sao người ta hay nói chiến tuyến dài 1.200 ki-lô-mét mà bây giờ ông Oleksandr Syrskyi lại cung cấp con số gấp 3 lần?
Xin quý vị xem tiếp bản đồ tôi đánh số 2. Bên trái, 2.0 là bản đồ Google Map, tôi đo khoảng cách để có được chiều dài chiến tuyến với tỉ lệ bản đồ nhỏ. Khoảng hơn 1 chục quãng đo, cho một vòng cung có chiều dài 640 ki-lô-mét. Sang bản đồ 2.1, tôi đo trên nguồn của Deep State với tỉ lệ lớn hơn, tức là sát với đường chiến tuyến cong queo hơn, kết quả khoảng gấp đôi khoảng cách trên đây. Và 2.2 tôi phóng to hơn nữa, đo sát hơn nữa theo đường tiếp xúc cũng trên bản đồ của Deep State, cho kết quả chỉ khoảng 10 % chiến tuyến đã đo được hơn 300 ki-lô-mét rồi. Như vậy nếu chi li, thì ông Oleksandr Syrskyi rất chính xác khi công bố chiều dài chiến tuyến như vậy. Nhưng thực chất của vấn đề, thì cần phải hiểu theo một cách khác.
Như tôi vừa viết ở mục trên đây, người Ukraine áp dụng chiến thuật phòng thủ co giãn, vì vậy sẽ không áp sát đường tiếp xúc giữa hai bên, mà lùi về so với nó khá xa. Chính đặc điểm này dẫn đến việc nhiều khi quân Nga tiến được những quãng dài và làm cho các nguồn tin của chúng hí hửng. Nhưng cũng chính đặc điểm này cho thấy tính “răng cưa” “quanh co khúc khuỷu” giảm đi.
Về nguyên tắc, hệ thống phòng ngự của bên nào cũng sẽ được bố phòng, xây dựng theo các vòng cung có lưng cong hướng về hướng tấn công giả định chính của địch. Do vậy con số 1.200 ki-lô-mét chiến tuyến trước đây vẫn được đề cập, nó dựa trên số đo chiều dài các hệ thống phòng ngự đó đã được quân Ukraine thiết lập. Tất cả đều đúng.
2.3. Nga vẫn đang thắng bằng… mồm.
Lần này là ngành ngoại giao Nga, qua mồm lão đĩ ngựa La-vơ-rốp.
“Phát biểu với các phóng viên hôm 27/7 tại Lào, nơi ông đang tham dự hội nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngoại trưởng Nga Mặt Ngựa được đề nghị bình luận về những tuyên bố gần đây của các quan chức cấp cao Ukraine, bao gồm Tổng thống Volodymyr Zelensky và Ngoại trưởng Dmitry Kuleba, rằng Kiev sẵn sàng đàm phán hòa bình với Nga.
Bình luận về phát biểu của Ngoại trưởng Kuleba, ông Lavrov cho biết “đây không phải là lần đầu tiên ngoại trưởng Ukraine nói như vậy, đôi khi ông ấy nói hoàn toàn ngược lại. Thành thật mà nói, tôi không nghe họ”, Mặt Ngựa ám chỉ cả ông Kuleba và ông Zelensky.” (Ảnh)
Vậy chúng ta cần nhìn nhận những tuyên bố gần đây của Kyiv, nhất là của Tổng thống Zelenskyy – như thế nào, khi ông nói với nội dung rằng, Ukraine cần hòa bình càng sớm càng tốt, thậm chí hội nghị hòa bình lần 2 sẽ có Nga?
Tôi xin lưu ý quý bạn đọc rằng, các nguồn Nga và cả BMZ rất hay bỏ một chi tiết quan trọng trong câu “hội nghị hòa bình lần 2 sẽ có Nga” – ông Zelenskyy nói “hội nghị hòa bình lần 2 sẽ có Nga dù Tổng thống của họ là ai.” Như vậy, tiếp theo những bình luận của chúng ta sau Hội nghị hòa bình lần thứ nhất, xác định rõ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, Nga phải rút quân và bồi thường chiến tranh – việc lãnh đạo của Nga là ai không quan trọng.
Và bây giờ Zelenskyy đã lật thêm một con bài: gần như chắc chắn người Ukraine hiểu kết cục chiến tranh sẽ gắn với việc kết liễu số phận chính trị của Putox. Trong cuộc gặp của mình với Tổng thống Slovenia Nataša Pirc Musar tại Kyiv vào cuối tháng Sáu, Zelenskyy đã nói:
- “Chúng tôi không muốn kéo dài cuộc chiến này. Chúng ta phải đạt được hòa bình công bằng càng sớm càng tốt. Chúng ta đã nói chuyện về tình hình trên chiến trường, đặc biệt là ở khu vực Kharkiv, nơi Nga đã cố gắng bắt đầu một cuộc tấn công quy mô lớn. Quân xâm lược đã không đạt được mục đích. Lực lượng Ukraine của chúng tôi đã ổn định tình hình và ngăn chặn cuộc tấn công dù rất khó khăn. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy để xóa bỏ ảo tưởng của Nga rằng họ có thể đạt được điều gì đó với cuộc chiến tranh này.”
Trong một phát biểu khác, Zelenskyy hé lộ kế hoạch tính toán, với thời điểm hồi kết cho chiến tranh là tháng 11 năm nay.
Vậy tại sao Mặt Ngựa và cả con khỉ Peshkov đều vồ lấy những phát biểu này của Zelenskyy – cũng phải nói rằng những phát biểu vuốt đuôi của cả Đĩ Ngựa và Khỉ đỏ đít, đều được bọn BMZ lại vồ lấy một lần nữa, cho thêm tương ớt mắm muối, và biến thành câu chuyện… Nga thắng như vũ bão trên chiến trường (xin xem lại 2.1), Ukraine đuối sức thê thảm, bao nhiêu vũ khí của phương Tây “bơm” thêm bị “tiêu diệt hết bằng vũ khí chính xác”… (Nga có cục ứt vũ khí chính xác ấy) và bây giờ thì Ukraine xuống nước, thổ lộ muốn có hòa bình lắm rồi và lần sau tổ chức hội nghị sẽ mời Nga...
Tởm con đĩ ngựa!
2.4. Những lời cuối với những người còn chưa tin vào chiến thắng của người Ukraine
Hôm trước khi lên bài, có một ai đó comment vào bài của tôi, thực sự tôi không muốn có hành động nào với trường hợp đó – một người đáng thương. Anh/chị ta lại viết vẫn giọng từ hồi đầu chiến tranh: rất mong Ukraine thắng nhưng bi quan lắm. Chắc hẳn đây là một người mới theo dõi những bài review của tôi thời gian gần đây, nên không có được một hệ thống kiến thức đầy đủ về hai bên, nhất là những vấn đề về xe tải, vòng bi và quần thủng đít của lính Nga, bây giờ thêm áo giáp bằng gỗ.
Tôi chưa bao giờ mô tả cho quý độc giả về một chiến thắng của người Ukraine theo kiểu hồng quân Liên Xô đánh bật phát-xít Đức về phía Tây. Điều đó chỉ có được khi Liên Xô huy động được một lượng bộ đội là 11 triệu bộ đội của các phương diện quân từ Biển Bắc đến Hắc hải, cùng với sự hỗ trợ to lớn “các nguyên tố vi lượng” từ Lend Lease từ Hoa Kỳ. Bây giờ người Ukraine muốn thắng, chỉ có thể thắng bằng một đòn quân sự thật hiểm, như đâm vào gót chân của Achiles, từ đó làm tên khổng lồ ngã kềnh. Khi nó ngã kềnh, thì các nội tạng bên trong nó sẽ vùng lên phá quả tim và cả bộ não, từ đó làm cả cơ thể sẽ ch.ết.
Zelenskyy chắc chắn cũng sẽ cùng Bộ tư lệnh của mình vạch kế hoạch như thế.
Nào, bây giờ chúng ta hãy nhìn vào các con số, đã đến lúc nhìn biểu đồ so sánh tháng Bảy với các tháng trước rồi. A ha – thế là chuẩn rồi: số lượng xe tăng bị diệt giảm so với tháng trước và cả hai tháng này giảm rất nhiều so với tháng Năm là tháng đỉnh điểm. Như thế, việc cạn kiệt xe tăng trong 1 đến 2 tháng tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều tương tự với xe bọc thép. Trong khi đó số lượng pháo bị diệt vẫn ở mức cao tương đương tháng Sáu. Rồi pháo binh cũng sẽ hết nốt, chỉ 3 tháng nữa chứ mấy. (xin xem biểu đồ).
Có bác hỏi tôi, bao giờ thì có những diễn biến lớn trên chiến trường? Tôi trả lời rằng tôi không biết, như trước đây tôi hy vọng trong tháng Tám sẽ có, và bây giờ đã có những dấu hiệu rằng điều đó cũng… sắp đến. Theo các nguồn Nga tôi biết, khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng trở lại đây bắt đầu có tình trạng hình thành một vùng “gần như trắng” của chiến tuyến Nga theo chiều sâu tính từ đường tiếp xúc rộng từ 6 đến 8, thậm chí 10 hoặc 12 ki-lô-mét tùy chỗ. Bất cứ hành động tập trung quân nào của Nga trên vùng này, cũng bị tập trung theo dõi và bắn phá, tiêu diệt bằng nhiều phương tiện, từ drone – FPV, súng cối, pháo binh… đặc biệt là súng cối và pháo binh. Quân Nga ở tuyến đầu được “đặc trị” giao cho lực lượng drone và HIMARS, ATACMS phụ trách các mục tiêu sâu hơn nữa trong hậu phương của quân Nga.
Hiện nay, để vượt “vùng trắng” tiếp tế cho tuyến đầu, Nga phải rất vất vả trong công tác vận tải đảm bảo hậu cần, và do đó số lượng xe tải và xe bồn của Nga bị diệt trong tháng Bảy cao nhất trong thời gian chiến tranh. Còn 2 ngày nữa là hết tháng, và trong thời gian vừa qua của tháng Bảy số lượng xe tải và xe bồn của Nga bị đốt là 1.921 chiếc, thêm các con số của hai ngày cuối tháng nữa là hơn 2.000. Tôi xin để riêng biểu đồ xe tải và xe bồn để quý vị thấy sự… sung sướng của cái sự đốt xe tải nó như thế nào.
Cũng theo các nguồn tin của Nga, “vùng trắng” sau tuyến đầu của chúng là những khu vực gián đoạn nhưng ngày càng loang rộng vì sự suy giảm nguồn lực của Nga, kể cả về tinh thần chiến đấu của quân đội. Kịch bản “Chiến dịch mùa thu 2022” khi Ukraine giải phóng phần còn lại của tỉnh Kharkiv được báo trước: cứ khi nào, ở khu vực nào mức suy giảm về tiếp tế cho tuyến đầu xuống bằng ZERO kéo dài vài tuần, thì sẽ vỡ trận và bỏ chạy, khi đó chỉ cần một chập pháo nã vào tuyến đầu, thì cái nhóm quân “không có tuyến hai” đó chỉ có nước bỏ chạy.
Và đến cách đây vài ngày, hình dung đó của tôi được khẳng định. Một tài khoản viết trên X: do bị tấn công, việc tập kết xe tăng của Nga phải được thực hiện cách chiến tuyến từ 8 đến 10 ki-lô-mét. Tôi đính kèm bản đồ số 3 từ nguồn Chuck Pfarrer, ông này khó tin nhưng nó thể hiện những thông tin trên đây tôi nắm được chính xác. Trên bản đồ này những mục tiêu của Nga trên đường M14 tiếp tế cho tiền tuyến tả ngạn Dnipro (Kherson) bị tiêu diệt.
Vì vậy, thực tế là Nga càng cố tấn công mạnh, thì càng có lợi cho người Ukraine miễn là vẫn giữ được phòng tuyến không bị vỡ trận – đến bây giờ thì tôi có thể khẳng định rằng điều này không thể xảy ra. Tại sao? Vì nhìn tương quan các con số thiệt hại của chúng về xe tăng – xe bọc thép, pháo binh và nhân lực thì trong suốt thời gian qua, chúng đánh nhau bằng số lượng quân đông là chính, mà cách đánh đó của chúng không thể mang lại đột biến. Ngoài ra, hiện chúng không có mục tiêu chiến lược nào cả: không có thành phố nào chiếm có thể dẫn tới đổ vỡ của toàn bộ hệ thống phòng thủ Ukraine…
Trong khi đó, tử huyệt của chúng vẫn đầy ra. Chỉ một đòn từ đâu đó của Zaporizhia về phía bờ biển Azov, đe dọa cắt đứt hành lang trên bộ của Nga, là đã đủ vỡ trận rồi. Trong một diễn biến khác, việc bọn Nga này phải kéo khí tài về bảo vệ đầu cầu Kerch, đủ cho thấy (1) tử huyệt bị đe dọa đến mức nào và (2) Crimea đã rỗng ruột lắm rồi.
PHÚC LAI 29.07.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.