1. Hôm nay, bà Harris đã dẫn trước ông Trump ở tất cả các cuộc thăm dò. Đồng thời, Harris chính thức ký đơn tuyên bố tham gia tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới.
Có vẻ như người dân Mỹ tuy không thích Harris cho lắm. Nhưng họ vẫn buộc phải lựa chọn bà hơn là Trump, một người có tính khí thất thường ngay từ nhiệm kỳ trước, và nay còn thất thường hơn nữa. Không chỉ vậy, đồng minh của Mỹ cũng có vẻ yên tâm hơn nếu Harris đắc cử.
Tuy nhiên, Trump vẫn có lợi thế vững chắc hơn Harris, tính đến lúc này, là số lượng cử tri da trắng (Mỹ xịn) đông đảo, chất lượng và ổn định. Còn lượng ủng hộ bà Harris tuy đông nhưng mang tính hên/xui, do sự ngẫu hứng là chính. Và dù sao thì đến bây giờ bà Harris vẫn chưa mang tính chính danh, do chưa được đảng Dân chủ chính thức đề cử.
Điểm tích cực cho Trump là hôm qua, Pompeo, cựu Ngoại trưởng và cũng là đồng minh thân cận của Trump, người có uy tín lớn trong đảng Cộng hòa đã tung ra “Kế hoạch của Trump cho Ukraine”, với những thông tin khá hấp dẫn và tích cực.
Nó gồm: 500 tỉ đô la vay - cho thuê; dỡ bỏ mọi hạn chế về vũ khí để Ukraine mái con gà thoải oánh Nga; gia tăng trừng phạt Nga một cách khắc nghiệt, triệt để và toàn diện; Đưa Ukraine gia nhập EU và NATO nhanh nhất, sớm nhất với các điều kiện đơn giản hơn… Đã phần nào khiến dư luận chao đảo, mặc dù chưa phải Trump đích thân xác nhận và công bố. Nếu được như vậy thì chẳng có gì phải nói, và nếu người đó không phải là Trump thì xem như yên con nhà bà tâm. Ác nỗi, đó lại là Trump.
Mọi con đường lúc này vẫn là dẫn đến Ukraine.
2. Thủ tướng Ấn Độ lên kế hoạch đến thăm Ukraine vào tháng Tám này cũng khiến cho dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi, kể từ khi nổ ra cuộc chiến từ tháng 2/2022 đến nay, Ấn Độ vẫn trung dung và vẫn khăng khít với Nga. Có vẻ như chuyến đi của Ngoại trưởng Ukraine đến Trung Quốc đã tác động to lớn đến chuyến đi này của ông Modi. Một nước lớn tầm cỡ mà chẳng lẽ bị gạt ra ngoài?
3. Còn Thủ tướng Đức ra tối hậu thư với Nga rằng “Chỉ khi Nga rút quân hoàn toàn khỏi Ukraine thì kế hoạch thiết lập hệ thống tên lửa tầm xa mà Mỹ sẽ triển khai ở Đức vào năm 2026 mới bị hủy bỏ”. Đây là lần đầu tiên Đức thiết lập hệ thống tên lửa tấn công tầm xa kể từ sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2, điều mà Nga cực lực phản đối và tuyên bố sẵn sàng khai chiến với Đức, nếu Đức triển khai nó. Loại tên lửa gì mà khiến một siêu cường quân sự như Nga lại có thể phải hoảng loạn đến vậy?
Vâng, đó là loại tên lửa siêu thanh tầm xa mới nhất của Mỹ vừa trải qua giai đoạn thử nghiệm thành công và bắt đầu đưa vào biên chế chiến đấu. Đó là tên lửa Dark Eagle (LRHW) có tầm bắn lên đến 3.000 km - 4.500 km, được tích hợp bằng tất cả những tinh hoa về khoa học, công nghệ mới nhất của Hoa Kỳ. Mặc dù không được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, nhưng khả năng tấn công chính xác tuyệt đối và không thể đánh chặn của nó sẽ vô hiệu hóa tất cả các mục tiêu quan trọng, chiến lược của Nga, nếu khai hỏa. Nó có giá tiền ước tính lên đến 41 triệu đô Mỹ/quả, một số tiền vượt xa mọi sự tưởng tượng của nhân loại, và chỉ có sự giàu có như Mỹ mới có thể chịu đựng được.
4. Quay trở lại chuyến đi đến Trung Quốc của Ngoại trưởng Ukraine:
Người ta luôn cắt đi phần sau các tuyên bố nhằm gây nhiễu loạn thông tin, khi Ngoại trưởng Ukraine nói tại Trung Quốc rằng Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga về hoà bình công bằng và lâu dài. Tất nhiên chữ “công bằng” chính là “Công thức đàm phán 10 điểm” mà Tổng thống Ukraine nêu ra. Nhưng người ta cắt béng nó đi và giật tít “Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình với Nga”.
Mục đích chuyến đi Trung Quốc, ngoài việc nhận được lời mời từ Ngoại trưởng Vương Nghị thì Ukraine cần một lời xác nhận từ Trung Quốc là ủng hộ sự toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Ukraine và không cung cấp vũ khí cho Nga. Và cả hai điều này đã được xác nhận, dù chỉ là lời nói.
Nhưng rõ ràng đó là thắng lợi lớn lao trên phương diện ngoại giao của Ukraine trước một Trung Quốc có mối quan hệ “không giới hạn” với Nga.
Ngoại trưởng Ukraine cũng đã trả lời công khai với truyền thông quốc tế về chuyến đi như sau:
- Nếu ai đó nghĩ rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ Nga, hoặc Ukraine thì đó là sai lầm. Trung Quốc chỉ vì chính họ.
- Không ai có thể ép Ukraine đàm phán hòa bình bằng việc nhượng bộ lãnh thổ. Và thực tế là không có quốc gia nào ép Ukraine làm điều đó.
Nghĩa là Ukraine không hề mơ hồ và cũng không hề nhụt chí.
5. Điều quan trọng nhất là Mỹ và G7 đã thống nhất khoản vay 50 tỉ USD cho Ukraine. Nó sẽ được các bên phê duyệt vào tháng Mười này và khoản vay được đảm bảo bởi tài sản hơn 300 tỉ USD của Nga đang bị phong tỏa. Chí ít rằng nó vẫn đảm bảo cho Ukraine chiến đấu trong trường hợp xấu nhất là Trump đắc cử và cắt viện trợ.
LÊ XUÂN NGHĨA 27.07.2024
Ảnh: Hệ thống tên lửa siêu thanh tầm xa Dark Eagle (LRHW)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.