Một người biểu tình lên án việc nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi bị sát hại, bên ngoài lãnh sự quán nước này ở Istanbul, 25/10/2018. |
Sau ba năm sụt giảm, bạo lực
đối với các nhà báo lại tăng lên trong năm 2018 với 80 phóng viên bị sát
hại trên thế giới, theo báo cáo của tổ chức Phóng viên Không biên giới
(RSF) được công bố hôm nay 18/12/2018.
Trong
số các nạn nhân có 63 nhà báo chuyên nghiệp (tăng 15%) và 13 nhà báo
không chuyên, 4 cộng tác viên. Hơn phân nửa số các nhà báo « đã bị cố tình sát hại », mà trường hợp cụ thể là cây bút bình luận người Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi.
Tổng thư ký RSF Christophe Deloire tố cáo : «
Sự thù ghét nhà báo từ phía các lãnh đạo chính trị, tôn giáo hay doanh
nhân làm bạo lực gia tăng. Được nhân lên mạnh mẽ từ các mạng xã hội -
những mạng này phải chịu trách nhiệm nặng nề - sự thù hằn hợp thức hóa
bạo lực làm yếu đi báo chí cùng với nền dân chủ ».
Những
nhà báo bị sát hại hầu hết là nam giới (77 nam, 3 nữ), làm việc tại địa
phương. Afghanistan đã vượt qua Syria với 15 nhà báo bị giết trong năm
nay. RSF ghi nhận phân nửa các nạn nhân bị giết hại tại các nước không
có chiến tranh như Mêhicô (9 nhà báo), Ấn Độ (6 người), Hoa Kỳ (6 người,
do vụ xả súng vào ban biên tập tờ Capitol Gazette).
Ngoài
ra, số nhà báo bị bắt giam trên thế giới cũng tăng lên : 348 người so
với 326 trong năm 2017 (tăng 7%), chủ yếu là các nhà báo không chuyên.
Năm nước hàng đầu là Iran, Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung
Quốc, giam giữ phân nửa số nhà báo trên đây. Theo RSF, với các quy định
cứng rắn hơn về internet, các nhà báo bị cầm tù trong tình trạng thường
là vô nhân đạo, chỉ vì một bài đăng trên mạng hay một tin nhắn riêng tư.
Có 60 nhà báo bị bắt cóc trong năm 2018 (tăng 11%), hầu hết là tại Trung Đông (Syria, Irak và Yemen).
Trong 10 năm gần đây, có trên 700 nhà báo chuyên nghiệp bị sát hại trong khi làm nhiệm vụ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.