Bài đăng : Thứ bảy 22 Tháng Sáu 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 22 Tháng Sáu 2013
Hàng mấy chục người trong đó có cảnh sát Nga tối qua 21/06/2013 đã dùng vũ lực trục xuất tổ chức phi chính phủ Vì Nhân Quyền khỏi trụ sở của cơ quan này tại Matxcơva. Lãnh đạo của tổ chức trên là Lev Ponomariev và người đứng đầu một đảng đối lập đã bị đánh đập.
Ông Lev Ponomariev, 71 tuổi, một trong những nhà đấu tranh cho nhân quyền tên tuổi của Nga, kể lại với AFP : « Họ tấn công tôi bằng những cú đá, kéo lê người tôi trên sàn nhà rồi quẳng tôi ra đường ». Do bị kéo đi, đầu đập vào cầu thang, ông đã phải nhờ đến chăm sóc y tế.
Khoảng ba chục người mặc đồng phục màu đen, có vẻ là thành viên một công ty dịch vụ bảo vệ tư nhân, có các cảnh sát đi kèm, khuya hôm qua đã xuất hiện tại trụ sở tổ chức phi chính phủ Vì Nhân Quyền. Họ khẳng định có lệnh của Tòa Đô chính Matxcơva - chủ sở hữu tòa nhà, đến trục xuất những người thuê. Ông Ponomariev nhấn mạnh là những người này không hề xuất trình giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng thuê.
Vụ cưỡng chế diễn ra trong lúc có khoảng hơn một chục người tại trụ sở, gồm những người ủng hộ tổ chức phi chính phủ này, ông Ponomariev, lãnh tụ đảng đối lập Iabloko là Serguei Mitrokhine. Ông Mitrokhine cũng bị đánh đập trong vụ trục xuất, cho biết có các nhân viên của FSB (cơ quan an ninh liên bang) giám sát vụ cưỡng chế. Lãnh tụ đối lập khẳng định : « Tôi chắc chắn rằng đó là lệnh từ cấp cao nhất, Tòa Đô chính Matxcơva chỉ thi hành mà thôi, và cố tình sử dụng bạo lực ». Ông Serguei Mitrokhine cũng bị thương nhẹ ở chân khi bị quẳng ra cầu thang.
Một viên chức Tòa Đô chính Matxcơva nói rằng hợp đồng thuê đã chấm dứt từ tháng Giêng. Còn ông Vladimir Loukine, báo cáo viên về nhân quyền tại Nga sau khi đến tận nơi đã tố cáo hành động bạo lực của lực lượng an ninh. Ông tuyên bố trên truyền hình : « Các tranh chấp loại này phải được giải quyết tại tòa án ».
Về phía cảnh sát Matxcơva, phát ngôn viên Svetlana Kokotova khẳng định rằng các cảnh sát viên có mặt tại chỗ không hề đánh đập ai cả, họ chỉ hiện diện để can thiệp nếu có diễn biến xấu. Đại sứ Hoa Kỳ tại Matxcơva, ông Michael McFaul đã bày tỏ sự quan ngại : « Lại thêm một ví dụ về tình trạng trấn áp xã hội công dân ».
Các tổ chức phi chính phủ Nga là đối tượng của một chiến dịch kiểm tra, khám xét và thanh tra quy mô, kể từ khi một đạo luật được thông qua vào năm ngoái. Theo đó, các tổ chức này bị coi là « cơ quan nước ngoài » nếu nhận được tài trợ từ ngoại quốc dù chỉ một phần, và nếu các hoạt động được xem là mang tính chính trị.
Khoảng ba chục người mặc đồng phục màu đen, có vẻ là thành viên một công ty dịch vụ bảo vệ tư nhân, có các cảnh sát đi kèm, khuya hôm qua đã xuất hiện tại trụ sở tổ chức phi chính phủ Vì Nhân Quyền. Họ khẳng định có lệnh của Tòa Đô chính Matxcơva - chủ sở hữu tòa nhà, đến trục xuất những người thuê. Ông Ponomariev nhấn mạnh là những người này không hề xuất trình giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng thuê.
Vụ cưỡng chế diễn ra trong lúc có khoảng hơn một chục người tại trụ sở, gồm những người ủng hộ tổ chức phi chính phủ này, ông Ponomariev, lãnh tụ đảng đối lập Iabloko là Serguei Mitrokhine. Ông Mitrokhine cũng bị đánh đập trong vụ trục xuất, cho biết có các nhân viên của FSB (cơ quan an ninh liên bang) giám sát vụ cưỡng chế. Lãnh tụ đối lập khẳng định : « Tôi chắc chắn rằng đó là lệnh từ cấp cao nhất, Tòa Đô chính Matxcơva chỉ thi hành mà thôi, và cố tình sử dụng bạo lực ». Ông Serguei Mitrokhine cũng bị thương nhẹ ở chân khi bị quẳng ra cầu thang.
Một viên chức Tòa Đô chính Matxcơva nói rằng hợp đồng thuê đã chấm dứt từ tháng Giêng. Còn ông Vladimir Loukine, báo cáo viên về nhân quyền tại Nga sau khi đến tận nơi đã tố cáo hành động bạo lực của lực lượng an ninh. Ông tuyên bố trên truyền hình : « Các tranh chấp loại này phải được giải quyết tại tòa án ».
Về phía cảnh sát Matxcơva, phát ngôn viên Svetlana Kokotova khẳng định rằng các cảnh sát viên có mặt tại chỗ không hề đánh đập ai cả, họ chỉ hiện diện để can thiệp nếu có diễn biến xấu. Đại sứ Hoa Kỳ tại Matxcơva, ông Michael McFaul đã bày tỏ sự quan ngại : « Lại thêm một ví dụ về tình trạng trấn áp xã hội công dân ».
Các tổ chức phi chính phủ Nga là đối tượng của một chiến dịch kiểm tra, khám xét và thanh tra quy mô, kể từ khi một đạo luật được thông qua vào năm ngoái. Theo đó, các tổ chức này bị coi là « cơ quan nước ngoài » nếu nhận được tài trợ từ ngoại quốc dù chỉ một phần, và nếu các hoạt động được xem là mang tính chính trị.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.