Bài đăng : Thứ sáu 07 Tháng Sáu 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 07 Tháng Sáu 2013
Ông Trần
Quang Phú, anh của luật sư khiếm thị nổi tiếng Trần Quang Thành đang tị
nạn tại Mỹ, hôm nay 07/06/2013 thông báo đã được chính quyền Trung Quốc
cấp hộ chiếu. Thông tin này được đưa ra vào lúc Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama sắp gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Từ lâu ông Trần Quang Phú (Chen Guangfu) đã phải chịu đựng
những vụ quấy nhiễu, hạch sách của chính quyền Trung Quốc. Ông cho AFP
biết, ông và mẹ là bà Vương Kim Tường (Wang Jinxiang) đã nhận được tấm
hộ chiếu quý giá qua đường bưu điện sau khi đã nộp đơn từ hồi tháng
Giêng, không một lời giải thích vì sao đến nay mới cấp. Trần Quang Phú
thổ lộ, gia đình ông có ý định đến Đài Loan vào cuối tháng này để gặp gỡ
ông Trần Quang Thành.
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu « chính quyền Trung Quốc chấm dứt việc sách nhiễu gia đình Trần Quang Thành ». Ngoại trưởng John Kerry cũng gởi văn bản bày tỏ sự quan ngại của ông với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Xin nhắc lại, tháng 4/2012 nhà ly khai Trần Quang Thành đã trốn thoát được khỏi ngôi làng ở Sơn Đông - nơi ông bị quản thúc tại gia, cho dù bị hàng mấy chục người canh gác ngày đêm, đến trú ẩn tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Vụ đào thoát ngoạn mục này diễn ra vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton thăm Trung Quốc, đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Trung. Cuối cùng ông được phép rời Trung Quốc để đến New York vào ngày 19/05/2012.
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu « chính quyền Trung Quốc chấm dứt việc sách nhiễu gia đình Trần Quang Thành ». Ngoại trưởng John Kerry cũng gởi văn bản bày tỏ sự quan ngại của ông với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Xin nhắc lại, tháng 4/2012 nhà ly khai Trần Quang Thành đã trốn thoát được khỏi ngôi làng ở Sơn Đông - nơi ông bị quản thúc tại gia, cho dù bị hàng mấy chục người canh gác ngày đêm, đến trú ẩn tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Vụ đào thoát ngoạn mục này diễn ra vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton thăm Trung Quốc, đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Trung. Cuối cùng ông được phép rời Trung Quốc để đến New York vào ngày 19/05/2012.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.