Bài đăng : Thứ tư 19 Tháng Sáu 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 19 Tháng Sáu 2013
Châu Phi
sẽ bị thiếu lương thực, châu Á bị lụt lội, đó là cảnh báo của Ngân hàng
Thế giới hôm nay 19/06/2013, do khí hậu trên trái đất sẽ tăng lên 2°C
từ nay đến năm 2040, và tình hình này sẽ ảnh hưởng nỗ lực xóa đói giảm
nghèo trên toàn cầu. Châu Phi và Đông Nam Á sẽ bị thiệt hại nhiều nhất.
Trong phần mở đầu của bản báo cáo, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nhận định : « Nếu
thế giới nóng lên 2°C, điều này có thể xẩy ra từ 20 đến 30 năm tới, thì
hậu quả sẽ là thực phẩm bị thiếu thốn rất nhiều, xảy ra những đợt nóng
chưa từng thấy và các cơn bão dữ dội hơn ».
Định chế quốc tế vốn đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề khí hậu vào tháng 11/2012, cũng bày tỏ sự quan ngại về khả năng của cộng đồng quốc tế kìm hãm hiện tượng hâm nóng khí hậu, trong khi hiện nay, nhiệt độ hành tinh chúng ta đã tăng lên 0,8°C. Bản báo cáo dự báo : « Các nhiệt độ khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến các vụ thu hoạch lúa, lúa mì, bắp và các loại nông sản quan trọng khác, đe dọa đến an ninh lương thực của các nước nghèo ».
Ông Jim Yong Kim nhấn mạnh : « Châu Phi và Đông Nam Á sẽ là những nạn nhân đầu tiên ». Khi nhiệt độ tăng lên 2°C, tổng lượng nông sản của lục địa đen sẽ bị giảm đi 10% từ nay đến 2050, và khoảng 40% đất trồng bắp sẽ không sử dụng được trong thập niên 2030. Tỉ lệ dân số bị suy dinh dưỡng từ 25% có nguy cơ tăng lên đến 90% tùy theo từng nước.
Các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á cũng bị đe dọa “khủng hoảng nghiêm trọng”. Các trận lụt lớn như trận đã làm ảnh hưởng 20 triệu người Pakistan năm 2010 sẽ trở nên phổ biến. Ấn Độ có thể bị hạn hán dữ dội, mực nước dâng lên tại Đông Nam Á kèm theo bão tố có khả năng làm cho phần lớn Bangkok bị lụt lội trong những năm 2030.
Ngân hàng Thế giới cho rằng « cần có một sức bật mới », trong bối cảnh tiến trình thương lượng về hồ sơ khí hậu của trên 190 nước khởi đầu từ năm 1995 chỉ mang lại những kết quả hạn chế, và sẽ không bắt đầu lại trước năm 2015. Nếu không hành động gì, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 4°C từ nay đến 2080.
Mục tiêu vừa được Ngân hàng Thế giới đưa ra là chấm dứt tình trạng cực nghèo từ đây đến năm 2030, như vậy có nguy cơ không đạt được vì « hiện tượng biến đổi khí hậu là mối đe dọa chủ yếu cho phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ».
Định chế quốc tế trong vòng một năm qua đã tăng gấp đôi việc tài trợ cho các nước để giúp thích ứng với hiện tượng thay đổi khí hậu, nay nhìn nhận là cần có sự « thay đổi triệt để », bằng cách chấm dứt việc hỗ trợ các dự án có thể thải nhiều khí CO2. Tổ chức phi chính phủ Greenpeace cũng cho rằng : « Ngân hàng Thế giới cần ngưng tài trợ các dự án năng lượng hóa thạch, hướng về năng lượng tái tạo và hiệu năng ».
Ngân hàng Thế giới thật ra cũng khó xoay sở vì song song đó đã ấn định mục tiêu từ nay đến 2030 mang ánh sáng đến cho 1,2 tỉ người hiện chưa có điện. Phó chủ tịch định chế này, Rachel Kyte, hôm qua cho biết sẽ tiếp tục tài trợ các dự án nhà máy điện chạy bằng than đá « trong các trường hợp rất hiếm hoi » và tại các quốc gia không có chọn lựa nào khác.
Định chế quốc tế vốn đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề khí hậu vào tháng 11/2012, cũng bày tỏ sự quan ngại về khả năng của cộng đồng quốc tế kìm hãm hiện tượng hâm nóng khí hậu, trong khi hiện nay, nhiệt độ hành tinh chúng ta đã tăng lên 0,8°C. Bản báo cáo dự báo : « Các nhiệt độ khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến các vụ thu hoạch lúa, lúa mì, bắp và các loại nông sản quan trọng khác, đe dọa đến an ninh lương thực của các nước nghèo ».
Ông Jim Yong Kim nhấn mạnh : « Châu Phi và Đông Nam Á sẽ là những nạn nhân đầu tiên ». Khi nhiệt độ tăng lên 2°C, tổng lượng nông sản của lục địa đen sẽ bị giảm đi 10% từ nay đến 2050, và khoảng 40% đất trồng bắp sẽ không sử dụng được trong thập niên 2030. Tỉ lệ dân số bị suy dinh dưỡng từ 25% có nguy cơ tăng lên đến 90% tùy theo từng nước.
Các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á cũng bị đe dọa “khủng hoảng nghiêm trọng”. Các trận lụt lớn như trận đã làm ảnh hưởng 20 triệu người Pakistan năm 2010 sẽ trở nên phổ biến. Ấn Độ có thể bị hạn hán dữ dội, mực nước dâng lên tại Đông Nam Á kèm theo bão tố có khả năng làm cho phần lớn Bangkok bị lụt lội trong những năm 2030.
Ngân hàng Thế giới cho rằng « cần có một sức bật mới », trong bối cảnh tiến trình thương lượng về hồ sơ khí hậu của trên 190 nước khởi đầu từ năm 1995 chỉ mang lại những kết quả hạn chế, và sẽ không bắt đầu lại trước năm 2015. Nếu không hành động gì, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 4°C từ nay đến 2080.
Mục tiêu vừa được Ngân hàng Thế giới đưa ra là chấm dứt tình trạng cực nghèo từ đây đến năm 2030, như vậy có nguy cơ không đạt được vì « hiện tượng biến đổi khí hậu là mối đe dọa chủ yếu cho phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ».
Định chế quốc tế trong vòng một năm qua đã tăng gấp đôi việc tài trợ cho các nước để giúp thích ứng với hiện tượng thay đổi khí hậu, nay nhìn nhận là cần có sự « thay đổi triệt để », bằng cách chấm dứt việc hỗ trợ các dự án có thể thải nhiều khí CO2. Tổ chức phi chính phủ Greenpeace cũng cho rằng : « Ngân hàng Thế giới cần ngưng tài trợ các dự án năng lượng hóa thạch, hướng về năng lượng tái tạo và hiệu năng ».
Ngân hàng Thế giới thật ra cũng khó xoay sở vì song song đó đã ấn định mục tiêu từ nay đến 2030 mang ánh sáng đến cho 1,2 tỉ người hiện chưa có điện. Phó chủ tịch định chế này, Rachel Kyte, hôm qua cho biết sẽ tiếp tục tài trợ các dự án nhà máy điện chạy bằng than đá « trong các trường hợp rất hiếm hoi » và tại các quốc gia không có chọn lựa nào khác.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.