Bài đăng : Thứ năm 13 Tháng Sáu 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 14 Tháng Sáu 2013
Với các vụ bắt giữ và trục xuất, Ghana hiện đang nhắm vào những người Trung Quốc đến khai thác lậu các mỏ vàng của nước mình.
Nhưng sự đổ xô khai thác vàng bất hợp pháp dường như khó thể thực sự
chặn đứng, khi các đường biên giới có nhiều kẽ hở và các viên chức thì
tham nhũng. Những người thợ mỏ Trung Quốc thì tố cáo bạo lực tại Ghana
và sự thờ ơ của chính quyền Bắc Kinh.
Ghana, quốc gia xuất khẩu vàng đứng thứ nhì tại lục địa châu
Phi - chỉ sau Nam Phi, và là vùng đất ổn định của Tây Phi, đang phải đối
phó với đợt sóng khổng lồ những người từ nước ngoài đến đây khai thác
các mỏ vàng nhỏ một cách bất hợp pháp.
Chỉ riêng hôm 01/06/2013, đã có 168 người đã bị bắt giữ tại nhiều khu vực khác nhau, một tháng sau khi Tổng thống John Dramani Mahama tung ra một chiến dịch quy mô chống lại nạn đào vàng bất hợp pháp, đặc biệt là tại vùng Ashanti ở miền trung. Hầu hết những người bị bắt là người Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ghana thông báo sẽ tạo điều kiện hồi hương những công dân có dính líu vào việc khai thác lậu các mỏ vàng, và hơn 200 người đã tự động đến trình diện – theo ông Francis Palmdeti, phát ngôn viên cơ quan nhập cư Ghana. Một cán bộ tòa đại sứ Trung Quốc ở Accra là Yu Jie đảm bảo rằng công dân nước mình sẽ rời các khu vực khai thác vàng tại Ghana. Còn về tổng số người Trung Quốc có liên quan đến việc đào vàng lậu, ông ta nói rằng không có khả năng ước lượng.
Những năm gần đây, nhiều người Trung Quốc đổ xô đến Ghana, đất nước có 27 triệu dân ở châu Phi. Không chỉ là nước xuất khẩu vàng quan trọng, Ghana còn có công nghiệp dầu lửa mới khai sinh, bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2010. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec cũng vừa mới giành được quyền thực hiện một dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống khí đốt.
Giấc mộng đổi đời nhờ vàng
Nhưng về phía thợ mỏ, hàng ngàn người Trung Quốc nghèo khổ, ra đi với giấc mộng làm giàu tại các mỏ vàng ở Tây Phi, ngày nay cảm thấy giấc mơ của họ đã vỡ tan tành sau các đợt bắt bớ kèm theo bạo lực, và theo họ, thì đôi khi còn gây chết người.
Tuần này, thân nhân của Zhuo Haohe đã chôn cất bình đựng tro thiêu của ông trên một cánh đồng gần nhà, tại tổng Thượng Lâm (Shanglin). Con trai ông đã mang về từ Ghana chiếc bình đựng tro cốt của người cha, trong số hành lý. Theo anh thì Haohe đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của các băng nhóm vũ trang.
« Chúng tôi đã giúp đỡ người dân tại chỗ làm giàu, và một khi đã trở nên giàu có, họ lại đi mua vũ khí để cướp bóc chúng tôi ». Zhang Guofeng, anh vợ của người quá cố, bắt chước cử chỉ một người bóp cò súng, đã lên án như trên.
Sự kém may mắn của những thợ mỏ Shanglin tiêu biểu cho sự căng thẳng ngày càng cao, do làn sóng người đông đảo lao động Trung Quốc tại châu Phi tạo ra. Trong khi đó tại Trung Quốc, dân chúng đòi hỏi phải công dân phải được bảo vệ tốt hơn ở nước ngoài.
Với những ngôi nhà nhỏ bé lợp ngói trắng, tổng Thượng Lâm ở Quảng Tây thuộc miền tây nam, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, cách xa những tòa nhà chọc trời của các thành phố lớn. Những người đàn ông ở đây trở thành thợ mỏ kinh nghiệm tại những miền lạnh giá ở đông bắc Trung Quốc, được mở cửa cho thăm dò trong thập niên 90.
Cách đây hơn một chục năm, nhiều người đã ra đi tìm cơ hội tại Ghana, nơi mà một số người đã trở nên giàu có nhờ các hầm mỏ nhỏ tại những khu vực mà các tập đoàn phương Tây không quan tâm. Khi quay về Trung Quốc, họ đã mua những chiếc xe hơi nhập ngoại và những ngôi nhà xinh đẹp.
Thế là sau đó một làn sóng nhập cư ồ ạt đã dấy lên : theo ước lượng của chính quyền địa phương, trên 10.000 dân làng Shanglin đã lên đường đi Ghana, quốc gia có sản lượng vàng đứng thứ nhì tại châu Phi. Zhang khẳng định : « Trước khi đi Ghana, chúng tôi chỉ vừa đủ khả năng để lo được một bữa ăn thực sự trong ngày ».
Bối cảnh ban đầu có vẻ thuận lợi, vì Trung Quốc đầu tư hàng loạt trên toàn bộ lục địa châu Phi, để chinh phục các thị trường mới và chiếm được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những người thợ mỏ ở Thượng Lâm thuộc về một cộng đồng nhỏ gồm những tiểu chủ, thương nhân và nông dân Trung Quốc đến châu Phi theo những hợp đồng lớn của Nhà nước, nhưng đôi khi họ bị lên án là bóc lột và trả lương thấp. Hơn 150 thợ mỏ đã bị bắt tại Ghana vì làm việc bất hợp pháp trong các mỏ - theo như Accra. Luật pháp Ghana cấm tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại các hầm mỏ.
Bắc Kinh kiểm duyệt thông tin
Nhưng tại Thượng Lâm, các thân nhân những lao động nhập cư nói rằng người Trung Quốc là mục tiêu của bạo động. Họ càng cay đắng hơn khi cả Ghana lẫn Trung Quốc đều không xác nhận những vụ thiệt mạng. Theo họ, những người mặc quân phục đã tham gia các vụ bạo động. Zeng Guanqiang, trở về từ Ghana hồi tháng Năm cho biết : « Trước đây họ cướp bằng súng săn, nay thì họ sử dụng AK-47 ». Các cựu thợ mỏ thì khẳng định họ không làm việc bất hợp pháp mà có sự đồng ý của các chủ nhân ở địa phương, thường là những thủ lãnh bộ tộc.
Hàng ngàn người Trung Quốc đã phải trốn vào rừng và trên các đồi núi xung quanh để tránh bị trục xuất. Người dân cho rằng Bắc Kinh không ý thức được hết sự nguy hiểm của tình hình. Dân làng trưng ra những tấm ảnh mà thân nhân của họ ở Ghana chụp bằng điện thoại di động. Trong ảnh là những người lao động Trung Quốc trong các xà-lim, hay các thợ mỏ chui rúc trong những căn lều tồi tàn ở miền quê.
Zhuo Shengwen, 20 tuổi, là cháu của người quá cố. Anh đã đăng những tấm ảnh này lên các mạng xã hội, và đã được tải về hơn một triệu lần. Anh nói : « Chúng tôi muốn sử dụng internet để lôi kéo sự chú ý ».
Đại sứ quán Trung Quốc hôm Chủ nhật loan báo trên trang mạng của mình là 190 công dân bị bắt sẽ được trả tự do và hồi hương. Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông được lệnh không công bố con số ước tính về số người bị bắt giữ. Một nhà báo Trung Quốc giấu tên cho AFP biết về việc kiểm duyệt : « Chính quyền ra lệnh cho các tổng biên tập phải đăng theo thông tin của Tân Hoa Xã. Có rất nhiều chi tiết mà chúng tôi không được phép đưa vào ».
Khó diệt được nạn đào vàng lậu vì tham nhũng
Tháng vừa rồi, các nhân viên một lực lượng đặc biệt phối hợp giữa cảnh sát, cơ quan nhập cư và cơ quan an ninh quốc gia Ghana đã bố ráp các mỏ vàng để truy lùng những người khai thác vàng lậu, mà chính quyền cáo buộc đã làm ô nhiễm các dòng sông và làm cho môi trường bị xuống cấp.
Nhà phân tích tài chính Sydney Casely-Hayford khẳng định, sự trấn áp không thể chặn đứng được việc khai thác vàng lậu, vì nhiều lãnh đạo địa phương ở Ghana thông đồng với các doanh nhân. Tương tự, Vladimir Antwi-Danso, giám đốc Trung tâm Legon về Ngoại thương và Ngoại giao cho rằng, thực chất vấn đề là nạn tham nhũng của các viên chức địa phương đã giúp cho các mỏ vàng lậu sinh sôi nảy nở tại Ghana.
Chỉ riêng hôm 01/06/2013, đã có 168 người đã bị bắt giữ tại nhiều khu vực khác nhau, một tháng sau khi Tổng thống John Dramani Mahama tung ra một chiến dịch quy mô chống lại nạn đào vàng bất hợp pháp, đặc biệt là tại vùng Ashanti ở miền trung. Hầu hết những người bị bắt là người Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ghana thông báo sẽ tạo điều kiện hồi hương những công dân có dính líu vào việc khai thác lậu các mỏ vàng, và hơn 200 người đã tự động đến trình diện – theo ông Francis Palmdeti, phát ngôn viên cơ quan nhập cư Ghana. Một cán bộ tòa đại sứ Trung Quốc ở Accra là Yu Jie đảm bảo rằng công dân nước mình sẽ rời các khu vực khai thác vàng tại Ghana. Còn về tổng số người Trung Quốc có liên quan đến việc đào vàng lậu, ông ta nói rằng không có khả năng ước lượng.
Những năm gần đây, nhiều người Trung Quốc đổ xô đến Ghana, đất nước có 27 triệu dân ở châu Phi. Không chỉ là nước xuất khẩu vàng quan trọng, Ghana còn có công nghiệp dầu lửa mới khai sinh, bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2010. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec cũng vừa mới giành được quyền thực hiện một dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống khí đốt.
Giấc mộng đổi đời nhờ vàng
Nhưng về phía thợ mỏ, hàng ngàn người Trung Quốc nghèo khổ, ra đi với giấc mộng làm giàu tại các mỏ vàng ở Tây Phi, ngày nay cảm thấy giấc mơ của họ đã vỡ tan tành sau các đợt bắt bớ kèm theo bạo lực, và theo họ, thì đôi khi còn gây chết người.
Tuần này, thân nhân của Zhuo Haohe đã chôn cất bình đựng tro thiêu của ông trên một cánh đồng gần nhà, tại tổng Thượng Lâm (Shanglin). Con trai ông đã mang về từ Ghana chiếc bình đựng tro cốt của người cha, trong số hành lý. Theo anh thì Haohe đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của các băng nhóm vũ trang.
« Chúng tôi đã giúp đỡ người dân tại chỗ làm giàu, và một khi đã trở nên giàu có, họ lại đi mua vũ khí để cướp bóc chúng tôi ». Zhang Guofeng, anh vợ của người quá cố, bắt chước cử chỉ một người bóp cò súng, đã lên án như trên.
Sự kém may mắn của những thợ mỏ Shanglin tiêu biểu cho sự căng thẳng ngày càng cao, do làn sóng người đông đảo lao động Trung Quốc tại châu Phi tạo ra. Trong khi đó tại Trung Quốc, dân chúng đòi hỏi phải công dân phải được bảo vệ tốt hơn ở nước ngoài.
Với những ngôi nhà nhỏ bé lợp ngói trắng, tổng Thượng Lâm ở Quảng Tây thuộc miền tây nam, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, cách xa những tòa nhà chọc trời của các thành phố lớn. Những người đàn ông ở đây trở thành thợ mỏ kinh nghiệm tại những miền lạnh giá ở đông bắc Trung Quốc, được mở cửa cho thăm dò trong thập niên 90.
Cách đây hơn một chục năm, nhiều người đã ra đi tìm cơ hội tại Ghana, nơi mà một số người đã trở nên giàu có nhờ các hầm mỏ nhỏ tại những khu vực mà các tập đoàn phương Tây không quan tâm. Khi quay về Trung Quốc, họ đã mua những chiếc xe hơi nhập ngoại và những ngôi nhà xinh đẹp.
Thế là sau đó một làn sóng nhập cư ồ ạt đã dấy lên : theo ước lượng của chính quyền địa phương, trên 10.000 dân làng Shanglin đã lên đường đi Ghana, quốc gia có sản lượng vàng đứng thứ nhì tại châu Phi. Zhang khẳng định : « Trước khi đi Ghana, chúng tôi chỉ vừa đủ khả năng để lo được một bữa ăn thực sự trong ngày ».
Bối cảnh ban đầu có vẻ thuận lợi, vì Trung Quốc đầu tư hàng loạt trên toàn bộ lục địa châu Phi, để chinh phục các thị trường mới và chiếm được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những người thợ mỏ ở Thượng Lâm thuộc về một cộng đồng nhỏ gồm những tiểu chủ, thương nhân và nông dân Trung Quốc đến châu Phi theo những hợp đồng lớn của Nhà nước, nhưng đôi khi họ bị lên án là bóc lột và trả lương thấp. Hơn 150 thợ mỏ đã bị bắt tại Ghana vì làm việc bất hợp pháp trong các mỏ - theo như Accra. Luật pháp Ghana cấm tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại các hầm mỏ.
Bắc Kinh kiểm duyệt thông tin
Nhưng tại Thượng Lâm, các thân nhân những lao động nhập cư nói rằng người Trung Quốc là mục tiêu của bạo động. Họ càng cay đắng hơn khi cả Ghana lẫn Trung Quốc đều không xác nhận những vụ thiệt mạng. Theo họ, những người mặc quân phục đã tham gia các vụ bạo động. Zeng Guanqiang, trở về từ Ghana hồi tháng Năm cho biết : « Trước đây họ cướp bằng súng săn, nay thì họ sử dụng AK-47 ». Các cựu thợ mỏ thì khẳng định họ không làm việc bất hợp pháp mà có sự đồng ý của các chủ nhân ở địa phương, thường là những thủ lãnh bộ tộc.
Hàng ngàn người Trung Quốc đã phải trốn vào rừng và trên các đồi núi xung quanh để tránh bị trục xuất. Người dân cho rằng Bắc Kinh không ý thức được hết sự nguy hiểm của tình hình. Dân làng trưng ra những tấm ảnh mà thân nhân của họ ở Ghana chụp bằng điện thoại di động. Trong ảnh là những người lao động Trung Quốc trong các xà-lim, hay các thợ mỏ chui rúc trong những căn lều tồi tàn ở miền quê.
Zhuo Shengwen, 20 tuổi, là cháu của người quá cố. Anh đã đăng những tấm ảnh này lên các mạng xã hội, và đã được tải về hơn một triệu lần. Anh nói : « Chúng tôi muốn sử dụng internet để lôi kéo sự chú ý ».
Đại sứ quán Trung Quốc hôm Chủ nhật loan báo trên trang mạng của mình là 190 công dân bị bắt sẽ được trả tự do và hồi hương. Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông được lệnh không công bố con số ước tính về số người bị bắt giữ. Một nhà báo Trung Quốc giấu tên cho AFP biết về việc kiểm duyệt : « Chính quyền ra lệnh cho các tổng biên tập phải đăng theo thông tin của Tân Hoa Xã. Có rất nhiều chi tiết mà chúng tôi không được phép đưa vào ».
Khó diệt được nạn đào vàng lậu vì tham nhũng
Tháng vừa rồi, các nhân viên một lực lượng đặc biệt phối hợp giữa cảnh sát, cơ quan nhập cư và cơ quan an ninh quốc gia Ghana đã bố ráp các mỏ vàng để truy lùng những người khai thác vàng lậu, mà chính quyền cáo buộc đã làm ô nhiễm các dòng sông và làm cho môi trường bị xuống cấp.
Nhà phân tích tài chính Sydney Casely-Hayford khẳng định, sự trấn áp không thể chặn đứng được việc khai thác vàng lậu, vì nhiều lãnh đạo địa phương ở Ghana thông đồng với các doanh nhân. Tương tự, Vladimir Antwi-Danso, giám đốc Trung tâm Legon về Ngoại thương và Ngoại giao cho rằng, thực chất vấn đề là nạn tham nhũng của các viên chức địa phương đã giúp cho các mỏ vàng lậu sinh sôi nảy nở tại Ghana.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.