Bài đăng : Chủ nhật 24 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 24 Tháng Sáu 2012
Như
chúng ta đã biết, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó
khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngay lập tức Trung Quốc đã kịch liệt phản đối, triệu đại sứ Việt Nam ở
Bắc Kinh lên để kháng nghị, đồng thời nâng cấp hành chính vùng quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc vụ viện tức Quốc hội Trung Quốc cũng đòi hỏi
Quốc hội Việt Nam phải « sửa đổi ».
Việc Luật Biển được thông qua với số phiếu áp đảo đã được người
dân Việt Nam, đặc biệt là các nhân sĩ trí thức đón nhận như thế nào ?
Chúng tôi đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông có nhận xét như thế nào về việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Chúng tôi rất hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó có điều khoản xác định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý để cho nhân dân Việt Nam đấu tranh, cũng như khẳng định với thế giới chủ quyền Việt Nam trong các vùng biển đảo mà Trung Quốc hiện nay đang ngày càng tìm cách để khẳng định là của họ, bất kể luật pháp quốc tế. Nghị quyết của Quốc hội tạo cái khung pháp lý để mình đấu tranh trong nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.
Theo tôi đây là hơi chậm, bởi vì tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như việc Trung Quốc khẳng định đường lưỡi bò hình chữ U, đáng lẽ mình phải có phản ứng nhanh. Nhưng dù sao chậm còn hơn không.
Bên cạnh đó chúng tôi phản đối thái độ xấc láo, trịch thượng của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết về Luật Biển. Mà có thể nói họ phản ứng rất nhanh. Và họ trịch thượng ở chỗ là họ triệu tập đại sứ của mình đến để phản đối. Trong khi đó thì họ bách hại ngư dân mình, họ có những hành động ngăn cản các tàu khai thác dầu khí của mình, thì mình lại không triệu tập đại sứ của họ !
Tôi cho đây là một quan hệ không bình đẳng. Tôi chưa thấy lần nào Việt Nam triệu tập đại sứ Trung Quốc đến. Trong khi đó mình vừa ra Luật Biển là họ đã triệu tập đại sứ của mình, và ngay lập tức họ nâng cấp lên thành một đơn vị hành chính cao hơn ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Luật Biển thì Quốc hội đã thông qua, nhưng vấn đề ở đây là tôi nghĩ chúng ta phải có biện pháp thực hiện luật đó như thế nào, để bảo vệ vùng biển, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chứ còn nếu có luật rồi mà vẫn cứ để ngư dân bị bách hại như vậy thì không được. Tôi đề nghị chính phủ Việt Nam phải có những biện pháp kiên quyết hơn nữa.
RFI : Thưa, có được Luật Biển thì dù sao Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để đấu tranh về lãnh hải trên Biển Đông ?
Nhưng một điều mà chúng tôi rất quan ngại, không phải chỉ là vấn đề Biển Đông. Tôi không hiểu việc quản lý nhà nước của mình ra sao mà lại để cho người Trung Quốc bây giờ - dùng chữ tràn ngập thì hơi quá -nhưng mà ở đâu cũng có người Trung Quốc. Vừa rồi phát hiện ở Cam Ranh, ở Vũng Rô, còn cách đây hai ba năm thì vấn đề cho thuê đất rừng ở các vùng xung yếu, rồi vấn đề bauxite Tây nguyên…Tức là những vùng chiến lược quan trọng cũng có mặt người Trung Quốc. Mà như vậy không biết bao nhiêu là lực lượng dân sự, bao nhiêu là lực lượng quân sự. Rồi đến tận mũi Cà Mau bây giờ cũng có họ.
Đó là chưa nói về vấn đề họ xâm nhập vào lãnh vực kinh tế, và họ sẽ có những cách để phá hoại nền kinh tế của chúng ta. Mà bằng chứng là bây giờ họ rải người đi khắp nơi thu mua nông sản, hải sản ; họ làm giá, rồi cuối cùng không mua nữa làm cho nông dân chúng ta bị điêu đứng. Thì tôi nghĩ là phải thấy âm mưu rất là thâm độc của Trung Quốc. Đó là chưa nói còn có khả năng lũng đoạn về mặt chính trị, qua tiền bạc.
Ví dụ vấn đề cho thuê đất rừng, rồi vấn đề những bè cá ở Vũng Rô hay ở Cam Ranh. Tại sao lại lọt lưới những việc đó ? Tôi nghĩ là họ dùng tiền để mua chuộc một số cấp chính quyền của mình, để cho họ làm những việc đó. Có thể nói việc lũng đoạn về mặt chính trị rất là nguy hiểm.
Một Nhà nước quản lý từ trung ương đến địa phương mà lại mất cảnh giác đối với Trung Quốc, để cho họ đi vào lãnh thổ Việt Nam một cách dễ dàng như thế. Nói như anh Hồ Ngọc Nhuận vừa rồi là nếu không có chủ trương thì làm sao lại để như vậy. Và nếu cấp chính quyền nào, kể cả chính quyền trung ương mà để vậy thì phải bị kỷ luật. Bởi vì vấn đề ở đây không đơn thuần là kinh tế nữa mà là vấn đề an ninh quốc gia.
Thành ra chúng ta nếu chỉ bảo vệ Biển Đông không thôi, trong khi ở nội địa người Trung Quốc lũng đoạn trong nhiều lãnh vực như vậy mà ta không có biện pháp ngăn chặn, về mặt chính trị, kinh tế, kể cả y tế. Báo chí hiện nay đang đặt vấn đề các phòng mạch của các ông gọi là « thầy thuốc » Trung Quốc, các phòng khám bệnh lậu. Như vậy là họ thâm nhập rất sâu, trong rất nhiều lãnh vực rồi.
Bây giờ chúng ta đã thấy cái nguy hiểm đó rồi, thì đề nghị chính phủ phải kiên quyết nắm lại tình hình, và phải đưa những người Trung Quốc mà đi vào Việt Nam bất hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc gọi là « hợp pháp » thì chúng ta cũng phải xem xét lại có phải thật sự là hợp pháp hay không.
Tình hình hiện nay tôi cho là rất nghiêm trọng rồi, nhiều người dân rất quan tâm. Dân thì rất lo lắng, nhưng tại sao lãnh đạo lại không thấy việc đó thì tôi hơi ngạc nhiên. Có cái gì khuất tất trong này. Tôi thấy bên cạnh việc ra Luật Biển còn phải có những biện pháp đối phó với Trung Quốc một cách toàn diện, chứ không thể lơ là, để cho họ khuynh loát.
RFI : Nhưng chỉ mới vừa ra Luật Biển thôi mà Trung Quốc đã phản ứng dữ dội như vậy. Nếu thực sự áp dụng trong thực tiễn, liệu Trung Quốc sẽ có những hành xử mạnh mẽ hơn, bất lợi cho Việt Nam ?
Tôi cho rằng bản chất của chính quyền Bắc Kinh là bành trướng, thành ra họ bỏ vòi ra không chỉ ở Biển Đông, mà ở châu Phi rồi nhiều nơi khác nữa. Cái phản ứng đó tôi cho là mình cũng thấy trước được, vì vậy chúng ta không sợ phản ứng đó. Vấn đề là chúng ta phải sẵn sàng đối phó lại.
Trước đây cha ông ta đánh thắng quân Nguyên, quân Thanh là trong hoàn cảnh có thể nói về mặt quốc tế là không có ai ủng hộ chúng ta cả, mà chúng ta đánh thắng một đội quân hùng như vậy là dựa vào nội lực của dân tộc. Trong khi đó tình hình quốc tế bây giờ rất là thuận lợi.
Có thể nói là gần như Trung Quốc hiện nay đang bị bao vây, bởi các nước ở Đông Nam Á, ở Nam Á. Ví dụ Úc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, đó là chưa nói đến sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á gần đây, và việc Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta thăm Cam Ranh, Việt Nam. Mà điểm đầu tiên đến là Cam Ranh thì cũng có một ý nghĩa nhất định.
Chúng ta không chủ trương dựa vào nước này để chống lại nước khác, nhưng dựa vào sức mạnh của quốc tế hiện nay, để bảo vệ những quyền và quyền lợi chính đáng của đất nước chúng ta. Để chống lại bất cứ ai có ý đồ xâm lược, có ý đồ bành trướng lên đất nước chúng ta.
Ngoài ra trong nước qua việc biểu quyết Luật Biển thì thấy gần như là đa số áp đảo, chỉ có một người là chống thôi ! Như vậy chứng tỏ ý chí và nguyện vọng của người dân Việt Nam là chống lại những hành động bành trướng của Trung Quốc. Và việc Quốc hội ra Luật Biển cũng là thể hiện được phần nào nguyện vọng của dân.
Do đó nếu Quốc hội đã ra Luật Biển với điều khoản là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc Việt Nam, thì cớ gì hiện nay ví dụ Trung Quốc nâng cấp thành cấp hành chính cao hơn thì tại sao chúng ta lại không để dân biểu tình phản đối. Phản đối việc làm đó của Trung Quốc, và phản đối cái thái độ trịch thượng của họ. Tại sao dân Philippines đi biểu tình được mà dân ta thì không được ?
Chính phủ phải suy nghĩ lại về việc này. Biểu tình vì động cơ chính đáng, động cơ yêu nước thì cứ để cho người dân người ta biểu tình. Nhất là đối với Trung Quốc, phải kết hợp giữa sức mạnh quốc tế với sức mạnh của lòng dân, sức mạnh nội lực của Việt Nam, thì chúng ta không sợ gì cả.
RFI : Không chỉ thái độ hung hăng của Trung Quốc, việc tăng cường quân sự làm cho thế giới e dè, mà bản thân Trung Quốc cũng có những vấn đề nội tại…
Thật ra bản thân nội bộ Trung Quốc cũng có lắm vấn đề. Nhân dân Trung Quốc khắp nơi cũng đang nổi dậy, rồi vấn đề Tân Cương, vấn đề Tây Tạng…Thành ra nói vậy chứ Trung Quốc không phải là mạnh đâu, mà bản thân họ cũng có những điểm yếu của họ, không thể nào tự tung tự tác được.
Tôi nghĩ khi mình có một quyết định đúng đắn nào đó, mà đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối thế này thế kia, chúng ta không ngại điều đó. Mà chúng ta chỉ ngại rằng Nhà nước chúng ta liệu có đủ bản lĩnh, có đủ dũng khí để mà đương đầu với Trung Quốc, những khi họ xâm phạm những quyền và lợi ích chính đáng của đất nước chúng ta, thông qua việc xâm phạm vùng biển, hải đảo của chúng ta, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Ý kiến cuối cùng của tôi là trước tình hình như vậy - với tư cách đảng viên, tôi đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam, và với tư cách công dân, tôi đề nghị chính phủ Việt Nam - phải đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết ! Không vì lợi ích của phe nhóm hoặc lợi ích riêng của một ai, mà để cho tình hình xấu đi, để cho những hiện tượng vi phạm an ninh quốc gia như chúng tôi đã nói ở trên ngày càng nghiêm trọng thêm. Nó đe dọa sự tồn vong của đất nước.
Vì vậy tôi nghĩ là người Việt Nam hiện nay phải dồn tất cả mọi nỗ lực, tất cả nghị lực của toàn dân tộc lên trận tuyến chiến đấu chống nghèo nàn, trận tuyến chống tham nhũng, bất công, và trận tuyến chiến đấu chống bành trướng xâm lược của Trung Quốc. Như vậy mới tạo thành sức mạnh của toàn dân tộc để thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay, đối với tình hình kinh tế cũng như an ninh quốc gia đang có những diễn biến hết sức đáng lo ngại, hết sức là nghiêm trọng.
RFI : Xin rất cám ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Chúng tôi rất hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó có điều khoản xác định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý để cho nhân dân Việt Nam đấu tranh, cũng như khẳng định với thế giới chủ quyền Việt Nam trong các vùng biển đảo mà Trung Quốc hiện nay đang ngày càng tìm cách để khẳng định là của họ, bất kể luật pháp quốc tế. Nghị quyết của Quốc hội tạo cái khung pháp lý để mình đấu tranh trong nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.
Theo tôi đây là hơi chậm, bởi vì tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như việc Trung Quốc khẳng định đường lưỡi bò hình chữ U, đáng lẽ mình phải có phản ứng nhanh. Nhưng dù sao chậm còn hơn không.
Bên cạnh đó chúng tôi phản đối thái độ xấc láo, trịch thượng của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết về Luật Biển. Mà có thể nói họ phản ứng rất nhanh. Và họ trịch thượng ở chỗ là họ triệu tập đại sứ của mình đến để phản đối. Trong khi đó thì họ bách hại ngư dân mình, họ có những hành động ngăn cản các tàu khai thác dầu khí của mình, thì mình lại không triệu tập đại sứ của họ !
Tôi cho đây là một quan hệ không bình đẳng. Tôi chưa thấy lần nào Việt Nam triệu tập đại sứ Trung Quốc đến. Trong khi đó mình vừa ra Luật Biển là họ đã triệu tập đại sứ của mình, và ngay lập tức họ nâng cấp lên thành một đơn vị hành chính cao hơn ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Luật Biển thì Quốc hội đã thông qua, nhưng vấn đề ở đây là tôi nghĩ chúng ta phải có biện pháp thực hiện luật đó như thế nào, để bảo vệ vùng biển, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chứ còn nếu có luật rồi mà vẫn cứ để ngư dân bị bách hại như vậy thì không được. Tôi đề nghị chính phủ Việt Nam phải có những biện pháp kiên quyết hơn nữa.
RFI : Thưa, có được Luật Biển thì dù sao Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để đấu tranh về lãnh hải trên Biển Đông ?
Nhưng một điều mà chúng tôi rất quan ngại, không phải chỉ là vấn đề Biển Đông. Tôi không hiểu việc quản lý nhà nước của mình ra sao mà lại để cho người Trung Quốc bây giờ - dùng chữ tràn ngập thì hơi quá -nhưng mà ở đâu cũng có người Trung Quốc. Vừa rồi phát hiện ở Cam Ranh, ở Vũng Rô, còn cách đây hai ba năm thì vấn đề cho thuê đất rừng ở các vùng xung yếu, rồi vấn đề bauxite Tây nguyên…Tức là những vùng chiến lược quan trọng cũng có mặt người Trung Quốc. Mà như vậy không biết bao nhiêu là lực lượng dân sự, bao nhiêu là lực lượng quân sự. Rồi đến tận mũi Cà Mau bây giờ cũng có họ.
Đó là chưa nói về vấn đề họ xâm nhập vào lãnh vực kinh tế, và họ sẽ có những cách để phá hoại nền kinh tế của chúng ta. Mà bằng chứng là bây giờ họ rải người đi khắp nơi thu mua nông sản, hải sản ; họ làm giá, rồi cuối cùng không mua nữa làm cho nông dân chúng ta bị điêu đứng. Thì tôi nghĩ là phải thấy âm mưu rất là thâm độc của Trung Quốc. Đó là chưa nói còn có khả năng lũng đoạn về mặt chính trị, qua tiền bạc.
Ví dụ vấn đề cho thuê đất rừng, rồi vấn đề những bè cá ở Vũng Rô hay ở Cam Ranh. Tại sao lại lọt lưới những việc đó ? Tôi nghĩ là họ dùng tiền để mua chuộc một số cấp chính quyền của mình, để cho họ làm những việc đó. Có thể nói việc lũng đoạn về mặt chính trị rất là nguy hiểm.
Một Nhà nước quản lý từ trung ương đến địa phương mà lại mất cảnh giác đối với Trung Quốc, để cho họ đi vào lãnh thổ Việt Nam một cách dễ dàng như thế. Nói như anh Hồ Ngọc Nhuận vừa rồi là nếu không có chủ trương thì làm sao lại để như vậy. Và nếu cấp chính quyền nào, kể cả chính quyền trung ương mà để vậy thì phải bị kỷ luật. Bởi vì vấn đề ở đây không đơn thuần là kinh tế nữa mà là vấn đề an ninh quốc gia.
Thành ra chúng ta nếu chỉ bảo vệ Biển Đông không thôi, trong khi ở nội địa người Trung Quốc lũng đoạn trong nhiều lãnh vực như vậy mà ta không có biện pháp ngăn chặn, về mặt chính trị, kinh tế, kể cả y tế. Báo chí hiện nay đang đặt vấn đề các phòng mạch của các ông gọi là « thầy thuốc » Trung Quốc, các phòng khám bệnh lậu. Như vậy là họ thâm nhập rất sâu, trong rất nhiều lãnh vực rồi.
Bây giờ chúng ta đã thấy cái nguy hiểm đó rồi, thì đề nghị chính phủ phải kiên quyết nắm lại tình hình, và phải đưa những người Trung Quốc mà đi vào Việt Nam bất hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc gọi là « hợp pháp » thì chúng ta cũng phải xem xét lại có phải thật sự là hợp pháp hay không.
Tình hình hiện nay tôi cho là rất nghiêm trọng rồi, nhiều người dân rất quan tâm. Dân thì rất lo lắng, nhưng tại sao lãnh đạo lại không thấy việc đó thì tôi hơi ngạc nhiên. Có cái gì khuất tất trong này. Tôi thấy bên cạnh việc ra Luật Biển còn phải có những biện pháp đối phó với Trung Quốc một cách toàn diện, chứ không thể lơ là, để cho họ khuynh loát.
RFI : Nhưng chỉ mới vừa ra Luật Biển thôi mà Trung Quốc đã phản ứng dữ dội như vậy. Nếu thực sự áp dụng trong thực tiễn, liệu Trung Quốc sẽ có những hành xử mạnh mẽ hơn, bất lợi cho Việt Nam ?
Tôi cho rằng bản chất của chính quyền Bắc Kinh là bành trướng, thành ra họ bỏ vòi ra không chỉ ở Biển Đông, mà ở châu Phi rồi nhiều nơi khác nữa. Cái phản ứng đó tôi cho là mình cũng thấy trước được, vì vậy chúng ta không sợ phản ứng đó. Vấn đề là chúng ta phải sẵn sàng đối phó lại.
Trước đây cha ông ta đánh thắng quân Nguyên, quân Thanh là trong hoàn cảnh có thể nói về mặt quốc tế là không có ai ủng hộ chúng ta cả, mà chúng ta đánh thắng một đội quân hùng như vậy là dựa vào nội lực của dân tộc. Trong khi đó tình hình quốc tế bây giờ rất là thuận lợi.
Có thể nói là gần như Trung Quốc hiện nay đang bị bao vây, bởi các nước ở Đông Nam Á, ở Nam Á. Ví dụ Úc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, đó là chưa nói đến sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á gần đây, và việc Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta thăm Cam Ranh, Việt Nam. Mà điểm đầu tiên đến là Cam Ranh thì cũng có một ý nghĩa nhất định.
Chúng ta không chủ trương dựa vào nước này để chống lại nước khác, nhưng dựa vào sức mạnh của quốc tế hiện nay, để bảo vệ những quyền và quyền lợi chính đáng của đất nước chúng ta. Để chống lại bất cứ ai có ý đồ xâm lược, có ý đồ bành trướng lên đất nước chúng ta.
Ngoài ra trong nước qua việc biểu quyết Luật Biển thì thấy gần như là đa số áp đảo, chỉ có một người là chống thôi ! Như vậy chứng tỏ ý chí và nguyện vọng của người dân Việt Nam là chống lại những hành động bành trướng của Trung Quốc. Và việc Quốc hội ra Luật Biển cũng là thể hiện được phần nào nguyện vọng của dân.
Do đó nếu Quốc hội đã ra Luật Biển với điều khoản là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc Việt Nam, thì cớ gì hiện nay ví dụ Trung Quốc nâng cấp thành cấp hành chính cao hơn thì tại sao chúng ta lại không để dân biểu tình phản đối. Phản đối việc làm đó của Trung Quốc, và phản đối cái thái độ trịch thượng của họ. Tại sao dân Philippines đi biểu tình được mà dân ta thì không được ?
Chính phủ phải suy nghĩ lại về việc này. Biểu tình vì động cơ chính đáng, động cơ yêu nước thì cứ để cho người dân người ta biểu tình. Nhất là đối với Trung Quốc, phải kết hợp giữa sức mạnh quốc tế với sức mạnh của lòng dân, sức mạnh nội lực của Việt Nam, thì chúng ta không sợ gì cả.
RFI : Không chỉ thái độ hung hăng của Trung Quốc, việc tăng cường quân sự làm cho thế giới e dè, mà bản thân Trung Quốc cũng có những vấn đề nội tại…
Thật ra bản thân nội bộ Trung Quốc cũng có lắm vấn đề. Nhân dân Trung Quốc khắp nơi cũng đang nổi dậy, rồi vấn đề Tân Cương, vấn đề Tây Tạng…Thành ra nói vậy chứ Trung Quốc không phải là mạnh đâu, mà bản thân họ cũng có những điểm yếu của họ, không thể nào tự tung tự tác được.
Tôi nghĩ khi mình có một quyết định đúng đắn nào đó, mà đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối thế này thế kia, chúng ta không ngại điều đó. Mà chúng ta chỉ ngại rằng Nhà nước chúng ta liệu có đủ bản lĩnh, có đủ dũng khí để mà đương đầu với Trung Quốc, những khi họ xâm phạm những quyền và lợi ích chính đáng của đất nước chúng ta, thông qua việc xâm phạm vùng biển, hải đảo của chúng ta, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Ý kiến cuối cùng của tôi là trước tình hình như vậy - với tư cách đảng viên, tôi đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam, và với tư cách công dân, tôi đề nghị chính phủ Việt Nam - phải đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết ! Không vì lợi ích của phe nhóm hoặc lợi ích riêng của một ai, mà để cho tình hình xấu đi, để cho những hiện tượng vi phạm an ninh quốc gia như chúng tôi đã nói ở trên ngày càng nghiêm trọng thêm. Nó đe dọa sự tồn vong của đất nước.
Vì vậy tôi nghĩ là người Việt Nam hiện nay phải dồn tất cả mọi nỗ lực, tất cả nghị lực của toàn dân tộc lên trận tuyến chiến đấu chống nghèo nàn, trận tuyến chống tham nhũng, bất công, và trận tuyến chiến đấu chống bành trướng xâm lược của Trung Quốc. Như vậy mới tạo thành sức mạnh của toàn dân tộc để thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay, đối với tình hình kinh tế cũng như an ninh quốc gia đang có những diễn biến hết sức đáng lo ngại, hết sức là nghiêm trọng.
RFI : Xin rất cám ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.