Bài đăng : Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012
Cảnh sát
Miến Điện hôm nay 08/06/2012 đã nổ súng tại một thành phố ở miền đông
mà dân cư hầu hết là người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Một người có
trách nhiệm trong chính phủ Miến Điện đã cho AFP biết như trên, trong
bối cảnh căng thẳng về tôn giáo tăng cao trong vùng vào tuần này.
Theo nhân vật giấu tên trên thì: « cảnh sát đã nổ súng tại Maungdaw tại bang Rakhine (…). Chính quyền cố gắng kiểm soát tình hình
» và nói thêm, cho đến lúc này thì chưa có nạn nhân nào. Về phía Abu
Tahay, một lãnh đạo của đảng Vì Phát triển Dân chủ Quốc gia cho biết,
lực lượng an ninh đã bắn vào những người Rohingya đang đi theo nhóm vào
giờ cầu nguyện, tại thành phố nằm cạnh biên giới Bangladesh này. Ông
Tahay ước đoán có một hay hai người bị chết.
Đảng của ông không có đại biểu trong Quốc hội, đại diện cho 750.000 người Rohingyas tại Miến Điện. Họ là những người Hồi giáo không tổ quốc, sống cô lập ở phía bắc bang Rakhine và được Liên Hiệp Quốc xem là một dân tộc thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới.
Trang web của tờ Weekly Eleven nói rằng « hàng ngàn người Rohingya bắt đầu đốt những căn nhà ở gần trụ sở Ủy ban chiều nay, đa số dân cư đã phải chạy trốn ». Một người có trách nhiệm ở văn phòng Tổng thống giải thích với AFP : « Khoảng 300 người từ đền thờ Hồi giáo trở về đã ném đá vào một trụ sở chính quyền và đồn cánh sát ở Maungdaw », cho biết tình hình vào cuối ngày « đã kiểm soát được ». Các vụ ném đá cũng được ghi nhận ở Sittwe, thủ phủ của bang này.
Các sự cố trên xảy ra sau khi 10 người Hồi giáo đã bị đám đông phẫn nộ người thiểu số Rakhine – đa số theo đạo Phật - giết chết vào Chủ nhật tuần trước tại phía nam bang Rakhine. Theo hiệp hội bảo vệ quyền của người Rohingya, The Arakan Project, thì hình ảnh của 10 nạn nhân đã được phân phát tại Maungdaw từ hôm qua nhằm « kích động ».
Chính quyền hôm qua đã lập một ủy ban điều tra về vụ sát hại 10 người trên. Khoảng 50 người Hồi giáo hôm thứ Ba đã biểu tình trước một đền thờ Hồi giáo ở trung tâm Rangoon để đòi công lý.
Theo số liệu chính thức thì người Hồi giáo chiếm 4% dân số Miến Điện, người Phật giáo chiếm đến 89%. Những bất đồng tiềm ẩn đã dẫn đến một loạt các cuộc nổi dậy chống người Hồi giáo trong vòng 15 năm qua, đặc biệt là tại bang Rakhine nơi cộng đồng Hồi giáo khá đông đảo.
Những sự kiện này đã làm mờ đi hình ảnh tích cực của tân chế độ Miến Điện, vốn đang tiến hành nhiều cải cách chính trị táo bạo kể từ khi lên thay chân tập đoàn quân sự vào tháng 3/2011.
Đảng của ông không có đại biểu trong Quốc hội, đại diện cho 750.000 người Rohingyas tại Miến Điện. Họ là những người Hồi giáo không tổ quốc, sống cô lập ở phía bắc bang Rakhine và được Liên Hiệp Quốc xem là một dân tộc thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới.
Trang web của tờ Weekly Eleven nói rằng « hàng ngàn người Rohingya bắt đầu đốt những căn nhà ở gần trụ sở Ủy ban chiều nay, đa số dân cư đã phải chạy trốn ». Một người có trách nhiệm ở văn phòng Tổng thống giải thích với AFP : « Khoảng 300 người từ đền thờ Hồi giáo trở về đã ném đá vào một trụ sở chính quyền và đồn cánh sát ở Maungdaw », cho biết tình hình vào cuối ngày « đã kiểm soát được ». Các vụ ném đá cũng được ghi nhận ở Sittwe, thủ phủ của bang này.
Các sự cố trên xảy ra sau khi 10 người Hồi giáo đã bị đám đông phẫn nộ người thiểu số Rakhine – đa số theo đạo Phật - giết chết vào Chủ nhật tuần trước tại phía nam bang Rakhine. Theo hiệp hội bảo vệ quyền của người Rohingya, The Arakan Project, thì hình ảnh của 10 nạn nhân đã được phân phát tại Maungdaw từ hôm qua nhằm « kích động ».
Chính quyền hôm qua đã lập một ủy ban điều tra về vụ sát hại 10 người trên. Khoảng 50 người Hồi giáo hôm thứ Ba đã biểu tình trước một đền thờ Hồi giáo ở trung tâm Rangoon để đòi công lý.
Theo số liệu chính thức thì người Hồi giáo chiếm 4% dân số Miến Điện, người Phật giáo chiếm đến 89%. Những bất đồng tiềm ẩn đã dẫn đến một loạt các cuộc nổi dậy chống người Hồi giáo trong vòng 15 năm qua, đặc biệt là tại bang Rakhine nơi cộng đồng Hồi giáo khá đông đảo.
Những sự kiện này đã làm mờ đi hình ảnh tích cực của tân chế độ Miến Điện, vốn đang tiến hành nhiều cải cách chính trị táo bạo kể từ khi lên thay chân tập đoàn quân sự vào tháng 3/2011.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.