Bài đăng : Chủ nhật 10 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 10 Tháng Sáu 2012
Theo cơ quan thăm dò CSA, thì đảng Xã hội và đồng minh là đảng Xanh –
Sinh thái chiếm được 40% số phiếu, trong khi đảng cánh hữu UMP chỉ được
35%. Còn phe cực tả vốn không có thỏa thuận với đảng Xã hội, được xấp xỉ
7%. Về phía đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia, kết quả khả quan với gần
14% số phiếu đã khẳng định được đà tiến, sau khi chủ tịch đảng này là
Marine Le Pen là ứng viên chiếm vị trí thứ ba trong kỳ bầu cử tổng thống
vừa rồi.
Trên cơ sở đó, đảng Xã hội, đảng Xanh – Sinh thái và các đảng liên kết sẽ chiếm được từ 287 đến 347 ghế (đa số tuyệt đối là 289 ghế) trong số 577 ghế của Quốc hội. Đảng Mặt trận cánh tả của ông Jean-Luc Mélanchon được từ 13 đến 20 ghế. Phe hữu được từ 230 đến 270 ghế, còn đảng cực hữu vắng mặt trong Quốc hội từ năm 1988 đến nay, lần này có thể được từ 0 đến 3 ghế.
Tuy nhiên tỉ lệ cử tri vắng mặt lên đến gần 40%, tức là số người đi bầu Quốc hội đã xuống thấp ở mức kỷ lục kể từ hơn nửa thế kỷ qua. Tỉ lệ này sẽ có ảnh hưởng đến phe cực hữu, vì một ứng cử viên phải đạt được ít nhất 12,5% số phiếu của cử tri đăng ký để có thể lọt vào vòng hai. Trong khi đó đảng Mặt trận Quốc gia đang ở thế bị cô lập.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội lần này có khoảng 6.600 ứng cử viên, trong đó 40% là phụ nữ. Thủ tướng Jean-Marc Ayrault và 24 bộ trưởng đều tham gia tranh cử, và ông Ayrault cảnh báo bộ trưởng nào thất cử sẽ phải từ chức. Nếu như đa số bộ trưởng sẽ đắc cử hoặc tái đắc cử dễ dàng, thì một số bộ trưởng không chắc sẽ giành chiến thắng, như trường hợp của bộ trưởng Nông nghiệp Stéphane Le Foll, ra tranh chức dân biểu tại đơn vị bầu cử trước đây của cựu Thủ tướng cánh hữu François Fillon.
Một trong những điểm mới của cuộc bầu cử Quốc hội năm nay là bầu ra 11 dân biểu đại diện cho 1,3 triệu người Pháp sống ở nước ngoài.
Trong hệ thống chính trị của Pháp hiện nay, Tổng thống là người nắm quyền quyết định, nhưng nếu đảng của Tổng thống không đương nhiệm không đạt được đa số tuyệt đối ở Quốc hội, thì đa phần quyền lực sẽ do Thủ tướng nắm giữ. Và như vậy nếu không đạt được đa số tuyệt đối ở chung cuộc, thì ông François Hollande sẽ phải cầm quyền với một chính phủ cánh hữu.
Đắc cử ngay vòng đầu với kết quả sơ khởi là trên 57% số phiếu, tại một đơn vị bầu cử mà ông đã được liên tục tín nhiệm kể từ năm 1988, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã kêu gọi người dân Pháp trao cho chính phủ một đa số vững chắc ở Quốc hội để có thể tiến hành cải cách. Riêng thủ lãnh cực tả Jean-Luc Mélanchon đã lựa chọn thử thách là ra tranh cử ngay tại lãnh địa của chủ tịch đảng cực hữu, đã nhìn nhận thất bại khi chỉ về hạng ba.
Trên cơ sở đó, đảng Xã hội, đảng Xanh – Sinh thái và các đảng liên kết sẽ chiếm được từ 287 đến 347 ghế (đa số tuyệt đối là 289 ghế) trong số 577 ghế của Quốc hội. Đảng Mặt trận cánh tả của ông Jean-Luc Mélanchon được từ 13 đến 20 ghế. Phe hữu được từ 230 đến 270 ghế, còn đảng cực hữu vắng mặt trong Quốc hội từ năm 1988 đến nay, lần này có thể được từ 0 đến 3 ghế.
Tuy nhiên tỉ lệ cử tri vắng mặt lên đến gần 40%, tức là số người đi bầu Quốc hội đã xuống thấp ở mức kỷ lục kể từ hơn nửa thế kỷ qua. Tỉ lệ này sẽ có ảnh hưởng đến phe cực hữu, vì một ứng cử viên phải đạt được ít nhất 12,5% số phiếu của cử tri đăng ký để có thể lọt vào vòng hai. Trong khi đó đảng Mặt trận Quốc gia đang ở thế bị cô lập.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội lần này có khoảng 6.600 ứng cử viên, trong đó 40% là phụ nữ. Thủ tướng Jean-Marc Ayrault và 24 bộ trưởng đều tham gia tranh cử, và ông Ayrault cảnh báo bộ trưởng nào thất cử sẽ phải từ chức. Nếu như đa số bộ trưởng sẽ đắc cử hoặc tái đắc cử dễ dàng, thì một số bộ trưởng không chắc sẽ giành chiến thắng, như trường hợp của bộ trưởng Nông nghiệp Stéphane Le Foll, ra tranh chức dân biểu tại đơn vị bầu cử trước đây của cựu Thủ tướng cánh hữu François Fillon.
Một trong những điểm mới của cuộc bầu cử Quốc hội năm nay là bầu ra 11 dân biểu đại diện cho 1,3 triệu người Pháp sống ở nước ngoài.
Trong hệ thống chính trị của Pháp hiện nay, Tổng thống là người nắm quyền quyết định, nhưng nếu đảng của Tổng thống không đương nhiệm không đạt được đa số tuyệt đối ở Quốc hội, thì đa phần quyền lực sẽ do Thủ tướng nắm giữ. Và như vậy nếu không đạt được đa số tuyệt đối ở chung cuộc, thì ông François Hollande sẽ phải cầm quyền với một chính phủ cánh hữu.
Đắc cử ngay vòng đầu với kết quả sơ khởi là trên 57% số phiếu, tại một đơn vị bầu cử mà ông đã được liên tục tín nhiệm kể từ năm 1988, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã kêu gọi người dân Pháp trao cho chính phủ một đa số vững chắc ở Quốc hội để có thể tiến hành cải cách. Riêng thủ lãnh cực tả Jean-Luc Mélanchon đã lựa chọn thử thách là ra tranh cử ngay tại lãnh địa của chủ tịch đảng cực hữu, đã nhìn nhận thất bại khi chỉ về hạng ba.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.