Bài đăng : Chủ nhật 10 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 10 Tháng Sáu 2012
Trên
thang bậc các vấn đề gây căng thẳng giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, chủ đề
môi trường đứng tít xa phía sau nhân quyền, sự minh bạch về ngân sách
quốc phòng, hay vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên nó vẫn làm Bắc Kinh hết sức
tức tối, cho đây là một sự can thiệp vào chuyện nội bộ khó thể chịu đựng
nổi !
Cứ mỗi giờ đồng hồ, đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh lại phổ biến –
chủ yếu là qua tài khoản Twitter (@BeijingAir) – chất lượng không khí
của thủ đô có 20 triệu dân sống chen chúc với 5 triệu chiếc xe lưu thông
này; theo tiêu chuẩn đánh giá của Mỹ.
Hôm thứ Năm 07/06/2012, tình hình vẫn không mấy sáng sủa, và thông tin trên Twitter không hề thay đổi : « Tệ hại, đối với nhóm những người nhạy cảm (nếu phơi ra ngoài trời trong 24 giờ ở mức độ này) ».
Đại sứ quán Mỹ vào năm 2008, thời điểm diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh, đã đưa ra công cụ đánh giá AQI của chính mình (Air Quality Index – Chỉ số chất lượng không khí) tại khu vực lân cận Triều Dương. Đặc điểm của chỉ số này là có tính đến các phân tử nhỏ hơn 2,5 micron (PM2,5), được xem là nguy hiểm nhất cho sức khỏe. Trong khi đó cơ quan bảo vệ môi trường Bắc Kinh chỉ tính toán các phân tử dưới 10 micron. Cho đến tận tháng Giêng năm nay, PM2,5 mới được quan tâm, nhưng chỉ tại một số khu phố mà thôi.
Chỉ số chất lượng không khí của đại sứ quán Mỹ ngày càng được cư dân Trung Quốc tham khảo nhiều hơn. Lãnh sự quán Mỹ ở Quảng Đông cũng bắt đầu công bố vào năm 2011, theo chân là lãnh sự quán Mỹ ở Thượng Hải, vào tháng 5/2012. Người dân nay đang đòi hỏi có những thông tin đáng tin cậy về không khí mà họ đang thở. Nhưng các viên chức có trách nhiệm của Trung Quốc thì lại đả kích các chỉ số này.
Hôm thứ Ba 5/6, nhân Ngày môi trường thế giới, Thứ trưởng phụ trách vấn đề bảo vệ môi trường Wu Xiaoqing đã kêu gọi các chính phủ nước ngoài hãy chấm dứt việc loan tải những dữ liệu về không khí ở Trung Quốc. Tuy không nêu đích danh Hoa Kỳ, nhưng thông điệp rất rõ ràng. Ông Wu cho rằng tiêu chí đánh giá này là « ít nghiêm chỉnh và không phù hợp với tiêu chuẩn ». Hơn nữa, ông nhấn mạnh, điều này vi phạm « tinh thần Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao và lãnh sự ».
« Nhân viên ngoại giao cần tôn trọng luật lệ của nước chủ nhà, và không can dự vào chuyện nội bộ » - ông Wu nói, bày tỏ hy vọng các nước liên quan sẽ ngưng các hoạt động loại này.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân cho rằng, nếu các đại sứ quán muốn thu thập các dữ liệu dùng cho các nhân viên của mình « thì đó là chuyện riêng của họ ». Ông nói thêm : « Nhưng chúng tôi nghĩ rằng loại thông tin này không nên loan báo rộng rãi cho công chúng ».
Như sợ rằng thông điệp chưa đủ mạnh, tờ báo hết sức chính thống là Nhân dân nhật báo hôm 7/6 còn đăng bài xã luận mang tựa đề « Tham vọng và lòng kiên nhẫn của các nước đang phát triển ». Mọi người Trung Quốc đều muốn « sống dưới bầu trời xanh và mây trắng », nhưng « Trung Quốc không thể vượt lên trên thực tế » và áp dụng ngay tiêu chí của các nước phát triển về môi trường, bài xã luận khẳng định như thế.
Hôm thứ Năm 07/06/2012, tình hình vẫn không mấy sáng sủa, và thông tin trên Twitter không hề thay đổi : « Tệ hại, đối với nhóm những người nhạy cảm (nếu phơi ra ngoài trời trong 24 giờ ở mức độ này) ».
Đại sứ quán Mỹ vào năm 2008, thời điểm diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh, đã đưa ra công cụ đánh giá AQI của chính mình (Air Quality Index – Chỉ số chất lượng không khí) tại khu vực lân cận Triều Dương. Đặc điểm của chỉ số này là có tính đến các phân tử nhỏ hơn 2,5 micron (PM2,5), được xem là nguy hiểm nhất cho sức khỏe. Trong khi đó cơ quan bảo vệ môi trường Bắc Kinh chỉ tính toán các phân tử dưới 10 micron. Cho đến tận tháng Giêng năm nay, PM2,5 mới được quan tâm, nhưng chỉ tại một số khu phố mà thôi.
Chỉ số chất lượng không khí của đại sứ quán Mỹ ngày càng được cư dân Trung Quốc tham khảo nhiều hơn. Lãnh sự quán Mỹ ở Quảng Đông cũng bắt đầu công bố vào năm 2011, theo chân là lãnh sự quán Mỹ ở Thượng Hải, vào tháng 5/2012. Người dân nay đang đòi hỏi có những thông tin đáng tin cậy về không khí mà họ đang thở. Nhưng các viên chức có trách nhiệm của Trung Quốc thì lại đả kích các chỉ số này.
Hôm thứ Ba 5/6, nhân Ngày môi trường thế giới, Thứ trưởng phụ trách vấn đề bảo vệ môi trường Wu Xiaoqing đã kêu gọi các chính phủ nước ngoài hãy chấm dứt việc loan tải những dữ liệu về không khí ở Trung Quốc. Tuy không nêu đích danh Hoa Kỳ, nhưng thông điệp rất rõ ràng. Ông Wu cho rằng tiêu chí đánh giá này là « ít nghiêm chỉnh và không phù hợp với tiêu chuẩn ». Hơn nữa, ông nhấn mạnh, điều này vi phạm « tinh thần Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao và lãnh sự ».
« Nhân viên ngoại giao cần tôn trọng luật lệ của nước chủ nhà, và không can dự vào chuyện nội bộ » - ông Wu nói, bày tỏ hy vọng các nước liên quan sẽ ngưng các hoạt động loại này.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân cho rằng, nếu các đại sứ quán muốn thu thập các dữ liệu dùng cho các nhân viên của mình « thì đó là chuyện riêng của họ ». Ông nói thêm : « Nhưng chúng tôi nghĩ rằng loại thông tin này không nên loan báo rộng rãi cho công chúng ».
Như sợ rằng thông điệp chưa đủ mạnh, tờ báo hết sức chính thống là Nhân dân nhật báo hôm 7/6 còn đăng bài xã luận mang tựa đề « Tham vọng và lòng kiên nhẫn của các nước đang phát triển ». Mọi người Trung Quốc đều muốn « sống dưới bầu trời xanh và mây trắng », nhưng « Trung Quốc không thể vượt lên trên thực tế » và áp dụng ngay tiêu chí của các nước phát triển về môi trường, bài xã luận khẳng định như thế.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.