lundi 22 juillet 2019

Mai Quốc Ấn - Tâm thế nào cho Biển Đông ?



Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói: “Quân đội Trung Quốc triệu tập là có, đến là có thể đánh và đánh là có thể thắng, để bảo vệ chủ quyền và các quyền liên quan ở Biển Đông”.

Thứ mà họ Tập gọi là “bảo vệ chủ quyền và các quyền liên quan ở Biển Đông” chính là bảo vệ 9 đoạn lưỡi bò bịa đặt mà tổ tiên của họ sau bao lần “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” còn chưa thể nghĩ ra.

Con sư tử Trung Quốc đã tỉnh giấc ngủ dài và làm mọi thứ để thỏa mãn cơn đói lẫn sự tham lam của nó ! Theo cách thâm hiểm hơn và tàn nhẫn hơn.

Trung Quốc mạnh không? Mạnh ! Kinh tế, lẫn quân sự đều mạnh. Nhưng họ có mạnh như thời vó ngựa Nguyên Mông đến đâu thì thành đổ, nhà tan, người chết ? Không ! Mà quân Nguyên Mông đến Đại Việt lần nào đều rước nhục lần ấy...

Lê Đức Dục – Bạn vàng mon men đến thềm lục địa





nó cướp Hoàng Sa, nó cướp Gc Ma
v
à gi mon men đến thm lc đa
v
n vut ve nhau ch vàng hu ngh
tàu cá ng
ư dân Kha c đâm chìm...

hu ngh là đây: Hà Đông Cát Linh
nghe sao nh
ư là tr đng Mã Vin
m
ười năm sng sng ngay gia th đô
t
àu dù không chy n tiêu cơ đ

Iran : Cuộc chiến tàu dầu sẽ đi về đâu ?

Một tàu của Vệ binh Cách mạng Iran áp sát tàu dầu Stena Impero của Anh đang bị giữ tại cảng Bandar Abbar, ngày 21/07/2019.

Căng thẳng tại eo biển Ormuz, cải cách các định chế quốc tế, hạn hán tại Pháp, đó là các chủ đề được báo chí Pháp đề cập nhiều nhất hôm nay. 

Các bài viết có tựa đề gần giống nhau: Nếu Le Figaro cho biết « Áp lực tăng lên giữa Luân Đôn và Teheran tại eo biển Ormuz » thì Libération cũng dành hai trang báo cho chủ đề « Eo biển Ormuz, Teheran bắt tàu, Luân Đôn sôi sục ». La Croix than thở « Lại căng thẳng tại eo biển Ormuz », còn Les Echos nhận định « Luân Đôn sẵn sàng đáp trả Teheran sau vụ bắt tàu dầu ». 

Bắt tàu Anh trong tiếng hô « Allah Akbar ! »

Le Figaro cho rằng vẫn chưa phải là « cuộc chiến tàu dầu » đẫm máu như trong cuộc xung đột Iran-Irak thập niên 80, khi Saddam Hussein tấn công 280 tàu dầu Iran tại vùng vịnh Ba Tư, còn Teheran đánh vào 170 tàu của Irak. Nhưng những sự cố liên tục xảy ra tại khu vực chiến lược này khiến tình hình trở nên nguy hiểm. 

dimanche 21 juillet 2019

Tạ Duy Anh - Tình hữu nghị ở bãi Tư Chính



Khi Tập Cận Bình mắt liếc, miệng mủm mỉm cười với bà Nguyễn Thị Kim Ngân trước báo giới và trong ánh sáng chói lòa tại Bắc Kinh, cũng là lúc ông ta ngầm đưa tay ra sau vỗ vào nhau làm ám hiệu ra lệnh cho lực lượng hải quân của ông ta gây hấn với đồng bào của bà Ngân ở Biển Đông. Cụ thể là bãi Tư Chính, nơi ông ta luôn thèm nhỏ dãi. 

Đó có thể coi là biểu hiện sinh động nhất về bản chất của tình hữu nghị như răng với môi, giữa hai đảng anh em cùng chung lý tưởng giải phóng nhân loại ?

Tôi không phải là nhà văn hài, lại kém tài, nên chỉ diễn đạt được đến thế. Tôi quan tâm đến chuyện nhỏ hơn nhiều. 

Nguyễn Ngọc Chu – Khẩn cấp hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam



Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014.

Bà Ngân có đi cả chục chuyến sang Trung Quốc, Lãnh đạo Việt Nam có đi cả trăm chuyến sang Trung Quốc, thì cũng không bao giờ thay đổi được mục đích thôn tính Biển Đông Nam Á của Trung Quốc cộng sản.

HIỆN ĐẠI HÓA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN: KHẨN CẤP NHẤT TRONG CÁC KHẨN CẤP CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM 

1. Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã không làm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) của Trung Quốc rời khỏi bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

2. Từ hôm 03/7/2019 đến nay, bốn tàu cảnh sát biển Việt Nam đang đối mặt với hai tàu cảnh sát biển có vũ trang của Trung Quốc đi theo bảo vệ cho Haiyang Dizhi 8 thăm dò dầu khí tại bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

Trần Trung Đạo - « Quyền lịch sử » của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì ?


Bãi Tư Chính (Vanguard Bank trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Mỗi khi có một đụng chạm về chủ quyền của các đảo trên Biển Đông như trường hợp Bãi Tứ Chính hiện nay, Trung Cộng thường lập đi lập lại một luận điệu gọi là “quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông. Thế nhưng hơn ba năm trước chính phủ Philippines đã từng thách thức Trung Cộng ra trước Tòa án Trọng tài Thường trực để chứng minh “quyền lịch sử” đó thì Trung Cộng lại không dám ra. Như vậy, thực chất của cái gọi là “quyền lịch sử” này là gì?

Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm. Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng. 
 
Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi, mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng. 

Mạnh Quân - "Băng cháy" và sự điên cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông



Hôm nay (21/07/2019), trên Tuần Việt Nam có một bài báo ghi lại ý kiến rất đáng chú ý của ông Nguyễn Trường Giang, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Bài này có tựa: "Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông".

Trong bài có đoạn viết: "Thứ nhất, lợi ích của Biển Đông là về vấn đề kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí, sau đó là băng cháy. Khu vực Đông Nam Á có lượng băng cháy cực lớn. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, có thể sử dụng trong nhiều thế kỷ, theo tính toán sơ bộ là khoảng 800 năm tới.

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu lượng băng cháy tương đối lớn. Chúng ta có khoảng 2.400 tỈ mét khối băng cháy, là quốc gia có thứ hạng ở Châu Á về loại tài nguyên này. Đây là nguồn năng lượng tuyệt vời. Do đó, Trung Quốc nhìn vào nguồn băng cháy như một loại tài nguyên thay thế cho dầu khí đang dần trở nên cạn kiệt".

Hồng Kông lại ồ ạt biểu tình chống dự luật dẫn độ và bạo lực cảnh sát

Người biểu tình tháo gỡ các hàng rào bên ngoài Văn phòng liên lạc Trung Quốc, sau khi tuần hành kêu gọi cải cách dân chủ ở Hồng Kông ngày 21/07/2019.

Khoảng 430.000 người dân Hồng Kông một lần nữa lại xuống đường ngày Chủ nhật 21/07/2019, và đòi hỏi của họ là phải mở điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát. Trong khi đó chính quyền cho rằng một cuộc điều tra trong nội bộ ngành cảnh sát là đã đủ. Về phần mình, cảnh sát lo sợ người biểu tình sẽ đi quá trớn, nhất là sau khi phát hiện chất nổ tại một căn hộ nơi những người đấu tranh đòi độc lập trú ngụ.

Đây là Chủ nhật biểu tình lần thứ bảy tại đặc khu chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Thông tín viên Florence de Changy ở Hồng Kông cho biết thêm chi tiết :

« Tối thứ Sáu 19/7, cảnh sát tìm thấy hai ký lô TATP, một loại chất nổ rất mạnh đã từng được sử dụng trong vụ khủng bố ở Luân Đôn năm 2005. Ngoài ra còn có bom xăng tự tạo, những chai a-xít và một loạt đồ vật có thể dùng làm vũ khí…tất cả những thứ này cho đến nay chưa hề nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

Toàn nước Mỹ kỷ niệm 50 năm con người đặt chân lên Mặt Trăng

Con người đã đặt chân lên Mặt Trăng cách đây nửa thế kỷ. Trong ảnh là phi hành gia Mỹ Buzz Aldrin của chuyến bay lịch sử Apollo 11, ngày 20/07/1969.

Cách đây đúng 50 năm, tổng thống Mỹ Richard Nixon gọi điện thoại trực tiếp từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng lên Mặt Trăng, nơi hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin vừa hạ cánh. Lúc đó là 23 giờ 45 phút, giờ Washington. Mười phút sau, hai phi hành gia bước những bước đầu tiên trên Mặt Trăng. Người Mỹ đã kỷ niệm giây phút lịch sử này trên toàn quốc vào hôm qua, 20/07/2019.

Từ Cap Canaveral, phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố : « Nếu Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins không phải là anh hùng, thì chẳng có ai là người hùng cả ». Theo ông, sự kiện này còn cần phải được kỷ niệm trong 1.000 năm nữa, vào thế kỷ thứ 30.

Trước đó tại Nhà Trắng, tổng thống đương nhiệm Donald Trump dự lễ kỷ niệm từ hôm thứ Sáu cùng với các viên chức NASA và hai phi hành gia Apollo 11 là Buzz Aldrin, Michael Collins.

samedi 20 juillet 2019

Nguyễn Tiến Tường - Trung Quốc, mấy nỗi nghĩ suy



Quản Trọng, thiên tài kinh bang tế thế Trung Quốc thời Xuân Thu là người đã để lại cho giới thống trị quốc gia này hai di sản: "Xé lẻ con người để áp đặt quyền lực" "diễn biến hòa bình để thôn tính lân bang".

Hàng nghìn năm qua, những đối sách này không chỉ được nhà cầm quyền Trung Quốc kế thừa mà còn nâng lên một tầm cao mới. 

Dễ hiểu khi Trung Quốc dùng máu và báng súng để duy trì chế độ toàn trị trên một lãnh thổ rộng lớn, đa sắc tộc. Sự áp đặt chính trị và "canh cửa" văn minh khiến nhân dân Trung Hoa hiền hơn ta tưởng, hiền trong sự vô minh. Cho dù Trung Hoa là đất nước vĩ đại, nhưng nếu không có sự kiềm tỏa chính trị, có lẽ họ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. 

Ngô Nguyệt Hữu - Càng căng thẳng - càng bình tĩnh !


Một cầu tàu ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Người anh lớn của mình nói một câu rất hay : “Vì bất cứ lý do gì, đưa quốc gia vào một cuộc chiến là thất bại của người lãnh đạo”.

Chiến tranh, như chúng ta đã thấy, đã chứng kiến, mang lại quá nhiều đau thương, chia lìa.

Trung Quốc, dã tâm là có thật, tiểu nhân hèn hạ là có thật.

Mai Quốc Ấn - Phải nhìn nhận lại về Trung Quốc !



Tàu Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Không cần đợi đến khi Bộ Ngoại giao lên tiếng, mà chính những “cột mốc chủ quyền sống trên biển”- ngư dân Việt, đã thông báo trước về điều đó.

Hơn ai hết, ngư dân nước mình biết rất rõ ai là kẻ cướp hải sản, cướp ngư cụ, đánh đập, bắt giam và thậm chí tông thuyền, giết người. Sự biết ấy sâu sắc “nhờ” trả giá một cách đầy đau đớn trong cuộc mưu sinh. 

Không có trận bão nào suốt hơn mười năm nay khiến ngư dân Việt thiệt hại từ tài sản đến sinh mệnh nhiều như “tàu lạ”. Đến mức nhà báo Huy Đức từng phải bật ra câu “Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen” trong một quan điểm chính thức của anh ấy bằng bài viết.

Biển Đông : Mỹ tố cáo Bắc Kinh khiêu khích, yêu cầu chấm dứt quấy nhiễu

Tàu Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 tự tiện hoạt động tại vùng biển Việt Nam. Ảnh chụp lúc ở Pakistan.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay 20/07/2019 bày tỏ quan ngại về « những hành động khiêu khích liên tục » của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là tại vùng biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. 

Trong thông cáo hôm nay được AFP và Reuters trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nhận định : « Những vụ khiêu khíchlặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm ngăn trở việc triển khai các hoạt động dầu khí ngoài khơi các nước khác đang đe dọa an toàn năng lượng của khu vực ».

Bản thông cáo nhắc nhở, như ngoại trưởng Mike Pompeo đã « lưu ý » hồi đầu năm, « Trung Quốc với các biện pháp cưỡng bức đã ngăn chận các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn năng lượng trị giá trên 2.500 tỉ đô la »

Biển Đông : Tàu Trung Quốc vẫn hoạt động tại vùng biển Việt Nam

Lộ trình tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ ngày 18 đến 20/07/2019. Ảnh Ryan Martinson.

Hôm nay 20/07/2019, theo ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền, và yêu cầu rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bản đồ do giáo sư Ryan Martinson, trường Hải chiến Hoa Kỳ cập nhật hôm nay cho thấy nhóm tàu này từ ngày 18 đến 20/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam. Trong khi theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, thì nếu các nước khác khi có những hoạt động tại khu vực 200 hải lý trên, nếu ảnh hưởng đến quốc gia ven biển, thì phải được phép của nước này. 

Tuần trước, tàu Haijing 35111 của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS là « đầy đe dọa » đối với các tàu Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam, ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam. 

Iran bắt giữ một tàu dầu của Anh tại eo biển Ormuz

Tàu chở dầu Stena Bulk mang cờ hiệu Anh qua eo biển Ormuz (ảnh chụp không ghi thời điểm).


Chiếc tàu dầu Stena Impero mang cờ Anh, có sở hữu chủ là người Thụy Điển, hôm nay được trông thấy tại cảng Bandar Abbas ở miền nam Iran. Teheran cho biết đang điều tra việc chiếc tàu này đụng phải một tàu cá Iran. Hiện nay cả 23 thủy thủ tàu Anh đều an toàn. Trước đó một tàu dầu khác là Mesdar, treo cờ Liberia nhưng chủ tàu người Anh, cũng đã suýt bị Iran bắt giữ.

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình :

Ngoại thương Bắc Triều Tiên giảm gần phân nửa do cấm vận

Một góc Hội chợ Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng ngày 20/05/2019.

Ngoại thương Bắc Triều Tiên đã sút giảm đến 48,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận. Báo cáo của Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) hôm qua 19/07/2019 cho biết như trên.

Trao đổi thương mại của Bắc Triều Tiên với các nước, không kể Hàn Quốc, có trị giá 2,84 tỉ đô la trong năm 2018. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, tổng kim ngạch ngoại thương Bắc Triều Tiên xuống dưới mức 3 tỉ đô la, sau một thời gian duy trì được doanh số từ 5,5 đến 7,6 tỉ đô la.

Sự sụt giảm này được cho là do tác động từ một loạt biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Nghị quyết 2371 của Hội đồng Bảo an cấm nhập than đá, quặng sắt và hải sản từ Bắc Triều Tiên từ tháng 8/2017, còn nghị quyết 2397 thông qua vào tháng 12/2017 cấm bán cho Bình Nhưỡng máy móc công nghiệp và và vật liệu cho ngành giao thông. 

Tin vắn 20.07.2019



Cảng Subic của Philippines. Ảnh Nikkei.
(Nikkei) – Hải quân Philippines chuẩn bị tiếp quản nhà máy đóng tàu Subic

Hải quân Philippines hôm 19/07/2019 bắt đầu tiếp nhận một phần cơ xưởng đóng tàu rộng 300 hecta tại vịnh Subic, sau khi công ty Hanjin Heavy Industries của Philippines bị vỡ nợ hồi tháng Giêng. 

Bộ Thương mại và Kỹ nghệ Philipines nhận được nhiều đề nghị mua lại của các nhà đầu tư Trung Quốc, lo ngại hải cảng từng là căn cứ quân sự Mỹ trong chiến tranh Việt Nam sẽ lọt vào tay Bắc Kinh. Đây cũng là nỗi lo của Washington.

vendredi 19 juillet 2019

Phạm Xuân Nguyên - Gã hoang du cuối cùng



Đó là Phan Vũ. Gã đã dừng bước cõi trần về trời ở tuổi chín lăm. Khi chỉ năm năm nữa là gã sống trọn một thế kỷ. 

Và năm năm trước, vào dịp lễ Vu Lan, ở tuổi chín mươi gã còn “gửi theo hương hồn Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Lê Đạt, Phùng Cung, Phùng Quán và…” những suy tư trong chiều về một thế hệ bạn bè “căn kiếp đọa lệch vai gồng gánh” rủ nhau vội về Bến Lạ. Gã ngậm ngùi cho bạn: “Ôi! Những kiếp người chưa trọn kiếp hoang du”, khi “mái tóc ấy còn đậm mùi dại cỏ / Khuôn mặt này chưa đủ nụ hôn môi”.

Giờ thì các bạn Gã bên ấy đã đón Gã về, một rằm trước kỳ xá tội. Đón một anh chàng cao lớn đã hoang du thay họ trọn một kiếp người. Gã sẽ nói gì với các bạn mình? Nói là bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố” đã được in rồi, in đủ, in đẹp, đã được ra mắt giới thiệu trân trọng. Không, Gã không nói thế. 

Nguyễn Khắc Mai - Người dùng toán học chỉ ra “lỗi hệ thống của Việt Nam” đã về trời



Giáo sư Hoàng Tụy
(BoxitVN 18/07/2019) Mấy chục năm làm Ban liên lạc Quốc học Huế, tôi đã có vinh dự nhiều lần làm việc với Giáo sư Hoàng Tụy. Khi thì đến thăm, chúc thọ Anh, khi đến mừng Anh được nhận những giải thưởng  cao quý. Nhiều lần, do yêu cầu của Ban Dân vận, tôi đã được làm việc và nghe Anh nói về “Chính sách Trí thức”.

Hoàng Tụy đúng là một nhà trí thức ít có ở Việt Nam. Ông là nhà toán học, công trình nổi tiếng trong nước và thế giới của ông là Lý thuyết “Tối ưu Toàn cục” (Global Optimisation). 

Nhân sinh nhật thứ 70 của ông, Viện Công nghệ Linkoping Thụy Điển đã vinh danh ông: “Người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát”. Tháng 12-2007, hội nghị quốc tế “Quy hoạch không lỗi” ở Rouen - Pháp cũng ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS. Hoàng Tụy. Ông cũng là người đầu tiên nhận Giải thưởng Constantin Caratheodory do Đại hội Quốc tế Tối ưu toàn cục trao tặng.

Kim Jong Un và đường đi ngoằn ngoèo của những chiếc Rolls Royce

Xe hơi chở ông Kim Jong Un khi rời ga Đồng Đăng, Việt Nam, ngày 26/02/2019.


Cải cách chế độ hưu bổng là đề tài chiếm trang nhất của hầu hết báo Pháp hôm nay. Bên cạnh đó là sự kiện các nước G7 đồng tình đánh thuế GAFA và phản đối đồng tiền ảo Licra của Facebook, xung đột Mỹ-Iran, bất hòa Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.

Liên quan đến Bắc Triều Tiên, Le Figaro cho biết « Làm thế nào Kim Jong Un mua được những chiếc Rolls Royce ». Nhờ nhiều cách thức phức tạp, nhà độc tài Bình Nhưỡng né được cấm vận đối với các mặt hàng xa xỉ.

Khi gặp gỡ tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore hay ngoại trưởng Mỹ tại Bình Nhưỡng, tổng thống Nga Vladimir Putin ở Vladivostok, Kim Jong Un luôn sử dụng loại xe sang trọng nhất : một chiếc Rolls-Royce Phantom hay Mercedes có kính chống đạn kiểu mới nhất. Khi Kim ra nước ngoài, có các phi cơ vận tải lo việc chuyển đi những chiếc xe đắt tiền này. Nhưng làm thể nào Kim Jong Un mua được chúng, trong khi lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc từ năm 2006 vẫn luôn có hiệu lực ?