jeudi 6 mai 2021

Mai Quốc Ấn - Nghiêm trọng !

Một cựu quân nhân cầm súng chiến đấu ở biên giới năm 1979 đã hỏi: “Con thấy số 1.500 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ra sao?” Tôi đáp: Dạ cực kỳ nghiêm trọng!

1.500 người là tương đương với một trung đoàn bộ binh. Đó là con số được phát hiện. Vậy những con số chưa được phát hiện thì sao?

Những người đàn ông (tuyệt đại đa số) vượt biên vào Việt Nam bằng nhiều đường. Từ vùng biên Trung Quốc, Lào, Campuchia và cả qua đường biển. Nên đặt ra câu hỏi: Trong số họ có bao nhiêu người từng khoác áo quân nhân? Hay đặt một câu hỏi sâu hơn: Họ có ai trong lực lượng của PLA (Quân giải phóng Trung Quốc) hay không?

Song Chi - Sao không sang Nga, Tàu, Cuba du học ?


Đọc một status của người khác mới biết chuyện du học sinh “yêu đảng yêu bác” sang nước khác học rồi gây hấn với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, ngứa mắt với lá cờ vàng không phải chỉ có mỗi trường hợp láo xược mới đây.

Kể cũng lạ, không thích “cái đám người Việt lưu vong, ôm chân ngoại bang, phản động cả lũ”, không thích nhìn “cái cờ ba que” thì chọn mấy nước Nga, Tàu, Cuba mà du học là khỏi đụng đám người đó, đụng lá cờ đó.

Ai bảo chọn sang Úc, sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức... làm gì để rồi ngứa mắt ngứa miệng rồi làm bậy, vi phạm pháp luật của nước người? Sống ở các nước tư bản giãy chết là mọi thứ đều phải theo luật, chứ có phải như ở Việt Nam - nơi từ công an, quan chức cho tới cái đám trẻ trâu con ông cháu cha là cứ hỗn hào hống hách, ngồi xổm lên pháp luật quen thói?

Paul Huy Nguyen - Cập nhật thông tin về việc du học sinh nhục mạ Cờ Vàng


Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,

V/v - Thông Báo Số 2 - Cập nhật thông tin về việc Du Học Sinh nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville, New South Wales

Sau 2 ngày làm việc cùng với Cảnh Sát New South Wales (NSW), chúng tôi vẫn đang chờ đợi kết quả chính thức về các án phạt hình sự đối với nhóm học sinh có hành vi nhục mạ Cờ Vàng tại Marrickville vào Ngày 30 Tháng 4, 2021.

Lê Nguyễn - Nhân chuyện du học sinh dẫm đạp lên lá cờ VNCH, nghĩ đến nền giáo dục nước nhà hiện tại


Câu chuyện vẫn đang rất “hot” trong cộng đồng người Việt Nam sống ở Úc và lan truyền đến các mạng xã hội trên thế giới. Song điều này có đáng ngạc nhiên không?

Theo tôi, loại hành động vô pháp vô thiên này của một số không nhỏ những bạn trẻ Việt Nam hiện nay không có gì đáng ngạc nhiên hết. Chúng là hậu quả của một nền giáo dục què quặt, nặng tính nhồi sọ, chỉ nhằm đào tạo những con robot biết nói và hành xử theo những khuôn mẫu được lập trình sẵn.

Nền giáo dục đó dạy cho họ phải biết căm thù một chế độ đã tàn lụi gần nửa thế kỷ qua, tô vẽ trong con mắt họ hình ảnh không có thật về những nhà tù “địa ngục trần gian”, về những con người từng sống dưới vĩ tuyến 17 trước năm 1975.

Ann Đỗ - Giá trị Úc


Giờ xin visa Úc bị ràng thêm cái câu ''hiểu và tôn trọng các giá trị của Úc''.

Giá trị Úc là cái gì? Đầu tiên là phải tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, không bạo lực, không kỳ thị, tuân thủ luật pháp Úc.

Mấy em du học sinh, khi nộp visa bao giờ cũng phải deposit nguyên khóa tiếng Anh và nửa năm học sau đó, có thể lớp 10, 11 hay 12 như case thằng bé trên Sydney vừa qua.

Tuấn Khanh - Bản án càng dài, tiếng vọng thật lâu


Bà Cấn Thị Thêu và con trai là anh Trịnh Bá Tư, mỗi người chịu 8 năm tù và 3 năm quản chế.

Tin đưa ra từ tòa án vào lúc 17 giờ. Không có tiếng khóc lóc van xin và đòi cứu xét, chỉ có ánh mắt lạnh như băng và nụ cười nhạt của hai người nông dân Việt Nam.

Trước đó, có tin nói là, phía điều tra viên đã đề nghị bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư rằng nếu bộc lộ thái độ nhận tội và xin khoan hồng, thì sẽ có mức án 6 năm, còn nếu không là sẽ 8 năm. Thế nhưng cả hai người này đều từ chối bất kỳ một thỏa hiệp nào.

LS Đặng Đình Mạnh – Để không phải chứng kiến những Cấn Thị Thêu khác ra tòa


Dưới đây là phần trình bày sau phần luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự, trong phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vào ngày 05/05/2021 của Tòa án nhân dân Tỉnh Hòa Bình.

-------//-------

Trước khi kết thúc phần bào chữa của mình, tôi xin phép lạm dụng thêm vài phút quý báu của Hội đồng xét xử để thưa thêm đôi điều.

Sáng nay, trong phiên tòa, tất cả chúng ta đều chứng kiến thái độ uất ức cực độ của hai thân chủ chúng tôi thể hiện trước tòa. Đến mức độ đã có những lời phát biểu không còn bất kỳ sự kiêng dè như thường thấy.

Lê Văn Luân - Tinh thần của một người nông dân


Phiên tòa bà Thêu và cậu Tư có rất nhiều điều để nói. Riêng chỉ hình ảnh và những câu nói của họ thôi đã là một thứ đủ để viết thành một cuốn sách ký pháp rồi.

Một người nông dân, một người đàn bà mạnh mẽ và kiên trường chưa từng có. Đứng trước các cáo buộc của các kiểm sát viên và tòa án xét xử, họ vẫn hiên ngang, họ vẫn nói những điều kiên định vì vốn lương tâm của họ chẳng có gì để thay đổi nữa.

Tôi nhớ tới đoạn, đại diện Viện Kiểm sát hỏi rằng bà có nhận tiền từ ai đó để làm việc này không. Bà ấy dõng dạc và dẫn dắt câu chuyện bằng một vấn đề khác, và rồi quay về câu chuyện của gia đình bà. Bà ấy nhấn mạnh nhiều lần cụm từ “khi nào các ông bị” mỗi khi đặt trước một cụm động từ “cướp đất”, “đàn áp”, “bỏ tù” như gia đình chúng tôi thì các ông sẽ biết đấu tranh chứ ở đó mà hỏi nhận tiền.

Tạ Duy Anh - Xuất bản sách


Nhiều bạn muốn tôi cho họ biết, để in một cuốn sách tại nhà xuất bản ở Việt Nam, cần những thủ tục gì và thường gặp vấn đề gì?

Vinh dự được hầu chuyện các bạn.

Đầu tiên bạn mang bản thảo đến Nhà xuất bản. Với một số Nhà xuất bản bạn có thể đưa thẳng cho Biên tập viên.

Hoa Nguyễn - Học vào ngày 30 tháng Tư


Ngày 30 tháng 4, trên mạng xã hội tràn ngập những dòng tin. Những nhà hoạt động xã hội kêu gọi không “ăn mừng”, những lời xin lỗi của một vài cựu chiến binh cộng sản. Những post từ một vài Kol đứng về phía cầm quyền kêu gọi tiếp tục là một ngày để “ăn mừng thống nhất ” nhấn mạnh vào giá trị “thống nhất”, và những ký ức đau đớn tủi hận được bà con miền Nam chia sẻ lại.

Việt Nam tiếp tục chia rẽ thấy rõ sau 1975. Vậy 30 tháng 4 sao có thể được gọi là “Ngày Thống Nhất”?

Năm nay do Covid mà cả nước không bắn pháo hoa và hôm qua mạng xã hội bừng bừng một khí thế kêu gọi “không ăn mừng” khác hẳn mọi năm. Mọi người đã nhân cơ hội này để cất lên tiếng nói chân thực với lương tâm. Rất nhiều câu chuyện được chia sẻ. Một dấu hiệu vô cùng tốt cho tâm lý dân tộc nói chung.

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.05.2021


 

mercredi 5 mai 2021

Nguyễn Đình Bổn - Người Trung Quốc vượt biên lậu qua Việt Nam làm gì?


Trong những ngày đầu tháng 5 này, các cơ quan chức năng liên tục bắt giữ rất nhiều người Trung Quốc nhập cảnh lậu và sống chui trong các khách sạn, chung cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng...

Họ khai là thất nghiệp qua Việt Nam kiếm việc làm (?). Thất nghiệp mà dùng nhiều tiền lo lót để ở lậu và ở các chung cư, khách sạn khá đắt tiền?

Vậy họ qua làm gì?

Thanh Hằng - Quá nóng và quá nguy hiểm!


Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa thông báo phong tỏa bệnh viện.

Toàn bộ nhân viên, học viên, bệnh nhân và người nhà tại hai cơ sở sẽ thực hiện cách ly tại bệnh viện cho đến khi có thông báo mới. Lấy mẫu xét nghiệm tất cả các nhân viên y tế, người lao động, học viên, bệnh nhân và người nhà tại hai cơ sở.

Bệnh viện cũng tạm ngừng tiếp nhận khám và nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú ở hai cơ sở bắt đầu từ 8 giờ ngày 5/5. Đồng thời, gửi công văn tới các Sở Y tế và CDC các tỉnh thông báo các ca bệnh từng khám, điều trị tại bệnh viện trong vòng 15 ngày phải phối hợp để truy vết các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Huy Đức - Chị Mai, chị Trà sẽ chọn lối nào


Trong số những người ngạc nhiên khi ông Nguyễn Hồng Diên được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Công thương có không ít người vẫn giữ tư duy bộ trưởng là “tư lệnh ngành”. Ngành được đào tạo chính quy của ông Diên là “Thanh vận” và ông chưa hề làm cái gì liên quan tới thương mại, điện lực hay sản xuất xe hơi (trừ bên gia đình vợ ông có sản xuất bia).

Tuy “tư lệnh ngành” được nói nhiều trong thập niên 1990s, nhưng tư duy đó có từ thời bao cấp, khi nền kinh tế còn phân chia công nghiệp nhẹ (với công nghiệp nặng), ngoại thương với nội thương. Công thương là một bộ được sáp nhập từ nhiều ngành (gốc từ ba bộ chính), nên không thể có ai biết đủ các chuyên môn để làm “tư lệnh”.

Bộ trưởng bây giờ là để làm chính sách chứ không phải để đứng đầu một ngành. Sản xuất xe hơi là việc của các ông VinFast, Thaco…; việc của ông Diên nên chỉ là ra chính sách để kiềm chế hay khuyến khích hai ông lớn ấy.

Phạm Công Luận - Xóm Gà tan giấc…


Năm 2016, lần về quê hương cuối cùng trước khi mất, nhà văn Nhật Tiến hỏi tôi: “Xóm Gà bây giờ ra sao? Sáu mươi năm trước gia đình tôi sống ở đó!”.

Ông kể, năm 1954, vợ chồng ông còn rất trẻ di cư từ Hà Nội vào miền Nam và sống ở Đà Lạt. Một năm sau, ông về Gia Định, lần đến xóm Gà để cư ngụ. Đó là cái xóm ngoại ô, giá thuê nhà rẻ. Lúc đó vì không quen biết ai nên kiếm việc làm rất khó khăn. Trong gần hai năm liền, gia đình ông sống rất nghèo ở xóm Gà, chui rúc dưới mái nhà lá mà ông gọi là “tồi tàn”.

Ngoài ông và vợ là nhà văn Đỗ Phương Khanh, ở đó còn có nhà thơ Song Hồ và nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả tiểu thuyết "Áo mơ phai" và hai bài thơ phổ nhạc rất hay “Anh đến thăm em đêm Ba mươi” “Tình khúc thứ nhất”. Dù khó khăn, mọi người sống vẫn hồn nhiên, Nguyễn Đình Toàn ôm đàn ca hát suốt ngày, khi viết văn chỉ dùng mặt sau của bản tin Việt Tấn Xã làm giấy viết, lấy bút hiệu là Tô Hà Vân.

Tám năm tù cho hai nhà hoạt động Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư

 


(Sơ lược một số tường thuật nhanh trên Facebook)

LSĐặng Đình Mạnh : "Tên tôi là nạn nhân Cộng Sản". Đó là câu trả lời của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư cho tòa về họ tên trong phần xác định lý lịch.

Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất ... của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ.

Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến "Đừng tin...".

Uyên Di - Lòng thù hận quá đáng sợ


Nói với các cháu, các em du học sinh và thế hệ trẻ người Việt qua Úc sinh sống chỉ hơn 10 năm vừa qua - những ai vẫn còn ôm lòng thù hận người Việt Cộng Hòa.

Tôi không đại diện cho tiếng nói của ai cả, và tôi hy vọng sẽ có những người Việt từng sống trên quê hương thứ hai, hơn 30 năm như tôi sẽ chia sẻ quan điểm này.

Trước hết tôi muốn các bạn hiểu tôi không thù ghét hay kỳ thị người Việt - dù các bạn từ đâu tới, được giáo dục dưới chế độ nào. Miễn các bạn biết tôn trọng cái khác biệt giữa những người khác biệt với các bạn.

Nguyễn Mỹ Khanh - Bi kịch Nhân-Quả


Trước khi mạng xã hội phổ biến, hầu hết những người tôi quen biết từ phía Bắc hiểu sai be bét về chính quyền Saigon. Tổng thống Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu còn bị gọi là “thằng”, từ “ngụy” được dùng triệt để, và hàng tỉ thứ tầm bậy kinh khủng khác tồn tại một cách nghiệt ngã.

Sau khi mạng xã hội phổ biến, nhiều bài viết, hình ảnh, clip đăng lên vén dần bức màn bụi, trả lại nhiều điều đúng với vị trí cũ vốn từng. Dần dà, nhiều việc sáng tỏ đầy thuyết phục, nhận thức của nhiều người chuyển biến rõ rệt, nhiều bài viết công tâm từ các bạn phía Bắc rất đáng trân trọng.

Lạ mà hay là có thứ rất phi chính trị, đầy nhân văn đã bay ngược chiều, chính là dòng nhạc trữ tình miền Nam trước 1975. Như dòng chảy tự nhiên, chẳng biết tự bao giờ đã lan rộng khắp phố phường, đồng quê miền Bắc. Không chỉ quán xá, hè phố, nơi công cộng, mà cứ bước lên xe là nghe, từ taxi cho tới xe khách, xe tải.

Ngọc Vinh - Ánh sáng và bóng tối


Cộng đồng mạng đang ca ngợi cậu sinh viên tên Nhã vì hành động hy sinh thân mình để cứu ba thiếu nữ khỏi bị chết đuối.

Rồi cũng cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ cậu học sinh 18 tuổi tên Thịnh đang du học ở Úc, vì hành vi giật xé và dẫm đạp lá cờ vàng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong quá khứ, công khai gây sự với cộng đồng người Việt ở một quốc gia xa lạ.

Hai thanh niên này đáng gợi cho ta nhiều suy nghĩ.

Một văn bản đã đươc lưu giữ 30 năm: Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 2


(...) Tôi, Minh, Mẫn, anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh. Tôi và Minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài. Sau nhiều đêm mất ngủ, người thấm mệt, tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi, nghĩ : “chết mẹ, nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy to vì mình phải chịu trách nhiệm“. Tôi  liền quay sang Minh nói : “Anh tuyên bố đầu hàng không điều kiện là phải theo những điều kiện của chúng tôi‘. Minh nói : ‘Thưa ông, ông muốn những điều kiện như thế nào xin ghi cho“.

Tôi lại phải vắt óc suy nghĩ cách mạng sống chết chỉ có hai vấn đề cơ bản là quân đội và chính quyền, lúc này không được dài dòng. Sẵn tập pơ-luya xanh nhạt trên bàn tôi lấy một tờ thảo chữ viết bằng bút máy bi to và rõ. Thảo xong (2) tôi đưa cho Minh. Minh xem xong và nói : “Thưa ông, đề nghị ông bỏ hai chữ tổng thống“. Tôi hỏi lại : “Anh lấy cương vị gì để ra lệnh cho sĩ quan và binh sĩ anh hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện và anh đứng cương vị nào để giải tán được chính quyền của anh từ trung ương đến địa phương, phải là người cầm đầu của chính quyền này chứ, mà theo tôi biết người cầm đầu của chính quyền này là tổng thống ?“.