dimanche 8 novembre 2020

Bông Lau - Thua trong sự nhân văn


Một vài bạn yêu cầu tôi viết về cuộc bầu cử ở Mỹ nhưng tôi đã lựa chọn thái độ im lặng trong thời gian qua, đơn giản là vì không biết gì nhiều và cũng theo dõi báo chí TV như mọi người khác thôi.

Cuộc bầu cử này có một số vấn đề không rõ ràng và không hợp lệ, và những người có đủ dữ kiện và thẩm quyền để lên tiếng là các luật sư và các vị quan tòa của Tối Cao Pháp Viện.

Đêm qua cựu Phó tổng thống Joe Biden kêu gọi đoàn kết, tất cả công dân Mỹ hãy ngồi lại với nhau. Kêu gọi rất dễ và nên làm điều êm dịu ấy. Nhưng sự hưởng ứng sẽ không đến dễ dàng vì những lời cáo buộc lươn lẹo của ngài cách đây không quá một tuần: Tổng thống Trump là nguyên nhân của các đám cháy rừng, là nguyên nhân của trên 200 ngàn người chết vì Covid, Trump đã chửi các binh sỹ Mỹ tử trận là “ăn hại” (losers) là khờ khạo (suckers) v.v…vẫn còn vang dội trong tâm tư của những người ủng hộ ông Trump.

Võ Xuân Sơn - Trump vĩ đại

Nếu không có cuộc bầu cử lần này, thì tôi chỉ đơn thuần mong muốn Trump thắng cử vì ông là người kiên quyết ngăn chặn sự bành trướng của Trung cộng. Cái mong muốn cho ông thắng cử chỉ đơn thuần vì ông mang lại thuận lợi cho đất nước của tôi trong cuộc chiến giữ Biển Đông.

Thế nhưng, những diễn biến xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mấy ngày qua cho tôi thấy một Trump khác, mà trước giờ tôi chưa thấy.

Cho đến mấy ngày trước đây, Trump trong mắt tôi là một Tổng thống có lắm chiêu trò mà đối thủ của ông không dự đoán được. Nhưng tính cách của ông thì đôi khi hơi bốc đồng, nói năng đôi khi hơi bạt mạng, không phù hợp với cách mà một Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa kỳ cần thể hiện. Nói chung, ông có vẻ hơi võ biền, không phù hợp lắm với vị trí thượng lưu.

Một số nước thận trọng trước tin ông Biden thắng cử


(MTG 08/11/2020) Trái ngược với Canada, Anh, Đức, Pháp, Ấn Độ, Ukraine rất nhanh chóng chúc mừng chính trị gia Joe Biden thắng cử, một số quốc gia khác lại đưa ra phát ngôn thận trọng hoặc không vội lên tiếng.

Thủ tướng Slovenia Janez Jansa - người từng chúc mừng ông Donald Trump thắng cử - phát biểu rằng không nên xác định người chiến thắng lần này trước khi tòa án phán quyết.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda - một đồng minh của ông Trump - chúc mừng chính trị gia Biden “có một kỳ tranh cử Tổng thống thành công”, tuy nhiên lại nói thêm sẽ chờ đợi đề cử từ Đại cử tri đoàn của Mỹ (nhóm họp ngày 14.12 tới).

Bầu cử Mỹ: Giấc mơ chiếm Quốc hội của Dân Chủ đã tan


Đăng ngày:

« Nước Pháp đối mặt với Quốc tế Hồi giáo », Le Point báo động, với ảnh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trên trang nhất. L’Obs đăng ảnh một cô gái mang khẩu trang với hàng chữ « Khủng bố », « Phong tỏa » và chạy tựa « Nước Pháp trước thử thách ». L’Express dùng nền đen làm bìa báo, với bản đồ nước Pháp màu đỏ trong tầm ngắm của họng súng và hàng tựa lớn « Tại sao phe Hồi giáo cực đoan căm ghét nước Pháp ».

Gian lận bầu cử đã có từ thế kỷ 19 ở Mỹ

 « And the winner is… » (Người chiến thắng là…) Cho đến khi các tuần báo lên khuôn, vẫn là một tổng thống bí ẩn, cho dù cử tri Mỹ đã đi bầu đông đảo. Có đến 100 triệu người Mỹ bỏ phiếu trước ngày 03/11, một điều chưa từng xảy ra kể từ một thế kỷ. Cứ ngỡ rằng ông Joe Biden sẽ hưởng lợi, nào ngờ kết quả sát nút chưa từng thấy. Courrier International cho biết vẫn quyết định dành số báo kỳ này cho cuộc bầu cử mang tính lịch sử.

Hoàng Hải Vân - Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Hoa Kỳ : « Đang có gian lận bầu cử »

Chủ tịch Ủy ban bầu cử liên bang Trey Trainor xuất hiện trên chương trình “National Report” của Newsmax TV hôm thứ Sáu (6-11) nói, ổng tin có gian lận đang diễn ra ở các bang đang kiểm phiếu.

Theo ổng thì các địa điểm không cho phép quan sát viên tiếp cận có thể liên quan đến gian lận, ổng tin là có gian lận, nếu không gian lận thì họ đã cho phép các quan sát viên đi vào.

Ổng cho rằng, mặc dù tòa án cho phép chiến dịch của ông Trump cử quan sát viên đến xem việc kiểm phiếu ở Pennsylvania từ khoảng cách 6 feet, nhưng các quan sát viên đã không được phép vào các địa điểm kiểm phiếu một cách thực chất.

Nguyễn Mỹ Khanh - Sẽ ra sao nếu không còn người khống chế quyết liệt Trung Quốc ?


Qua nay tui buồn, rất buồn, không muốn nghĩ nhưng cứ bị ập vào não. Nếu không còn người khống chế quyết liệt, Trung Quốc như vượt qua cuộc đại phẫu, lại quẩy mạnh tung chiêu, nối lại các vòi bạch tuộc vừa bị chém đứt gãy khắp thế giới, càng mạnh tay với Biển Đông và bla bla bla... rồi chúng ta sẽ ra sao?

Nhiều doanh nhân chỉ cho tui thấy bản đồ và những con số xuất khẩu hàng hóa từ nước ta qua Trung Quốc, và hỏi có tính ra số người được nuôi sống, làm giàu nhờ con đường siêu ngạch này không ? Hỏi tui có biết thị trường Trung Quốc to lớn hơn 1 tỉ người là thế nào không?

Vậy con đường ngược lại đâu? Ai có bản đồ và con số thống kê mức siêu lợi nhuận từ dòng hàng hóa Trung Quốc đổ vào thị trường 100 triệu người Việt nó khủng ra sao không? So sánh đi sẽ thấy muốn khóc.

Lê Văn Luân - Pháp trị : Đắc cử trên truyền thông ?


Một vùng đất có tranh chấp, không một ai thực sự trở thành chủ của vùng đất đó, cho đến khi ngã ngũ bởi một phán quyết của tòa án, hoặc do hòa giải (các bên thừa nhận. Tuy vậy sự hợp pháp quan trọng hơn hòa giải vì đối tượng không thuộc về hai bên mà của dân chúng). Đây là điều cơ bản.

Nhưng nhiều người, và cần lưu ý là một số nhà dân chủ, lại coi truyền thông là một cơ sở để tuyên bố một tổng thống là đắc cử. Trong khi cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban bầu cử các bang và liên bang cũng đều chưa cho kết quả, Tối cao Pháp viện cũng chưa có một phán quyết nào.

Điều đó cho thấy, tính chi phối và sự “thù ghét” của báo chí dành cho Tổng thống thứ 45 là hiển nhiên rõ. 

Lưu Trọng Văn - Hàn gắn sao đây khi reo vui trên nỗi buồn của nửa nước Mỹ ?


Trung cộng xưa nay đều e ngại bất cứ tổng thống nào của nước Mỹ. Nhưng sẽ hân hoan và phấn khích hơn bao giờ hết khi nước Mỹ chia rẽ và cấu xé nhau.

Biden được làn sóng truyền thông ca ngợi có sứ mệnh hàn gắn những gì Trump "đập vỡ."

Nhưng sẽ hàn gắn sao đây khi phủ nhận Trump, và hớn hở vui reo trên nỗi đau buồn của nửa nước Mỹ - có cái lý của mình khi nhiệt thành ủng hộ Trump?

Bắc Kinh, Washington và chuỗi đảo chiến lược


Đăng ngày:

Khái niệm « chuỗi đảo » có từ thập niên 40, đối với Mỹ là để chận lại sự bành trướng của cộng sản. Chuỗi đảo thứ nhất gồm quần đảo Kuril (một phần thuộc Nga), Nhật Bản, Đài Loan, Philippines ; những đồng minh của Hoa Kỳ. Chuỗi đảo thứ hai là Guam và Bắc Mariana, các « Nhà nước tự do liên kết với Mỹ » : Micronésie, Marshall, Palao. Chuỗi thứ ba tập trung vào quần đảo Hawai.

Trung Quốc cho rằng mình bị bao vây, và từ 30 năm qua đã mở rộng lực lượng hàng hải hoạt động ngoài khơi xa và tăng cường vũ trang. Thế nên lợi thế quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương bị yếu đi, và ngay cả các căn cứ ở chuỗi đảo thứ hai, nhất là Guam cũng đã trở nên dễ tổn thương hơn. Từ vài tháng qua, các nhà chiến lược Mỹ đã lo ngại Bắc Kinh sẽ dùng đến vũ lực trong khu vực.

Võ Hồng Ly - Kể chuyện “ở Sài Gòn đi café hóng bầu cử Mỹ”

 


Hôm qua, HL bị mẹ bỏ rơi để đi café tám chuyện với bạn bè. Ngồi gần bàn mẹ là một nhóm ba người công an thường phục cũng đang ngồi chém gió.

Chẳng ai bảo ai, mỗi người thỉnh thoảng lại lôi điện thoại ra để theo dõi tin tức cập nhật kết quả bầu cử Mỹ trên Facebook và bình luận rôm rả với nhau.

Mẹ HL nói với mấy người công an :

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.11.2020


 

samedi 7 novembre 2020

Bầu cử tổng thống : Truyền thông Mỹ ồ ạt đưa tin Joe Biden đắc cử

Cuối giờ chiều nay 07/11/2020 (giờ Paris), nhiều cơ quan truyền thông Mỹ đã đưa tin Joe Biden đắc cử.

Tổng thống Donald Trump đã loan báo các luật sư của ông sẽ tổ chức họp báo tại Philadelphia (Pennsylvania), dự kiến vào lúc 17 giờ 30 (giờ Paris). Nhưng báo chí Mỹ đã loan báo chiến thắng của Joe Biden, và hiện không biết được cuộc họp báo của phía ông Trump có diễn ra hay không.

Hãng tin AP và kênh CNN đã gọi ông Biden là « tổng thống tân cử ». Joe Biden hứa sẽ là « tổng thống của tất cả người Mỹ ».

Đặng Sơn Duân - Bầu cử Mỹ : Thử tìm hiểu về cuộc chiến pháp lý

Từ lúc này có lẽ tôi sẽ ít tập trung vào kiểm phiếu nữa mà chú ý vào cuộc chiến pháp lý giữa các bên. Theo dõi nó ít nhất giúp mình học hỏi được nhiều điều về sự vận hành của hệ thống pháp lý ở Mỹ.

Những vụ kiện như thế này thường là ít có tiền lệ, thấy sao thì chém cho vui thôi, chứ bản thân kiến thức hạn hẹp, không phải chuyên môn, đúng sai không bảo đảm được nhé. Đồng thời, để viết về pháp lý thì cần loại bỏ thiên kiến chính trị, mà ai cũng biết là mình ủng hộ ai rồi, hehe.

Trận chiến ở bang Pennsylvania

Bầu cử Mỹ : Joe Biden thắng (cập nhật sau)

 


Nguyễn Hưng Quốc - Kẻ thua cuộc


Cuộc bầu cử ở Mỹ đã kết thúc nhưng kết quả vẫn chưa được phân định. Chưa biết chắc ai sẽ thắng. Chỉ biết ít nhất hai kẻ thua cuộc.

Thứ nhất là các cuộc thăm dò dư luận (poll). Trước, người ta rất tin tưởng vào các cuộc thăm dò ấy. Khen là nó rất khoa học và khả tín. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, nó khác hẳn.

Năm 2016, hầu hết các poll đều cho Hillary Clinton thắng. Kết cuộc: Donald Trump thắng. Năm nay cũng vậy. Cũng đầy nghi vấn. Trong cả năm, hầu hết các poll đều cho Joe Biden thắng, hơn nữa, thắng lớn.

Hoàng Nguyên Vũ - Ông Trump kiện là đúng !

Một đất nước văn minh, dân chủ mà bầu cử nơi thì “cộng nhầm” 6.000 phiếu; mấy nơi thì lỗi đánh máy thêm một số 0 phía đằng sau (mà lại thêm rất đúng người, cộng cũng cộng rất đúng người).

Chưa kiểm xong phiếu đã báo thắng, cùng các lỗi sơ đẳng khác đến mức khó chấp nhận.

Ok, bầu cử có thua và thắng. Nhưng thua cũng phải thua cho rõ ràng, chứ thua kiểu mập mờ thì kéo theo mọi thứ cũng đều mập mờ.

Jimmy Nguyen Nguyen - Ban Mê Thuột

Tháng 10 vừa rồi, lần đầu tiên xứ miệt dưới bầu "hội đồng xã" bằng thư. Tui thấy cách này tiện lợi thiệt chứ, khỏi phải xếp hàng, lại có thì giờ nghiên cứu lá phiếu và đánh dấu.

Mấy lần trước đi bầu xếp hàng gần một tiếng, vô được phát lá phiếu to, bầu một lúc đủ thứ và có cả trưng cầu dân ý. Tui quẹt đại cho lẹ, cứ xem cái tên ai có vẻ phe ta là ok. Đứng lâu quá người ta tưởng mình... không biết chữ (không biết thiệt, nói thì bập bẹ, chữ nào khoảng bốn năm mẫu tự thì dịch được, chữ dài hơn là thua, dân thợ hồ được vậy là hay rồi).

Cái vụ bầu bằng thư tui thì ủng hộ. Ông già vợ (sắp cưới) cũng thích. Ổng 85 tuổi, đâu có đi được, mà " bỏ bầu " là bị phạt cả trăm đồng chớ không như nước Mỹ.

Lê Văn Luân - Ngăn Trung Quốc bằng một sự yếu nhược ?

Phải nói rằng, như một nhận xét quan trọng của Tocqueville, nước Mỹ sẽ chia rẽ và trở nên mong manh hơn, lộ ra nhiều điểm yếu và mất cảnh giác hơn khi xảy ra vào quãng thời gian diễn ra việc bầu cử (cả Lưỡng viện và Tổng thống), nó cũng dễ bị tấn công hơn những thời điểm khác.

Điều này được tác gia người Pháp đưa ra vào đầu thế kỷ 19, khi nước Mỹ vẫn còn chưa hùng mạnh như bây giờ.

Và hẳn là Trung Quốc đã đọc cuốn sách này (Nền dân trị Mỹ) của Tocqueville, cũng như chính họ đã rõ các thuật quân sự về điều binh, hành động mà họ là nơi sản sinh ra như Tôn Tử.

Trung Dũng Kqd - Giá như…

Giá như ông Trump đừng cao lớn quá.

Giá như ông ấy chịu khẩu thiệt một chút.

Giá như trong những ngày tranh cử gây cấn vừa rồi, ông ấy biết lẩy câu Kiều:

"Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn..."