dimanche 18 février 2018

Lưu Trọng Văn - Chúng ta đã cùng một tiếng nói



Sáng nay lướt các trang báo chính thống chỉ lác đác vài báo có bài về ngày 17.2 lịch sử. Buồn. Đau. Thương lắm bao đồng bào, chiến sĩ của quê hương đã đổ máu hy sinh chống bọn cộng sản Trung Quốc dã man và láo xược xâm chiếm đất đai của tổ tiên mà lạnh khói hương của ai đó.

Nhưng...nhân dân không quên. Nhân dân tưởng nhớ. Hàng trăm ngàn tiếng nói của những con người bình thường cất lên trên trang Facebook của mình tạo nên một làn sóng mạnh mẽ.

Trần Đức Anh Sơn - Chỉ có 13 dòng trong sách giáo khoa về cuộc xâm lược 1979?



Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội; phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học... ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.

Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của quân và dân Việt Nam, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã bị Việt Nam đẩy lùi. Ngày 18/3/1979, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc đó, tuyên bố "đã dạy cho Việt Nam một bài học" và ra lệnh rút quân.

Mai Quốc Ấn - Tháng 2/1979 & Tại sao ?



Tôi chờ đợi đến chiều tối hôm nay để viết những dòng này. Đó là sự thờ ơ của báo chí Việt Nam với cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam với quân Tàu xâm lược xảy vào tháng 2/1979.

Rất nhiều tờ báo đã im lặng và như mọi khi, mạng xã hội "lên ngôi". Chỉ có Tuổi Trẻ và Infonet, Vietnamnet là có những bài viết về cuộc chiến tranh vệ quốc bi tráng ấy trong ngày này. Nhưng Việt Nam có đến hơn 1.000 tờ báo, ấn phẩm và các đài phát thanh truyền hình từ trung ương đến địa phương cơ mà?

Bạch Hoàn - Lịch sử trong lòng dân



Trang nhất báo Nhân Dân năm 1979
Sáng ngày mồng 2 Tết, tôi tìm mải miết trên nhiều tờ báo xem người ta có nói gì về ngày này 39 năm trước hay không. 

Ngoài tờ Vietnamnet, Dân Trí, thì trên rất nhiều tờ báo lớn khác, có một sự im lặng không thể nào lý giải nổi. Nhiều tờ báo không một dòng nào nhắc nhớ về cuộc Chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược, bắt đầu vào đúng ngày 17-2-1979.

Rất lâu trước, tôi nhớ có một người lính trở về từ cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc nói rằng, họ không sợ kẻ thù mà chỉ sợ bị lãng quên. 

Nguyễn Anh Tuấn - Đục bia rồi đục luôn cả thơ



Bia Khánh Khê bị đục dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" (Báo Thanh Niên)

Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hy sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" - một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị. 

Và, trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ. 

Chùm thơ 17/2 Nguyễn Việt Chiến


Nhạc phẩm "Ngựa đá nơi biên ải", Quỳnh Hợp phổ thơ Nguyễn Việt Chiến
KHAI BÚT ĐẦU XUÂN CHO NGÀY 17/2

Gió biên thùy
Thổi suốt mấy ngàn năm
Đến giờ còn lạnh


Những người lính biên cương
Vẫn đội mưa, đội tuyết
Hoá đá, hóa ngàn cây
Ôm chặt núi sông này

Nguyễn Quang Thiều - Kẻ phản bội Tổ quốc




Hôm nay, ngày 17 tháng 2
Tôi sẽ thành một kẻ mù lòa, điên rồ và phản bội
Nếu đưa một bài thơ tình lên Facebook của mình


Hôm nay lúc gần sáng
Trong cơn ác mộng tôi thấy
Những con rắn đen từ phương Bắc
Lẻn vào những ngôi nhà ngỏ cửa
Của chúng ta

Đón Tết, đừng quên dưới bóng hoa đào...




Chuẩn bị mâm cúng tưởng niệm những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 ở đồn biên phòng A Mú Sung, tỉnh Lào Cai - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
(TTO 17/02/2018) - 39 năm và mãi mãi về sau, mỗi mùa xuân hoa đào nở, bên hoa đào chúng ta chúc nhau ly rượu mừng, xin đừng quên một mùa hoa đào đã rực đỏ vì thấm máu người lính.

Hình ảnh đẹp nhất những ngày này là dưới tán những cành đào đang trổ hoa rực rỡ, mọi người đang hân hoan với Tết. Bên nhánh hoa đào người ta chúc nhau lời chúc đầu xuân. Bên hoa đào dập dìu bao nhiêu hương sắc.

Giờ đây, ở dọc dặm dài biên giới Việt - Trung, hoa đào cũng đang nở rực hồng khoảng trời biên ải. Dưới bóng hoa đào ấy có mộ phần hàng ngàn người lính đã hy sinh trong 39 năm trước, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới xảy ra vào ngày này, 17-2.

Có một Việt Nam hào hùng như thế trong chiến tranh biên giới 1979



Chiến sĩ Việt Nam bắt giữ tù binh. Ảnh: Getty

(Soha 17/02/2018) Báo Quân đội Nhân dân đăng: "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…"

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương kể lại: Từ mờ sáng 17/2 đến 5/3/1979, Trung Quốc huy động 600.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, tập đoàn quân trên dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

samedi 17 février 2018

Ký ức đau thương tháng 2/1979: Quân xâm lược Trung Quốc thảm sát man rợ ở Tổng Chúp


Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

(VTC 17/02/2018) Gần 40 năm sau vụ thảm sát man rợ của những tên lính xâm lược ô hợp Trung Quốc ở Tổng Chúp (Cao Bằng), những ký ức đau thương vẫn còn nguyên trong tâm trí người từng chứng kiến.

Nước mắt tháng Hai

Dường như năm nào cũng vậy, cứ đến sáng 17/2, ông Nông Văn Bàn ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng) lại mang chai rượu, ít hoa quả, sang vách núi cách nhà mình không xa lắm, đặt xuống và ngồi lặng lẽ.

Chỗ ngồi của ông Bàn giờ đây chỉ còn là đám lách um tùm. Nhưng 39 năm về trước, đó là tổ ấm của cả gia đình ông bao gồm cả bố mẹ, các em. Buổi sáng định mệnh ấy đã lấy đi tất cả, chỉ còn mỗi mình ông sống đơn độc trên đời.

Cuộc chiến biên giới 1979: Trung Quốc thất bại về cơ bản



Các nữ chíến sĩ thông tin trên mặt trận biên giới 1979. Ảnh tư liệu

(Vietnamnet 17/02/2018) Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS Vũ Dương Huân. Ông Huân nguyên là Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao.

Nhiều nguyên nhân đằng sau

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?

TS Vũ Dương Huân: Tôi nghĩ việc Trung Quốc tấn công Việt Nam vào ngày 17/2/1979 là một sự kiện lớn, phải giải thích từ nhiều nguyên nhân, chứ chỉ đặt vấn đề là để Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia cũng là đúng, nhưng chưa đủ.

Nghe lại bản tin kêu gọi cả nước chống Trung Quốc năm 1979



Quyết định tổng động viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước được đăng trên báo Nhân Dân ra ngày 6-3-1979

(TTO 17/02/2018) Ngày 5-3-1979, trong tình thế cấp bách chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến.


Theo Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, từ sáng 17-2, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số.

Tướng Cương nói về cuộc chiến phi nghĩa của Trung Quốc 39 năm trước



Xe tăng Trung Quốc bị bắn hạ tại Cao Bằng, sáng 17.2. (Ảnh: Mạnh Thường)

(Dân Việt 17/02/2018) Cho đến nay, đã 39 năm kể từ ngày 17.2.1979, khi 60 vạn quân bành trướng Trung Quốc thực hiện cuộc tấn công xâm lược trên dọc tuyến biên giới hơn 1.200km phía Bắc nước ta, nhiều học giả đều khẳng định: Hành động lúc đó của nhà cầm quyền Trung Quốc là vô cùng phi nghĩa, bởi họ đã gây ra một cuộc chiến làm hàng vạn người vô tội chết và bị thương.


Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, gần 40 năm nhìn lại, chúng ta có đủ thời gian và cứ liệu lịch sử để khẳng định: Nhà cầm quyền Trung Quốc lúc đó đã vô cùng hoang tưởng khi đột ngột tấn công Việt Nam vào ngày 17.2.1797. Đây hoàn toàn là một cuộc xâm lược chứ không phải cuộc chiến phản vệ mà Trung Quốc từng rêu rao.

"Không truy kích quân xâm lược năm 1979 vì chúng ta muốn hòa bình"



Các đơn vị bộ đội chủ lực được điều lên Cao Bằng để tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (Ảnh tư liệu)

(Văn Hóa 17/02/2018) “Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, khi các quân đoàn chủ lực của quân đội ta thần tốc từ phía Nam trở ra cũng là lúc Trung Quốc tuyên bố rút quân. Khi đó, chúng ta có đủ điều kiện để truy kích, gây tổn thất cho quân xâm lược, nhưng chúng ta không làm vì chúng ta muốn có hòa bình”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên quyền Tư lệnh Quân khu 2, nguyên Tham mưu trưởng Mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1985-1989 chia sẻ.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy năm nay đã bước sang tuổi 89 nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông vẫn nhớ như in những ngày cuối tháng 2.1979, trên cương vị là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đã hành quân lên biên giới đánh địch. Ông nhớ lại:

Chiến tranh Biên giới 1979: Khúc bi tráng trên đỉnh Pò Hèn



Tập thể cán bộ chiến sĩ đồn Pò Hèn tháng 12/1979, chỉ vài tháng trước khi xảy ra cuộc chiến (Ảnh: Lại Cường)

(GDVN 17/02/2018) - Đồn biên phòng Pò Hèn (hay đồn 209, xã Hải Sơn, Móng Cái) một trong những địa danh mang theo khúc bi tráng trong cuộc chiến Biên giới 1979.


Tượng đài miền biên viễn

Một ngày cuối năm, chúng tôi có mặt nghĩa trang Pò Hèn, nơi yên nghỉ 86 chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc trong ngày 17/2/1979.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Lạng Sơn đau thương



(Infonet 17/02/2018) Trên hướng Lạng Sơn, quân Trung Quốc sử dụng 8 sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn 43, 50, 54 và 55 cùng 196 xe tăng, thiết giáp của 2 trung đoàn xe tăng thuộc Quân đoàn 55 và Quân khu Quảng Châu, chưa kể 80 xe tăng của Quân đoàn 43.

Hướng tiến công chủ yếu của địch nhằm mục tiêu vào Thị xã Lạng Sơn, đồng thời triển khai các mũi vu hồi đánh vào Lộc Bình, Tràng Định, Đình Lập nhằm thu hút và chia cắt lực lượng ta.

Chiến tranh biên giới 1979: Khi bộ đội địa phương VN đối đầu quân chính quy TQ



Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

(Infonet 17/02/2018) Đương đầu với đạo quân xâm lược hùng hậu của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang tại chỗ cùng nhân dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam.

Cuộc xâm lược được Bắc Kinh được tiến hành trên hai hướng. Cánh đông do Thượng tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou), Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 3 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị dân binh. Hỗ trợ cho hướng này là 6 trung đoàn xe tăng, 2 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Cánh quân này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam, trong đó trọng điểm là Cao Bằng và Lạng Sơn.

vendredi 16 février 2018

Chút tâm tình đầu xuân trên đất nước chưa bình yên



Nhân ngày đầu năm mới hôm nay 16/02/2018, tức mùng một Tết Mậu Tuất, RFI Việt ngữ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Du lịch Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Trước hết ông Mỹ nhấn mạnh đến truyền thống đoàn tụ, uống nước nhớ nguồn của người Việt trong ngày Tết.

jeudi 15 février 2018

Tổng thống Đài Loan chúc Tết « bạn bè » Trung Quốc

Nữ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay 15/02/2018 đã chúc mừng năm mới « các bằng hữu » Trung Quốc. Đáp lại, báo chí Hoa lục đã có phản ứng ôn hòa, trong khi lâu nay vẫn coi bà là nhà ly khai nguy hiểm.
Trong một thông điệp bằng hình ảnh nhân dịp Tết Mậu Tuất, bà Thái Anh Văn cho rằng đây là ngày lễ quan trọng đối với người dân cả hai bên eo biển Đài Loan, vốn có cùng những truyền thống như nhau. 

Chủ tịch đảng Cộng Sản trở thành tân thủ tướng Nepal

Tân thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli (P) ký giấy tuyên thệ nhậm chức trước sự hiện diện của tổng thống Bidhya Devi Bhandari (T). Ảnh 15/02/2018.

Người đứng đầu đảng Cộng Sản Nepal, ông K.P.Sharma Oli hôm nay 15/02/2018 đã được bổ nhiệm làm thủ tướng, hai tháng sau khi đảng này chiến thắng trong cuộc bầu cử quan trọng.
Ông Oli sẽ lãnh đạo chính phủ đầu tiên kể từ khi Hiến pháp mới được thông qua - theo đó chế độ quân chủ bị cáo chung, Nepal trở thành một nước cộng hòa liên bang, 11 năm sau cuộc nổi dậy của quân mao-ít.