Toàn cảnh phiên
khai mạc Quốc hội Việt Nam
tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 20/05/2013.
|
Bài đăng : Thứ hai 27 Tháng Năm 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 27 Tháng Năm 2013
Gần đây vào ngày 23/05/2013 báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là báo chí sẽ không được tham dự các phiên họp của Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu để miễn nhiệm và bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính, Tổng kiểm toán Nhà nước, cũng như phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
Vì sao Quốc hội là cơ quan dân cử cao nhất nhưng lại không cho
báo chí tham dự các phiên thảo luận ? Sự kiện thiếu dân chủ này lại diễn
ra vào lúc lần đầu tiên Quốc hội tổ chức việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Thưa
anh, sự kiện báo chí Việt Nam không được dự các phiên thảo luận của
Quốc hội, theo anh thì có phải do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sợ
lộ các thông tin bí mật liên quan đến việc bỏ phiếu tín nhiệm các nhân
vật trong chính phủ ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Về vấn đề này tôi cũng đang đặt câu hỏi. Tại sao báo chí lại không được tham dự những phiên họp thảo luận trong buổi đầu tiên trong lịch sử Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như vậy. Đối với một cơ quan dân cử cao nhất như Quốc hội, việc không cho báo chí tham dự là một biểu hiện thiếu dân chủ một cách lạ lùng.
Tôi viện dẫn một câu trả lời chính xác và đơn giản nhất cho câu hỏi trên, là ý kiến của ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nguyên là đại biểu Quốc hội, ý kiến của ông Thuyết như thế này : Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Còn bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia.
Ở những khóa Quốc hội trước, ông Nguyễn Minh Thuyết đã từng là một nghị sĩ nổi bật về nhiều ý kiến đóng góp và phản biện sắc sảo, điều mà tất nhiên không phải tất cả 500 đại biểu quốc hội đều có đủ dũng khí nói ra một các thẳng thắn và công tâm.
RFI : Nhưng thưa anh, khi cấm báo chí tham dự những phiên họp có nội dung không bí mật, thì chủ trương dân chủ hóa và công khai hóa của Quốc hội sẽ ra sao ?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Về vấn đề này tôi cũng đang đặt câu hỏi. Tại sao báo chí lại không được tham dự những phiên họp thảo luận trong buổi đầu tiên trong lịch sử Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như vậy. Đối với một cơ quan dân cử cao nhất như Quốc hội, việc không cho báo chí tham dự là một biểu hiện thiếu dân chủ một cách lạ lùng.
Tôi viện dẫn một câu trả lời chính xác và đơn giản nhất cho câu hỏi trên, là ý kiến của ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nguyên là đại biểu Quốc hội, ý kiến của ông Thuyết như thế này : Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Còn bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia.
Ở những khóa Quốc hội trước, ông Nguyễn Minh Thuyết đã từng là một nghị sĩ nổi bật về nhiều ý kiến đóng góp và phản biện sắc sảo, điều mà tất nhiên không phải tất cả 500 đại biểu quốc hội đều có đủ dũng khí nói ra một các thẳng thắn và công tâm.
RFI : Nhưng thưa anh, khi cấm báo chí tham dự những phiên họp có nội dung không bí mật, thì chủ trương dân chủ hóa và công khai hóa của Quốc hội sẽ ra sao ?