Affichage des articles dont le libellé est Xuất khẩu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xuất khẩu. Afficher tous les articles

mardi 11 mai 2021

Huy Đức - "Lối rẽ của một nền kinh tế" & Tầm vóc một con người


Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chỉ là 300 triệu USD, năm 2020 là 77,08 tỉ USD. Nhưng, các con số không thể nói hết ý nghĩa của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA Việt - Mỹ).

Trưởng đoàn Đàm phán BTA, ông Nguyễn Đình Lương đặt tên cho cuốn sách, gọi sự kiện này là "Lối Rẽ Của Một Nền Kinh Tế". Trên thực tế BTA đã lột xác không chỉ nền kinh tế. Ký BTA với Mỹ có nghĩa là Việt Nam phải sửa 73 luật, phải dứt khoát với nền kinh tế kế hoạch hóa, phải chuyển từ một nhà nước chỉ chú trọng lợi ích nhà nước, chú trọng quốc doanh sang một nhà nước bảo vệ lợi ích người dân và đảm bảo dân doanh.

Trong quá trình đàm phán 5 năm, thế lực mà các nhà đàm phán Việt Nam phải đối đầu không phải là "đế quốc Mỹ" mà là sự trì trệ, bảo thủ bên trong. Những cái đầu thủ cựu và quyền lực ấy không chỉ gây biết bao khó khăn cho các nhà đàm phán mà còn đánh mất rất nhiều cơ hội của đất nước.

mardi 27 avril 2021

Covid-19 : Mỹ cung cấp 60 triệu liều vaccin AstraZeneca cho các nước


Đăng ngày:

Trong những ngày gần đây, những chỉ trích đối với Mỹ càng nhiều trong bối cảnh Ấn Độ đang bị làn sóng Covid nhấn chìm, nhưng Washington vẫn chưa có kế hoạch gởi vaccin hỗ trợ.

Andy Slavitt, cố vấn Nhà Trắng về chống Covid viết trên Twitter : « Hoa Kỳ sẽ cấp 60 triệu liều vaccin AstraZeneca cho các quốc gia khác theo nhịp độ có được ». Ông bác bỏ cáo buộc Washington tồn trữ vaccin này mà không sử dụng, nhấn mạnh hiện nay Mỹ đang sở hữu rất ít.

mercredi 16 décembre 2020

2020 : Việt Nam, một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới


Đăng ngày:

Ứng phó mạnh mẽ với dịch bệnh, xuất khẩu tăng cao và tài chính công tương đối lành mạnh, đó là công thức đã giúp Việt Nam giữ vững được nền kinh tế, tuy còn xa so với tỉ lệ tăng trưởng dự kiến trước dịch là 6,8%.

Với không đầy 1.500 dương tính đa số từ người nhập cảnh và 35 trường hợp tử vong, dịch Covid đã được kềm chế nhờ có những biện pháp nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngay từ khi dịch bệnh khởi phát ở Vũ Hán, Việt Nam đã nhanh chóng cho cách ly hàng loạt, lập hệ thống theo dõi hết sức hiệu quả, kiểm soát chặt việc di chuyển. Sau ba tháng đóng cửa, hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường từ tháng Sáu.

mardi 21 avril 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Vai trò của Bộ Nông nghiệp ở đâu ?



I. ĐẤU TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO 

1. Ngày 20/4/2020, “Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo điều tra về dấu hiệu tiêu cực trong quản lý hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo thời gian qua mà báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp nêu nghi vấn” (Tuoitre.vn 20/4/2020).

Cũng trong ngày 20/4/2020, ông Đinh Tiến Dũng còn có công văn số 4764/BTC-VP gửi cấp dưới là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin tiêu cực trong xuất khẩu gạo của Tổng cục Hải quan.

2. Tiêu cực ở Tổng cục Hải quan nhiều không đếm xuể, không ai không biết, ông Đinh Tiến Dũng lại càng không thể không biết. 

dimanche 29 mars 2020

Hoàng Hải Vân - Giữa đại dịch toàn cầu, đối mặt với mất an ninh lương thực



Những người ủng hộ thị trường tự do (trong đó có tôi) không tán thành việc duy trì hạn ngạch xuất khẩu gạo, không tán thành việc quy hoạch cố định diện tích đất trồng lúa. 

Đối với họ, an ninh lương thực sẽ tự bảo đảm khi thị trường vận hành thông suốt và khi người nông dân tự quyết định làm cái gì trên mảnh đất của mình là có lợi nhất. Tóm lại là trong kinh tế thị trường, có tiền là có an ninh lương thực, càng có nhiều tiền thì càng không có lý do gì để sợ đói. 

Nhưng khi đại dịch toàn cầu đang diễn ra, họ phải nghĩ khác, không phải họ từ bỏ niềm tin vào thị trường, mà họ không thể không tính đến một tình huống chưa có tiền lệ đang hiện hữu.

jeudi 26 mars 2020

Mai Bá Kiếm - Bộ Công thương « buôn chính sách » cho doanh nghiệp ?



CHƯA CÓ BỘ NÀO “NGỘ” NHƯ CÔNG THƯƠNG:

Trong ngày 24/3, Thủ tướng, bộ Công thương và bộ Tài chính gửi cho nhau 3 công văn “hỏa tốc” và đề nghị “khẩn trương”, giống như nước ngập tới... đó!

Đầu tiên, Thủ tướng ra thông báo hỏa tốc, dừng xuất khẩu gạo từ 00 giờ ngày 24/3/2020 để bảo đảm an ninh lương thực vì đang bị dịch bệnh. 

Chấp hành nghiêm lệnh thủ tướng, bộ Tài chính ra công văn hỏa tốc yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua lương thực dự trữ.

lundi 17 février 2020

Mai Quốc Ấn - Chiến tranh vệ quốc tháng 2/1979 và kẽ hở biên giới những ngày có dịch


Tháng 2/1979, toàn dãy biên giới phía Bắc với Trung Quốc vang lên tiếng súng nổ. Giặc Tàu đã tràn sang bắn giết nhân dân ta, đốt phá tài sản và phá hoại một phần không nhỏ vùng đấy biên cương nước Việt.

“Chiến thuật biển người” Trung Quốc đã thất bại thảm hại trên toàn cục, nhưng nó cũng lộ ra những bí mật tày đình về nội gián tay trong mà trận Lão Sơn là minh chứng. Nhiều chiến sĩ đã ngã xuống vì kẻ thù biết trước kế hoạch từ cấp cao.

41 năm đã qua. Có một hiện thực tiếp nối chỉ phơi bày ra khi đại dịch Corona xuất hiện. Khẩu trang Việt Nam xuất qua Tàu từ chính ngạch đến tiểu ngạch. Điều lạ lùng của một nền sản xuất què quặt! Bởi một quốc gia vừa chế tạo được máy sản xuất khẩu trang vừa chế tạo khẩu trang như Đài Loan còn cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính phủ của bà Thái Anh Văn đã làm quá tốt câu chuyện vì quyền lợi quốc gia mà Đài Loan tuyên bố!

dimanche 3 novembre 2019

Phạm Ngọc Hưng - Tại sao Việt Nam không có thị trường môi giới cạnh tranh như Phi ?


Bảng quảng cáo của một công ty xuất khẩu lao động bên ngoài nhà máy Formosa, Hà Tĩnh, 28/10/2019.
Năm vừa rồi Philippines nhận được 32 tỉ đô la Mỹ tiền kiều hối, gấp 2.5 lần so với Việt Nam, trong đó có một phần lớn là do lao động xuất khẩu gửi về.

Trên thế giới, Phi đứng thứ 4 về xuất khẩu lao động, sau Ấn, Trung Quốc và Mễ. Nhưng nếu cần có một đơn cử để so sánh, thì không có nước nào gần gũi hơn Phi.

Lao động Phi có lợi thế hơn lao động Việt là nói tiếng Anh tốt hơn, tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của Phi là có một thị trường môi giới cạnh tranh.

Quang Vĩnh - Thảm nạn 39 người Việt chết : Đừng vội phủi tay !


Một góc xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Cách đây hai, ba năm các báo Việt Nam đã viết về “những ngôi làng tỉ phú ở xứ Nghệ”. Đó là những xã thuần nông, mỗi hộ có vài ba sào ruộng khoán nên người dân phải bươn chai khắp nơi để mưu sinh; rất nhiều người dân qua Lào làm ăn và thành đạt. Từ những năm 2000, dân huyện Diễn Châu, Nghệ An đua nhau xây nhà tầng.

Đặc biệt, tại Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, người dân xã Đô Thành (Yên Thành) bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang các nước Đức, Ba Lan, Anh, Australia… để tìm kiếm cơ hội làm ăn - hợp pháp có, bất hợp pháp có. Chỉ trong thời gian ngắn, Đô Thành thay da đổi thịt một cách nhanh chóng.

Từ đầu năm 1990 đến nay, đã 29 năm, Nhà nước có biết việc “xuất khẩu lao động” ở Nghệ An, Hà Tĩnh không? Có biện pháp nào ngăn chặn không? Ngày 30/10/19, Cảnh sát Anh vẫn đang điều tra và chưa rõ quốc tịch của 39 nạn nhân nhưng chiều ngày 30/10, cơ quan điều tra Tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”, diễn ra từ 2016 đến nay?

Tâm Chánh - Người Việt di cư và đạo lý sợi dây diều



Điều đáng ngạc nhiên là ở một xứ sở hàng 500 năm nay đối diện thường xuyên với nạn di cư, nhưng mớ tri thức mà chúng ta mang ra để trao đổi, tranh luận xung quanh thảm kịch 39 nhân mạng nghèo nàn không thể tưởng tượng.

Chúng ta từng có những cộng đồng di cư tạo ra vùng đất mới phía nam.

Rồi tiếp nối là cộng đồng di cư góp mặt một cách tích cực vào hình thành một thể chế có bản sắc văn hóa, cập nhật với thời đại ở một vùng đất rộng lớn, có ảnh hưởng mang tên Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng ta từng có những người chân đăng tạo ra dấu vết người Việt bên ngoài lãnh thổ.

jeudi 4 juillet 2019

Hàn Quốc có thể trả đũa việc Nhật hạn chế xuất nguyên liệu

Thương hiệu của Samsung Electronics tại trụ sở của tập đoàn tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/03/2018.

Seoul hôm nay 04/07/2019 cảnh báo có thể trả đũa, nếu Tokyo nhất quyết hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu cần thiết cho các công ty công nghệ cao Hàn Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Hong Nam Ki hôm nay tuyên bố « không loại trừ việc áp đặt các biện pháp tương ứng chống lại Nhật », vì Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Ông cũng cho rằng xung đột thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.

Tập đoàn Samsung Electronics Co và SK Hynix Inc, đứng đầu thế giới về chip điện tử và là các nhà cung ứng cho Apple cũng như Hoa Vi, có thể bị thiếu nguyên liệu nếu các hóa chất cần thiết cho việc sản xuất chip và màn hình điện thoại thông minh bị giới hạn bởi các thủ tục phức tạp của Nhật.

vendredi 28 juin 2019

Mỹ đòi Cam Bốt điều tra việc Trung Quốc vào Sihanoukville để né thuế

Cảng Sihanoukville, Cam Bốt. Ảnh chụp ngày 14/12/2018.

Hoa Kỳ hôm nay 28/06/2019 đòi Cam Bốt phải mở điều tra về đặc khu kinh tế Sihanoukville do Bắc Kinh đầu tư, sau khi phát hiện các thủ đoạn của các công ty Trung Quốc tại đây để tránh né mức thuế đánh vào các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Bà Emily Zeeberg, phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ, nói với hãng tin Reuters : « Hoa Kỳ sẽ truy lùng ráo riết các vụ hàng Trung Quốc đội lốt để tránh thuế, và sử dụng mọi công cụ pháp lý sẵn có để răn đe những vụ vi phạm luật thuế quan và thương mại của Mỹ », gồm các hình phạt dân sự, hình sự và các hành động thực thi pháp luật khác.

Bà nói thêm : « Chúng tôi kêu gọi chính phủ Cam Bốt xem xét kỹ càng việc quản lý và tuân thủ pháp luật ở đặc khu Sihanoukville ». 

mardi 25 juin 2019

Anh đòi hỏi điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát ở Hồng Kông

Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình Hồng Kông, ngày 12/06/2019.

Chính phủ Anh hôm nay 25/06/2019 yêu cầu mở điều tra độc lập về các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Hồng Kông, đồng thời ngưng việc xuất khẩu thiết bị an ninh sang đặc khu này.

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tuyên bố với các nghị sĩ là ông « rất quan ngại » về tình hình Hồng Kông, cho biết đã đề nghị chính quyền đặc khu mở các cuộc điều tra nghiêm túc về các vụ bạo động đã xảy ra. Ông Hunt khẳng định sắp tới chỉ xem xét việc cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí sau khi có kết quả điều tra.

Giấy phép được cấp gần đây nhất để xuất khẩu lựu đạn cay dùng cho việc huấn luyện cảnh sát Hồng Kông là vào tháng 07/2018, còn đạn cao su vào tháng 07/2015, trong khi việc xuất khẩu khiên cho cảnh sát chống bạo động đã bị Luân Đôn từ chối tháng 4/2019. 

lundi 14 janvier 2019

Ngoại thương sụt mạnh, khiến Bắc Kinh thêm khó khi đàm phán với Mỹ

Đậu nành Mỹ nhập về cảng Nam Thông (Nantong) tỉnh Giang Tô (Jiangsu) ngày 04/04/2018.

Theo số liệu được công bố hôm nay 04/01/2019, tuy thặng dư thương mại với Hoa Kỳ đạt kỷ lục vào năm ngoái, nhưng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm hẳn trong tháng 12/2018. Tình hình này cho thấy nền kinh tế thứ nhì thế giới đang chao đảo do cuộc thương chiến Mỹ-Trung, gây thêm áp lực trong cuộc đàm phán thương mại của Bắc Kinh với Washington. 

Bloomberg cho biết xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2018 sụt mất 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tệ hại nhất kể từ 2016. Bối cảnh u ám này gây thêm khó khăn cho các nhà đàm phán Bắc Kinh, đang tìm kiếm một thỏa thuận với chính quyền Donald Trump để thoát khỏi ngõ cụt hiện nay.

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm đến 7,6%, cũng tồi tệ nhất kể từ năm 2016, cho thấy nhu cầu tiêu thụ trong nước đã chậm lại.

vendredi 4 janvier 2019

Nguyễn Quang Duy- Tại Sao Người Ta Cứ Nói “Samsung 100% nước ngoài”?




Một lớp dạy sửa điện thoại của Samsung tại Việt Nam. Ảnh An Trần/Zing

Khai mạc Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội ngày 19/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết “… người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn”.Theo Thủ tướng, Samsung có tỉ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%.

Chuyện ốc vít ở Việt Nam…

Điện thoại cầm tay cần hằng ngàn bộ phận khác nhau. Đơn giản nhất là những ốc vít, tất cả đều cần mức độ tinh xảo và chính xác tuyệt đối, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của điện thoại, đến uy tín và đến thương hiệu của Samsung.

Vì thế Samsung vẫn phải nhập cảng hay phải tự sản xuất tất cả các bộ phận kể cả ốc vít để lắp ráp tại Việt Nam, người ta nói “Samsung 100% nước ngoài” là không có gì quá đáng.

lundi 10 décembre 2018

Nga xuất khẩu vũ khí thứ nhì thế giới trong năm 2017

Một mẫu trực thăng do Nga sản xuất được trưng bày tại Hội chợ Quốc phòng Ai Cập ngày 03/12/2018.

Nga trong năm 2017 đã vượt qua Anh quốc, trở thành nước sản xuất vũ khí thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm công bố ngày 10/12/2018 cho biết như trên.

Kỹ nghệ vũ khí Nga chiếm 9,5% lượng bán của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2017, với doanh số 37,7 tỉ đô la, tăng 8,5% so với năm 2016. Lần đầu tiên kể từ năm 2002, Anh Quốc bị sụt xuống hàng thứ ba với 9% lượng vũ khí thế giới. Pháp vẫn giữ nguyên vị trí thứ tư (5,3%), còn Hoa Kỳ luôn chiếm hàng đầu, bỏ xa các nước khác.

vendredi 20 avril 2018

Hoa Kỳ nới rộng quy định bán máy bay không người lái

Một lính Mỹ đang giới thiệu máy bay do thám không người lái (Unmanned Aircraft Systems - UAS) trong cuộc luyện tập ANTX18, tại Camp Pendleton, California, Hoa Kỳ, ngày 20/03/2018.

Nhà Trắng hôm qua 19/04/2018 loan báo đã gỡ bỏ một số hạn chế về việc bán các loại máy bay không người lái (drone) tân tiến nhất, nhằm tăng cường sức mạnh cho các quân đội đồng minh và cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường vũ khí.

Theo ông Peter Navarro, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, quyết định này chủ yếu liên quan đến các loại máy bay chiến đấu không người lái, cho phép các tập đoàn vũ khí Mỹ chủ động buôn bán trực tiếp với khách hàng ngoại quốc - là các đồng minh và đối tác được cho phép - thay vì phải xin phép chính phủ như dưới thời ông Obama. Đồng thời cạnh tranh được các sản phẩm sao chép có chất lượng thấp của Trung Quốc.

samedi 23 septembre 2017

Trung Quốc ngưng xuất xăng dầu sang Bắc Triều Tiên

Một trạm cung ứng xăng dầu ở Bình Nhưỡng.

Bắc Kinh hôm nay 23/09/2017 loan báo ngưng xuất sang Bắc Triều Tiên một số sản phẩm dầu khí, đồng thời ngưng nhập khẩu hàng dệt may của nước láng giềng này, theo như nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại Bình Nhưỡng, giá xăng dầu đã tăng lên 20%.
Thông cáo của bộ Thương mại Trung Quốc cho biết việc xuất khẩu dầu đã được tinh chế sẽ bị ngưng kể từ ngày 1/10 tới. Còn việc giao khí nén và khí hóa lỏng được chấm dứt ngay từ ngày mai 24/9, cùng với việc ngưng nhập khẩu hàng dệt may từ Bắc Triều Tiên.

vendredi 21 juillet 2017

Kinh tế Bắc Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất từ 17 năm qua

Trung tâm thương mại Kwangbok (Giải phóng) tại Bình Nhưỡng. Ảnh ngày 04/06/2017.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc hôm nay 21/07/2017 khẳng định, nền kinh tế Bắc Triều Tiên trong năm 2016 đã tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ 17 năm qua, chủ yếu do xuất khẩu gia tăng.
Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Bắc Triều Tiên đã tăng 3,9% trong năm ngoái, cao nhất kể từ năm 1999 đến nay.

mercredi 7 juin 2017

Philippines ngưng xuất khẩu lao động sang Qatar

Cảnh khu chợ Wakif ở Doha, Qatar. Ảnh ngày 06/06/2017.

Hai ngày sau khi Qatar bị các nước láng giềng cắt đứt quan hệ với cáo buộc ủng hộ khủng bố, Philippines hôm 06/6/2017 loan báo ngưng gởi lao động đến Doha cho đến khi có lệnh mới. Hiện nay có trên 200.000 người Philippines làm việc tại Qatar, đặc biệt là trong lãnh vực giúp việc nhà.
 Từ Manila, thông tín viên RFI Marianne Dardard cho biết thêm chi tiết :