Affichage des articles dont le libellé est Thiên nhiên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thiên nhiên. Afficher tous les articles

mercredi 6 septembre 2023

Phó Đức An - Có ai nghe được tiếng thở dài của rừng thiêng?

Đó là tiếng thở dài não nề của một khu rừng nguyên sinh sắp bị hủy diệt bởi những lý do nhẹ tênh, mà bên cạnh đó vẫn có những phương án khác thay thế!

Mấy bữa nay cộng đồng mạng và xã hội rộ lên sự phản đối, phẫn nộ về hồ chứa nước Ka Pét. Bởi dự án này sẽ phải phá hủy đi 600 hecta rừng tự nhiên ở xã Mỹ Thạnh có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, có rất nhiều loại gỗ quý, như: lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng. Người dân địa phương cho biết họ từng gặp nhiều loài động vật trong rừng như rùa, nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà.

Phá một khoảng rừng quý giá ngàn năm để chỉ vì một số nhu cầu không xứng tầm như cung cấp nước cho nông nghiệp, khu công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng hạ du Hàm Thuận Nam.

Nguyễn Ngọc Chu - Giải pháp cho rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh và hồ chứa nước Ka Pét

 

Xem bản đồ của Google, rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh có màu xanh đậm nhất trên toàn bộ giải đất phía Nam Tây Nguyên và Bình Thuận, kéo dài từ Gia Nghĩa, qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Mở rộng lên toàn bộ đất nước thì Mỹ Thạnh là một trong số rất ít các vùng có màu đậm nhất.

Nhìn bản đồ rừng Việt Nam từ năm 1945 qua các thời kỳ mà trong lòng như có muối xát. Chúng ta không chỉ làm ngắn tuổi thọ chính mình, mà đang cắt từng phần tuổi thọ của các đời con cháu.

1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT

Nghĩ rằng, trước khi quyết định triệt phá 680,41 ha rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhiệm kỳ 2010-2015 đã phải “nhắc lên, đặt xuống” nhiều lần. Và dự đoán rằng, trước khi bấm nút thông quyết định biến 680,41 ha rừng nguyên sinh thành lòng hồ Ka Pét, 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã “rất trăn trở.”

mardi 5 septembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - 600 hecta rừng ở Bình Thuận sắp bị xóa sổ

 

Tin tỉnh Bình Thuận chuẩn bị khai thác khu rừng tự nhiên hơn 600 hecta ở xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế, xã hội khiến dư luận lo lắng. Những người yêu rừng, gắn bó với rừng và có khát khao muốn giữ lại rừng cho quê hương cảm thấy lo âu.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét dung tích hơn 51 triệu m3 đã được Quốc hội thông qua chủ trương năm 2014 với tổng mức đầu tư 874 tỉ đồng. Hồ xây dựng với mục đích cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng Hàm Thuận Nam.

Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh luôn bị khô hạn, lượng mưa rất ít và thiếu nước nghiêm trọng. Làm một cái hồ lớn để cải tạo môi trường giúp dân có cuộc sống khá hơn là việc nên làm.

Thọ Nguyễn - Văn hóa mì tôm

 

Một cô cháu mới sang Đức học nghề tâm sự với mẹ là sang đây thèm mì tôm quá. Chắc vì cháu mới sang nên chưa biết chỗ mua (và giá cũng rẻ lắm).

Gia đình cháu thuộc diện nghèo ở Hà Tĩnh nên mì tôm là bạn đồng hành với cháu từ bé. Trong đại dich Covid, nhiều gia đình đã phải ăn mì tôm cầm hơi cả tháng trời. Nói đến cứu trợ thiên tai, ai cũng nghĩ ngay đến các hộp mì được chở bằng thuyền thúng đến từng gia đình bị nạn.

Mì tôm là cái tên dân gian của tất cả các loại mì ăn liền, dù nó có vị tôm, vị bò hay vị lợn. Sau 30.04.1975, chiến tranh mới kết thúc, đất nước chia kịp thống nhất thì cái dạ dày người miền Bắc đã được hưởng thành quả thống nhất qua các loại mì Vifon, Miliket, Vị Hương v.v… Anh nào đi miền Nam ra xách được thùng ‘’Hai-tôm Miliket“ tặng mẹ bạn gái thì chắc ăn 100%. Về sau mì được đóng thành bao ny-lon 50 gói một, phân phối về các cơ quan. Công đoàn chỉ còn mỗi việc phân chia cho cán bộ. Cứ thế mì ăn liền gắn bó với cuộc đời của rất nhiều người Việt.

Mai Quốc Ấn - Đem thóc giống nấu cơm

 

Rừng chính là nơi giữ nước tốt nhất!

Nó cũng giữ yên các kết cấu địa chất bản địa nếu rừng đó trồng đúng cây bản địa.

Phá rừng để xây hồ thủy lợi là một điều tương tự như đem thóc giống nấu cơm.

Sự cố nứt đập thủy lợi Đak N’Ting ở Đak Nông đến mức phải sơ tán dân tránh nguy cơ có lẽ là một lời cảnh tỉnh, nhưng nó không có tác dụng với Bình Thuận.

Hoàng Nguyên Vũ - Quốc hội thông qua vì lý do gì ?

 

Một sáng nghỉ lễ, đọc báo, hốt hoảng khi thấy thông tin 600 hecta rừng nguyên sinh ở Bình Thuận (trong đó có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông) sẽ bị đốn hạ, để làm hồ thủy lợi Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam).

Đây là khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt với nguồn tài nguyên gỗ khủng, rất giàu. Và là một hệ sinh thái thiên nhiên quý báu, với nhiều nguồn gen đang được bảo vệ trong đó.

Lý do vỏn vẹn mà tờ VnExpress đăng, là "để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế", có diễn giải một chút là phát triển nông nghiệp và khu công nghiệp. Chưa có bất cứ điều gì cụ thể.

Tạ Duy Anh - Quốc hội cần khẩn cấp xem lại

 

Từ lâu tôi đã rất ngạc nhiên và bức xúc với việc tại sao vùng đất hạn hán Bình Thuận, Ninh Thuận cứ mãi chịu cảnh thiếu nước. Đến mức có năm cừu, bò không có cỏ để ăn, còn người dân thì phải dùng cả nước ô nhiễm nặng để sinh hoạt?

Phát triển không thể đồng đều tuyệt đối, nhưng đừng chênh lệch đến mức khiến một bộ phận dân cư nào đó sống với cảm giác họ bị lãng quên, hoặc tệ hơn nữa, bị bỏ rơi.

Vì thế, khi nghe Quốc hội đồng ý đầu tư một hồ thủy lợi với sức chứa hơn 50 triệu mét khối nước, thú thực là tôi thấy lòng có chút nhẹ nhõm.

dimanche 27 août 2023

Nguyễn Gia Việt - Người Việt Nam đang ghiền mùi hóa chất

 

Trời nóng, điên đầu khi một ai đó vừa bước ngang qua mình mà người ta xúc dầu thơm quá đậm đặc. Dầu thơm là thoảng nhẹ thôi, nhưng giờ đây nhiều người xịt dầu thơm như xịt nước mắm vậy.

Rồi bị mùi nước xả vải ám ảnh nữa, cái mùi kinh khủng và rẻ tiền trên người của đồng loại đi qua đi lại chung quanh ta. Họ muốn thể hiện điều gì ta?

Nhiều người Việt Nam ngày nay thích mùi ở bất cứ cái gì, thí dụ khăn giấy hay khăn ướt. Cái mùi hóa chất nồng nặc.

samedi 29 juillet 2023

Mai Quốc Ấn - Làm lỗ, vẫn cứ phá

 

Bạn tôi đi qua một ngọn núi xanh cách đây mấy năm.

Giờ lại đi qua chốn cũ, núi đã biến dạng xấu xí khác hoàn toàn cảnh cũ. Và có lẽ lần sau quay lại, núi sẽ biến mất.

Bạn nói: “Chưa thấy nước nào nhiều nhà máy xi măng như nước mình. Phá hết vẫn lỗ nghìn tỉ.”

samedi 10 juin 2023

Thọ Nguyễn - Trẻ em và kỹ năng sống

 

Hôm nay 10.06. 2023 tổng thống Columbia Petro Gustavo đã đăng trên Twitter của ông tin mừng: bốn cháu bé bị mất tích sau vụ tai nạn máy bay hôm 01.05 đã được quân đội Columbia tìm thấy trong rừng già Amazon.

Sau 40 ngày chống chọi với đói khát và mọi điều kiện khắc nghiệt của hoang dã, bốn cháu bé tuy mất nước nhiều nhưng đều khỏe mạnh.

Bốn chị em, lớn nhất 14 tuổi, rồi 9, 4 tuổi và em bé nhất mới chưa đầy một tuổi là con một gia đình thổ dân da đỏ. Các cháu cùng mẹ bay trên một chiếc Cesna 206 để đến thăm ông bố là một người bị quân thổ phỉ FARC (Du kích cánh tả Con Đường Sáng) truy bắt nên phải bỏ quê đi trốn. Không may trên đường chiếc máy bay gặp thời tiết xấu nên đâm xuống một khu rừng rậm thuộc Amazon.

vendredi 23 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Một cánh rừng trong lòng thành phố được cứu


Trong khi nhiều nơi rừng bị hủy diệt vô tội vạ vì túi vàng lũ lợi ích nhóm, thì có một tin thật vui :

Bình Thuận đang xem xét bảo tồn, phát huy giá trị khu rừng ngập mặn rộng hơn 32 ha còn sót lại giữa lòng thành phố Phan Thiết.

Theo báo nhà nước: "Ngày 20/4, ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, tới đây Thường trực Tỉnh ủy họp bàn hướng bảo tồn khu rừng ngập mặn quý hiếm duy nhất ở thành phố biển này.

mardi 26 janvier 2021

Mai Thanh Hải - Hoa đào ở đồn Lũng Cú


Hà Giang là thủ phủ của hoa đào, nhất là mạn Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc toàn đá là đá.

Dạo trước, chả nhớ ông lãnh đạo nào nổi hứng bắt trồng cây hoa anh đào của Nhật, khiến mấy huyện vùng cao nguyên đá lại phải hì hục trồng xen kẽ, chỗ này đào Hà Giang chỗ kia đào Nhật Bản.

Đất nước mình lạ thiệt, cái cần học bên ngoài để phát triển đất nước không học, lại cứ nhăm nhăm đi học mấy thứ "chim hoa cá gái", vớ vẩn linh tinh.

dimanche 24 janvier 2021

Khoa Minh - Tự đập nồi cơm của con cháu mình


Dạo quanh một vòng một bến cá ở Lagi, Bình Thuận, nơi ngư thuyền cập bến và bán sỉ cho thương lái mà không khỏi giật mình.

Các thuyền cá cỡ nhỏ cập bờ liên tục, và những thúng hải sản các loại được mua bán tại chỗ. Lại gần và nhìn kỹ thì thấy 95% các loại cá, cua ghẹ, tôm biển... đều rất nhỏ.


Thương lái mua từng thúng, từng sọt rồi đổ ra nền vỉa hè, chỉ chọn lọc lấy 4-5% có thể bán được, còn lại đổ hết như một loại rác thải.

lundi 4 janvier 2021

Nguyễn Đình Bổn - Ngẫm nghĩ bên hoa: Nhỏ đi !


Khi những chậu cúc Đà Lạt bắt đầu nở rộ sân nhà tôi, sáng ngồi uống trà tôi nhìn thấy một đàn ong rất nhỏ, bằng đầu tăm xỉa răng bay về hút mật. Chúng cần mẫn làm việc của mình, không hề đoái hoài rằng xung quanh chúng, trong cái thành phố ô nhiễm và ngày một phình to này, rất nhiều sinh vật lớn từng ngụ cư nơi đây đã tuyệt chủng, hoặc đã trốn chạy để bảo toàn sinh mạng.

Sự tiến hóa chứng minh rằng nhỏ là một lợi thế sinh tồn. Khủng long hay voi ma mút và các loài chim khổng lồ đã tuyệt chủng từ lâu. Cùng thời với nó, con gián bé nhỏ và gớm ghiếc dưới gầm bàn còn vươn râu thách thức bạn hàng đêm.

Nhỏ hơn tất cả, sinh ra đầu tiên trên hành tinh này, con virus vẫn đang tiến hóa và làm cả nhân loại lao đao, và khi giống người ngạo mạn đầy lòng tham muốn kia tuyệt chủng, chúng vẫn còn tồn tại, thậm chí chu du giữa các thiên hà.

mardi 29 décembre 2020

Nguyễn Đức Thạch - Ngậm ngùi cao sơn


Những đỉnh non cao hùng vĩ luôn gợi niềm khao khát, thôi thúc bước chân khám phá của con người. Đường lên đỉnh gian nan vất vả khiến cao sơn dễ thành chốn linh sơn trong tâm tưởng, nơi bao người chỉ có thể ước mơ và ngưỡng vọng mà thôi.

Rồi tới một ngày, ước mơ “chinh phục đỉnh cao” nhẹ nhàng trở thành hiện thực, nóc nhà Đông Dương 3143 mét không còn vời vợi gió mây. Cáp treo Fansipan giúp triệu người hưởng cảm giác “Thanh Vân đắc lộ”.

Từ ngày đó, có một Fansipan đã trở thành quá khứ.

lundi 14 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Sếu ơi, bao giờ trở lại


Chỉ còn 15 ngày nữa năm 2020 kết thúc, gã nhận tin rất buồn: không một con sếu đầu đỏ nào trở lại Việt Nam.

Cách đây 10 năm gã ghé thăm nhà nhiếp ảnh Minh Lộc ở Cao Lãnh. Ông khoe hàng trăm bức hình sếu đầu đỏ mà hàng chục năm trời ông săn chụp được ở Tràm Chim Tam Nông, Đồng Tháp.

Điều mà nhà nhiếp ảnh già ấy đau đáu lo sợ, là đến một ngày nào đó sếu đầu đỏ sẽ không còn về. Gã biết ông thấp thỏm rớt nước mắt với những con số tưởng chừng vô hồn kia: năm 2015 chỉ 11 con về. Năm 2017 chỉ 7 con về.

vendredi 27 novembre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Đem cây rừng về nhà


Thời nay ở xứ Việt, người ta không chỉ vào rừng lấy gỗ về làm những ngôi nhà đồ sộ tốn hàng trăm mét khối. Không chỉ đốn cây rừng về làm bàn ghế, tủ giường chạm khắc lởm chởm để chứng tỏ mình giàu, mình là giới quý tộc. Những trọc phú thời nay còn đốn nguyên cả cây rừng cổ thụ về trồng ở sân nhà mình.

Đem cây rừng về nhà người ta gọi là "di thực". Rừng tan hoang vì thủy điện, rừng không còn vì những thú sở hữu của những kẻ lắm tiền.

Cây rừng với đường kính cả thước hoặc nhỏ nhất cũng nửa thước mất cả trăm năm mới thành. Nay bị đào bới, cắt rễ, lặt nhánh mang về đứng chơ vơ trong sân của những biệt phủ mênh mông.

dimanche 25 octobre 2020

Hoàng Hải Vân – Lời cầu khẩn của rừng


“Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẳm

Rừng điêu tàn là Tổ Quốc điêu linh”

Hai câu thơ trên nhà lâm sinh Hoàng Đình Bá đọc tôi nghe từ hơn 30 năm trước. Nó chính là hai câu cuối của bài thơ “Lời cầu khẩn của rừng” rất phổ biến trong giới khoa học và sinh viên lâm sinh ngoài Bắc cũng như trong Nam :

lundi 19 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Thiên nhiên nổi giận hại nhầm người !


Lũ lụt ở miền trung đang diễn ra trầm trọng nhất trong vòng 10 năm qua. Nhiều người chết cuốn trôi theo dòng nước, nhiều người chết vùi dưới đất lở, nhiều người không tìm ra tung tích, vô số người mất nhà cửa chiếu đất màn trời. Đau thương không kể sao cho xiết.

Tất cả đều là dân nghèo, là bộ đội và những người dấn thân đi cứu nạn. Đau thương đang chồng chất lên đau thương.

Không nghi ngờ gì nữa, mức độ trầm trọng của lũ lụt ngày càng gia tăng là do rừng bị phá để lấy gỗ, để làm thủy điện và để chiếm giữ phục vụ cho lợi ích thiển cận của một bộ phận những kẻ tham lam có thế lực và quan chức.

samedi 30 mai 2020

Thiếu văn minh với loài vật, Trung Quốc khó bước lên hàng đại cường

Tê tê, món ăn mà người Trung Quốc cho là bổ dưỡng, được buôn lậu từ Miến Điện.
Đăng ngày:


Như vậy những động vật nào có thể bị ăn thịt?Một danh sách năm 2014 kê ra 159 loài sống trên cạn thuộc 7 hạng, trong đó phổ biến là heo, bò, cừu, gà vịt… có cả nai, nhưng không có bồ câu và chim cút ! Danh sách này cần phải điều chỉnh lại vì gồm cả những động vật hiếm phải bảo vệ. Còn đối với động vật sống dưới nước, đa số vật nuôi đều được phép ăn thịt kể cả cá sấu và cá tầm.

Trong khi những người nuôi thú hoang để giết thịt bán đấu tranh cho một « danh sách trắng », thì giới bảo vệ động vật tung ra chiến dịch vì một « danh sách đen » những loài vật không nên ăn thịt, còn Liên minh Trung Quốc bảo vệ các loài thú họ Mèo (CFCA) lập ra « danh sách đỏ ». Trong danh sách đỏ này có cả những loại thường được tiêu thụ trong các nhà hàng như cá chuột mũi dài để ăn lẩu, hãi mã để nấu súp…

« Văn hóa hạ cấp »