Affichage des articles dont le libellé est Tư nhân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tư nhân. Afficher tous les articles

mardi 17 décembre 2019

Tâm Chánh - AVG và họa đặc thù


Nguyễn Bắc Son ráo riết chăm lo cho một chiến sĩ tư nhân mới toanh trên mặt trận thông tin truyền thông là lớp vỏ câu chuyện. Cốt lõi nằm ở chỗ khác.

Cách thức mà hệ thống quan chức thực hiện sáng kiến AVG cho thấy, có thể người ta gắn đuôi cho kinh tế thị trường chỉ là khư khư rịt giữ một thứ chiến lợi phẩm chưa chia. Nhưng vỡ lỡ ra mới hay còn gì trong hệ thống hiện tại mà bọn người ấy đã không thương mại hóa ?

Những thứ duy trì kiểu ứng xử đặc thù cho nó chỉ là lối tư duy của người phúc ta. Của càng còn của người thì phúc ta còn dày dạn.

mardi 22 octobre 2019

Mai Bá Kiếm - Từ Vinaconex đến Viwasuppo : Hết cơn bỉ cực đến hồi « thới lai » !!!



Ngày 24/4/2004, Dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội được khởi công, là một dự án nhóm A do Thủ tướng phê duyệt, nhằm cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội và các đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn…được ổn định, thường xuyên.

Tuy “sinh sau, đẻ muộn” sau các nhà máy nước ở Sài gòn cả thế kỷ (mà tiền thân là Compagnie des Eaux et d’Électricité de Saigon (viết tắt CEE- Công ty Điện nước Sài Gòn, còn bị các “ký giả ăn mày” mỉa mai CEE là “chảy êm êm”). Và tuy mang tiếng là Dự án nước mặt sông Đà, nhưng không đặt họng lấy nước trực tiếp từ dòng chảy sông Đà, mà lấy từ hồ Đầm Bài, dẫn theo các kênh mương hở lộ thiên vào nhà máy nước Sông Đà.

Vì vậy, mới có chuyện ô nhiễm chất dầu thải từ ngày 9 đến 15/10 vừa qua.

vendredi 18 octobre 2019

Nguyễn Thị Oanh - Hóa ra việc cấp nước cho thủ đô là của tư nhân !


Khi câu chuyện “mất nước” của Hà Nội hiển hiện ngày càng rõ nét trên mạng lưới truyền thông, tôi (và chắc nhiều người khác cũng giống vậy) mới ngỡ ngàng biết rõ một sự thật rằng: Hóa ra bấy lâu nay, một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thủ đô đã thuộc về tư nhân ! 

Bởi lẽ Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà (gọi tắt theo tên tiếng Anh là Viwasupco, chủ đầu tư của Nhà máy nước Sông Đà - đơn vị cung cấp nước chủ lực cho Hà Nội và bán buôn cho rất nhiều công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố) hiện đang được sở hữu bởi hai cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX (giữ tỉ lệ 60,46% cổ phần), còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (35,95% cổ phần). Nghe nói ông chủ của Gelex là một nhân vật thuộc thế hệ 8X còn rất trẻ!

Việc mua bán, thâu tóm cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hóa là chuyện bình thường nếu không có gì vi phạm các quy định của pháp luật. Điều đáng nói ở đây là khi xảy ra việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và cách xử lý vô trách nhiệm của Viwasupco, liệu có mấy ai giật mình tự hỏi vì sao nguồn nước sinh hoạt thiết yếu cho nhân dân lại có thể để phụ thuộc vào một cá nhân hay nhóm người nào đó ? 

dimanche 28 juillet 2019

Nguyễn Quang Duy - Đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển quốc gia


Một chuyền may tại Nhà máy Dệt may Thành Công ở Saigon, 09/07/2019.

Ngày 10/06/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phổ biến Bạch Thư (Sách Trắng) doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.

Tư nhân nhiều nhưng nhỏ

Theo Bạch Thư vào thời điểm 31/12/2017, Nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn, cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động. Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng. Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn. 

Tư nhân chịu thua thiệt

Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỉ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỉ đồng, 200.900 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc. Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỉ đồng vốn, 11,7 triệu tỉ đồng doanh thu, 291.600 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc. Tính trung bình nhà nước cần hơn 3 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu, tư nhân chỉ cần một nửa, nghĩa là 1,5 đồng vốn đã tạo được 1 đồng doanh thu. Cứ 2 tỉ vốn tư nhân lại tạo được 1 công ăn việc làm, nhưng phải cần bốn lần, tức 8 tỉ vốn đầu tư nhà nước mới tạo ra 1 công việc. 

vendredi 7 décembre 2018

Cuba đổi ý, nới lỏng cho kinh tế tư nhân

Một tiệm sửa chữa và cho thuê xe đạp tại La Habana (Cuba), ngày 04/08/2018.

Chính quyền Cuba hôm qua 05/12/2018 đã có động thái bất ngờ : loan báo không áp dụng một số những luật lệ nhằm siết chặt kinh tế tư nhân, lẽ ra sẽ có hiệu lực từ ngày mai.

Nhìn nhận rằng 20 đạo luật được đăng trên Công báo từ hôm 10/7 đã gây hoang mang và bất bình trong lãnh vực tư nhân, bộ trưởng Lao động Margarita Gonzalez thông báo trên truyền hình, là một số luật sẽ được sửa đổi.

dimanche 5 août 2018

Hoàng Hải Vân - Báo chí tư nhân, sao chưa hợp pháp hóa ?



Hồi tôi còn làm Tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên, lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân lớn có mang đến đề án lập một báo điện tử, đề nghị Thanh Niên “đứng tên”. Tôi hỏi sau đó thì sao, người này bảo Công ty sẽ nộp cho Thanh Niên một khoản lệ phí hàng tháng, Thanh Niên chỉ giám sát nội dung và thu tiền, mọi thứ họ làm từ A đến Z, lời hay lỗ họ tự chịu trách nhiệm. 

Tất nhiên Thanh Niên không đồng ý cho thuê danh. Họ đã mang đến một cơ quan khác và một báo điện tử đã ra đời do cơ quan này làm “chủ quản”. Đó là một trong nhiều tổ chức báo chí tư nhân đang tồn tại trong thực tế mười mấy năm nay ở nước ta, họ hoạt động tương đối chuyên nghiệp, với lượng người đọc rất lớn. 

mercredi 9 mai 2018

Tâm Chánh - Bà Quyết Tâm đã lố quyết tâm



Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tiếp xúc cử tri quận 2 ngày 09/05/2018. Ảnh Infonet

Phát triển sẽ mang bộ mặt tham tàn nếu đảng còn kinh doanh các dự án kiểu công ty Tân Thuận.

Điều cay đắng với nhân dân là đất của toàn dân được chính quyền giao cho doanh nghiệp của đảng. Rồi công ty của đảng cũng chẳng có làm ăn gì ngoài việc đem bán cho một doanh nghiệp với giá rẻ mạt.

lundi 26 février 2018

Trung Quốc siết chặt gọng kềm quanh các tập đoàn tư nhân nợ nần

Trụ sở tập đoàn bảo hiểm tư nhân An Bang tại Bắc Kinh.

Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát đối với các tập đoàn tư nhân ? Nhiều nhà phân tích dự báo như thế, sau khi Bắc Kinh nắm lấy An Bang, tập đoàn bảo hiểm lớn thứ ba Trung Quốc, với quyết tâm kết thúc các rủi ro tài chính của nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Cơ quan giám sát các định chế bảo hiểm, hôm thứ Sáu tuần trước đã gây ngạc nhiên khi loan báo sẽ nắm quyền lãnh đạo ít nhất trong vòng một năm, đối với tập đoàn An Bang (Anbang), nổi tiếng với thương vụ mua lại khách sạn sang trọng Waldorf Astoria ở New York năm 2014.

mercredi 10 janvier 2018

Huỳnh Ngọc Chênh - Soi chuyện «đốt lò» dưới góc độ biện chứng



Một vài hiện tượng riêng lẻ không nói lên được bản chất của sự việc, nhưng nhiều hiện tượng đồng loạt diễn ra, và diễn ra phổ biến, thì có thể kết luận về bản chất của sự việc.

Sự việc ở đây là: các tập đoàn kinh tế quốc doanh. 

Hiện tượng diễn ra là: thua lỗ, thất thoát tài sản và tham ô.