Affichage des articles dont le libellé est Sách giáo khoa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sách giáo khoa. Afficher tous les articles

jeudi 15 octobre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Những sai lầm mang tính nguyên tắc trong biên soạn sách giáo khoa mới


Những điều viết dưới đây là đề cập chung cho các bộ sách giáo khoa (SGK) mới, chứ không chỉ riêng cho ‘Cánh Buồm’ hay ‘Kết nối trí thức với cuộc sống’; và liên quan đến tất cả cả các môn, chứ không riêng gì Tiếng Việt hay Toán.

Mục đích bài viết không phải để chỉ trích cá nhân hay bộ SGK cụ thể, mà là để rút kinh nghiệm cho tương lai, mong có được các bộ sách giáo khoa mới tốt hơn. Tốt hơn theo 5 phương diện:

1. Học ít mà biết nhiều.
2. Biết những điều quý giá hữu ích.
3. Không mất nhiều thời gian.
4. Không tốn nhiều công sức.
5. Không mất nhiều tiền bạc.

mardi 13 octobre 2020

Trịnh Hồng Thọ - Vụ sách giáo khoa Cánh Diều : Chửi không đúng lúc, đúng người

 


Cả tuần qua, dư luận mạng dậy sóng xung quanh cuốn sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 của Nhóm Cánh Diều. Có quá nhiều vấn đề cần đặt ra, thậm chí tôi nghĩ có thể nhân đây mở một diễn đàn chấn hưng tiếng Việt.

Qua cách giải thích của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên, và nhìn thành phần chủ biên gồm toàn giáo sư với tiến sĩ, nhưng cho ra đời một cuốn sách tệ hại như thế, đủ thấy tiếng Việt đã và đang bị phá nát như thế nào!

Vấn đề chuyên môn đặt ra thì nhiều, và cần phải được đào sâu, tuy nhiên có một điều có thể nói ngay, đó là việc mọi người chửi đồng loạt, mạnh mẽ, nhưng thật ra không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Cơn sóng giận dữ vừa qua chỉ mới liếm quanh chân bức tường đá giáo dục trì trệ khổng lồ.

Hoàng Hải Vân - Sách giáo khoa « xã hội hóa » : Láo toét !

 


Nghe quý vị giáo sư Cánh Diều luôn mồm nói bộ sách giáo khoa lớp 1 của quý vị là sách “xã hội hóa”, rồi dẫn nghị quyết này chủ trương nọ về xã hội hóa sách giáo khoa để chứng minh rằng quý vị đây đang đi tiên phong khai phóng nền giáo dục nước nhà, chỉ muốn chửi : Láo toét !

Mọi người cần biết, khoảng vài chục năm nay nhiều ý kiến có trách nhiệm của giới khoa học và dân chúng đề nghị xóa bỏ tình trạng độc quyền, phải nói thẳng là rất đáng kinh tởm của Bộ Giáo dục đối với sách giáo khoa thông qua nhà xuất bản (NXB) Giáo dục. Những ý kiến đó va vào đôi tai điếc của nhiều đời Bộ trưởng Giáo dục.

Mãi đến năm 2014, sau gần 30 năm đổi mới đất nước chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Quốc hội mới lần đầu tiên đề cập đến việc phá bỏ độc quyền kinh doanh sách giáo khoa trong Nghị quyết 88/2014/QH13 về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

samedi 10 octobre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Áp đặt vùng miền


 

Một số bạn nói dân miền Nam "phân biệt vùng miền" vì họ hay nói "đồ bắc kỳ". Nhưng theo tôi nó cũng không ảnh hưởng gì, mà đây cũng không phải phân biệt nam-bắc, bằng chứng là người Bắc di cư năm 1954 được đón nhận vui vẻ tại Sài Gòn.

Dù vậy, do vị trí địa lý, tiến trình lịch sử, giao thoa văn hóa, Việt Nam không thể phủ nhận vùng miền, dù trên căn bản, tiếng nói là thống nhất.

Người ở Cà Mau nói (bằng tiếng Việt phổ thông), người Móng Cái có thể hiểu, đó là một lợi thế. Và vùng miền nên được nhìn dưới góc độ văn hóa, làm phong phú thêm về mặt ngôn ngữ, diễn đạt. Không nên chê tiếng này là "tiếng địa phương", tiếng kia là "chuẩn"!

vendredi 9 octobre 2020

Chu Mộng Long - Ngụ ngôn không phải là truyện cho trẻ em

Vừa trả lời phỏng vấn nhanh của báo Thanh Niên về vấn đề sách Tiếng Việt 1 cải cách có quá nhiều truyện ngụ ngôn. Đăng lại ở đây. Nay mai xong một số việc đang cần gấp gáp, tôi sẽ viết đầy đủ, rõ ràng hơn.

Khi biên soạn giáo trình Văn học cho thiếu nhi, phần văn học dân gian, tôi có nói đến thể loại ngụ ngôn. Nhưng tôi cũng rào trước, rằng ngụ ngôn không là folklore đích thực. Ngụ ngôn mang tính trí tuệ hàn lâm hơn là tính chất bình dân.

Về nguồn gốc, thể loại này ra đời từ các triết gia cổ đại nhưng khuyết danh hoặc mang danh một ông nào đó kể lại.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng


Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm họa, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Trước hết là cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc qua những gì báo chí trích dẫn thì thấy khó chấp nhận được. Sách giáo khoa gì mà dùng ngôn ngữ thô tục, quê mùa ở miền Bắc làm chuẩn cho cả nước? Ngạo mạn ghê! Lại còn dạy (gián tiếp) gieo vào học trò tánh gian dối và lười biếng.

Sách giáo khoa học tiếng Việt thì hà cớ gì trích dẫn mấy ông Nga? Thiệt là không thể hiểu nổi. Sau gần nửa thế kỷ thống nhứt đất nước mà nền giáo dục tệ như thế này! Có lẽ đây là tín hiệu rõ nhứt về một nền giáo dục loạng quạng, mất dân tộc tính.

jeudi 8 octobre 2020

Mai Bá Kiếm - Phải lồng « Đức dục » vào trong « Trí dục »


 

Tôi nhớ khoảng năm 2004, trong cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, cố giáo sư Nguyễn Chung Tú (Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn) đã nói: “Dự thảo Luật Giáo dục không đặt ra khung thời lượng của: Trí dục – Đức dục – Thể dục cho từng cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học)”.

Rồi, GS Tú giải thích: Trí dục là dạy kiến thức, Đức dục là dạy làm người, Thể dục là dạy rèn luyện thân thể.

Bậc tiểu học, học trò chưa phát triển đầy đủ tế bào neurone, vì thế không được dành phần lớn thời lượng cho Trí dục như hiện nay, mà phải tăng thêm thời lượng cho Đức dục và Thể dục, để học trò phát triển cân bằng về kiến thức, nhân cách và thể chất.

Chu Mộng Long - Tôi, tiến sĩ, xin xuống học lớp Một


Đọc sách Tiếng Việt Một, tôi, tiến sĩ ngữ văn cũng khóc.

Nhiều từ ngữ ở sách lớp Một tôi chưa bao giờ dùng mặc dù tôi đã làm cả luận văn, luận án, công trình, kể cả sáng tác thơ, văn bằng tiếng Việt. Có nghĩa là vốn từ tiếng Việt của tôi thua học sinh lớp Một học chương trình ông Thuyết, ông Thống?

Không dùng thì ắt không hiểu nghĩa. Ví dụ "gà nhí", "gà nhép", "nhá cỏ", "nhá dưa"... Không chừng rồi phải học luôn cả "lói ngọng", "lền trời", "trừu mến", "học xinh"??? Chẳng phải từ điển phổ thông Nguyễn Văn Khang đã đưa vào những từ như vậy để học sinh học?

Nguyễn Tiến Tường - Một cuốn sách thảm họa !


 

Đó chính là cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều của nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh !

Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.

Sách được viết bằng rất nhiều từ địa phương. Thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương Bắc bộ. Thậm chí chỉ khu trú trong một vài vùng nhỏ Bắc bộ.

dimanche 13 septembre 2020

Đào Hiếu - Móc túi phụ huynh, ăn hiếp trẻ con


*
Thế hệ chúng tôi, thế hệ trước chúng tôi và cả những thế hệ sau chúng tôi đều rất ít quan tâm đến chuyện học đánh vần. 

Càng không nghĩ tới những khả năng “kích thích trí tưởng tượng sáng tạo” hay “khả năng tư duy độc lập”… mà một cuốn sách dạy đánh vần có thể mang lại cho một đứa trẻ 6 tuổi học lớp Một.

Những Văn Cao, Phạm Duy, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân, Hàn Mặc Tử, Sơn Nam, Tô Thùy Yên, Võ Phiến… chắc là cũng đã học đánh vần từ bố mẹ, từ cô giáo làng, từ người hàng xóm hay thậm chí học từ người giúp việc trong nhà.

samedi 12 septembre 2020

Lê Văn Nghĩa - Sách giáo khoa « thừa kế »


Những thằng già trên 60 - lứa tuổi không biết thằng nào đi trước, thằng nào đi sau - ngồi bên chai bia thường nhắc chuyện hồi…đó.

Bàn bia hôm nay bỗng dưng nhớ lại chuyện đi học. Hồi nhỏ chỉ nhớ chuyện chơi, già lại nhớ chuyện đi học. Á ngộ ta…

Nhớ thày, nhớ cô, nhớ những trò quỷ của bọn đứng hàng thứ ba trong danh sách “phá hoại”. Rồi bỗng dưng nhớ lại mấy câu ca dao trong cuốn sách tập đọc lớp năm gọi là “vần con gà” “Nhiễu đều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Té ra mấy câu ca dao nầy đã theo tụi tui gần 60 năm mà vẫn còn nhớ hay thiệt.

lundi 7 septembre 2020

Hoàng Hải Vân - Tội nghiệp con trẻ, nhưng kêu vào đâu, chửi vào đâu ?


Ảnh báo Lao Động

Nhìn con trẻ vào lớp 1 phải mua 23 loại sách cùng tập viết với hơn 800 ngàn đồng, muốn chửi phát nhưng không biết chửi vào đâu cho đúng địa chỉ. Số sách này có thể là gợi ý không bắt buộc phải mua tất cả nhưng vẫn không thể chấp nhận được. 

Vào trang anh Trương Điện Thắng, anh nói anh không tin một cuốn sách giáo khoa có số lượng in cực lớn, giá lại cao gấp 2 lần cuốn tiểu thuyết chỉ in 1.000 bản trên cùng một loại giấy, muốn chửi thêm phát nữa. 

Tôi từng viết về nền giáo dục thối nát, nhưng chưa hề chửi ông Bộ trưởng đương nhiệm. Thấy thiên hạ chửi ông nhiều quá, tôi đã phải tìm đọc bản luận án tiến sĩ của ông để xem ông đã có phát minh sáng kiến gì, trí tuệ của ông có bị cơ chế kiềm hãm không phát tiết được chăng ? Bản luận án đó mang tên, nguyên văn đăng trên Thư viện quốc gia : “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Mailaixia, 1999”.

mercredi 20 février 2019

Nguyễn Quang Duy - Làm Cách Nào Để “Giải Độc” Lịch Sử Chiến Tranh?



Trên vietnamnet.vn, Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung. Trung Cộng thì vẫn tiếp tục tuyên truyền “chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” và trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.

Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột.