Affichage des articles dont le libellé est Phỏng vấn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phỏng vấn. Afficher tous les articles

lundi 7 mai 2018

Cựu chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh nói về quy hoạch Thủ Thiêm



Bình luận của nhà báo Huy Đức : Nếu ông Võ Viết Thanh là người không quá trực tính, ông sẽ làm Chủ tịch TP HCM cho tới 2006 chứ không phải là 2001; không phải là Lê Thanh Hải. Và, quan trọng hơn, ông Vũ Hùng Việt - một người được đào tạo chính quy ở Nga về kiến trúc, xây dựng - sẽ tiếp tục làm phó chủ tịch phụ trách phát triển đô thị chứ không phải là Nguyễn Văn Đua [rồi đây chúng ta sẽ biết rõ "anh Ba Đua" là ai].

(TTO 07/05/2018) "Chuyện ở Thủ Thiêm nóng cả tuần nay nhưng với tôi, nỗi đau không chịu nổi nằm trong lòng từ lâu, từ ngày tôi đích thân sang Thủ Thiêm nhìn cảnh giải tỏa các hộ dân ở đường Lương Định Của...".

Ông Võ Viết Thanh, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, nói như vậy với Tuổi Trẻ.

Ông Võ Viết Thanh chính là người ký tờ trình gửi Thủ tướng xin phê duyệt quy hoạch xây dựng (1/5.000) khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng chính ông trình bày trước Chính phủ về nội dung quy hoạch.

jeudi 12 avril 2018

Đối phó phong trào phản kháng, tổng thống Pháp lên truyền hình

Tổng thống Pháp Macron trả lời phỏng vấn tại một lớp học của trường tiểu học làng Berd'huis, 12/04/2018.

Tổng thống Emmanuel Macron cố gắng làm dịu bớt các quan ngại của người dân Pháp, nhất là những người về hưu và nông dân, trong buổi nói chuyện trưa nay 12/04/2018 trên đài truyền hình TF1 và LCI. Đây là lần trả lời phỏng vấn truyền hình thứ ba của ông Macron, từ khi đắc cử tổng thống cách đây một năm.

Nguyên thủ nước Pháp cho biết sẽ đi đến cùng trong kế hoạch cải cách tập đoàn đường sắt SNCF. Nhà nước sẽ gánh một phần trong số nợ 47 tỉ euro của SNCF, nhưng chỉ tiệm tiến theo với mức độ cải cách. Ông Macron đả kích việc phong tỏa các trường đại học Pháp để chống lại quy định mới về tuyển lựa sinh viên.

mercredi 7 mars 2018

Nhân chứng vụ cô giáo quỳ xin lỗi: "Quỳ 40 phút ông Thuận mới chịu"



Ảnh minh họa của báo Tuổi Trẻ
(NLĐO 07/03/2018) - Nhân chứng vụ cô giáo quỳ 40 phút xin lỗi phụ huynh khẳng định: "Ông Thuận nói cô N. phải quỳ 40 phút; dù lúc cô giáo quỳ 30 phút có thầy giáo vào can ngăn nhưng ông Thuận nói "Chưa đủ giờ".

Sáng 7-3, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc trao đổi với người đã chứng kiến cảnh cô giáo B.T.C.N, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An,  phải quỳ suốt 40 phút trước mặt ba phụ huynh. Nhân chứng này là bà N.T.B.T, Chi hội trưởng Chi hội phụ huynh của lớp học con ông Võ Hoài Thuận.

PV: Chị cho biết sự việc diễn ra hôm đó thế nào?

Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi: "Cần khởi tố vụ án!"



Ảnh: Pháp Luật TPHCM

(PLO 07/03/2018) - Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an, cho rằng cần khởi tố vụ án để làm rõ vụ việc cô giáo tại Long An phải quỳ gối xin lỗi.

Vụ việc một phụ huynh được cho là ép giáo viên phải quỳ gối tại Long An vừa qua đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với Trung tá, NCS Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an.

Lỗi từ cả hai phía

. PV: Thưa Trung tá, dưới góc độ xã hội, là một phụ huynh và cũng là một người thầy, ông bình luận như thế nào về vụ việc trên?

vendredi 16 février 2018

Chút tâm tình đầu xuân trên đất nước chưa bình yên



Nhân ngày đầu năm mới hôm nay 16/02/2018, tức mùng một Tết Mậu Tuất, RFI Việt ngữ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Du lịch Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Trước hết ông Mỹ nhấn mạnh đến truyền thống đoàn tụ, uống nước nhớ nguồn của người Việt trong ngày Tết.

lundi 11 septembre 2017

Hiểm họa nguyên tử và dân tộc chủ nghĩa tại châu Á

Kim Jong Un trong buổi lễ mừng thành công của các nhà khoa học Bắc Triều Tiên về chế tạo bom H. Ảnh của KCNA ngày 10/09/2017.

Nhà chính trị học Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược khi trả lời phỏng vấn của Le Monde số ra ngày 11/09/2017, đã nhận định có hai khu vực trên thế giới phải đối phó với hiểm họa nguyên tử, đó là châu Âu và châu Á. Tuy nhiên tình hình tại châu Á là nguy hiểm nhất.
Thưa ông, có nên nhìn nhận rằng Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc nguyên tử hay không ? Như vậy đây sẽ là nước thứ 9 - sau năm nước đã được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) công nhận là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc – cùng với Israel, Ấn Độ, Pakistan ?

jeudi 19 janvier 2017

Cựu ngoại trưởng Đức : Trung Quốc sẽ hưởng lợi lớn với trật tự thế giới mới

Tập Cận Bình thăm bảo tàng Olympic tại Lausanne, Thụy Sĩ ngày 18/01/2017.

Cựu ngoại trưởng Đức trong Joschka Fischer từng lãnh đạo ngành ngoại giao bảy năm, phân tích trên tuần san Le Point về tương quan lực lượng mới trên toàn cầu. Theo ông, Trung Quốc sẽ thủ lợi lớn, và sẽ thế chỗ của Mỹ trong tự do thương mại thế giới và biến đổi khí hậu. 
Ai sẽ hưởng lợi trước thế trận mới trên thế giới : Nga hay Trung Quốc ?

Joschka Fisher : Chắc chắn là Trung Quốc. Nga dù là cường quốc nguyên tử, vẫn quá yếu. Trên lãnh vực kinh tế, tình hình của Nga giống như một quốc gia Tây Phi. Ngược lại, Trung Quốc đang cất cánh, đang hiện đại hóa về mọi mặt, khác hẳn với Nga. Vấn đề là sự tiến triển của Trung Quốc sẽ diễn ra qua việc hợp tác hay đối đầu. 

samedi 19 novembre 2016

Mỹ không thể rút lui để Trung Quốc thống trị châu Á



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng duy trì quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ dưới thời ông Trump.

(Le Monde 19/11/2016) Đối với Philip Golub, giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, Hoa Kỳ không thể bỏ rơi các đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.

Là chuyên gia về quan hệ quốc tế, ông Philip Golub là một trong các tổng biên tập tại Bangkok của nhật báo Asia Times. Ông là giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, và đặc biệt đã viết cuốn Một câu chuyện khác của sức mạnh Mỹ (NXB Le Seuil, 2011) và East Asia’s Reemergence (Sự trỗi dậy trở lại của Đông Á - NXB Policy).

vendredi 23 septembre 2016

LS Trần Văn Tạo : «Ba Sàm» Nguyễn Hữu Vinh khẳng định vô tội

Blogger Anh Ba Sàm tức Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy trước tòa phúc thẩm Hà Nội ngày 22/09/2016.

Tòa phúc thẩm Hà Nội hôm qua 22/09/2016 đã xử y án blogger Nguyễn Hữu Vinh tức Anh Ba Sàm 5 năm tù giam, và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù giam, theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam, với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ».
Ông Nguyễn Hữu Vinh, sinh năm 1956, từng là sĩ quan công an, con của ông Nguyễn Hữu Khiếu, một ủy viên trung ương đảng đã quá cố. Năm 2007, ông lập ra blog Anh Ba Sàm với tuyên ngôn « Phá vòng nô lệ », chuyên điểm các tin tức cả từ báo chí nhà nước đến các blog, mạng xã hội, với những lời bình súc tích, thu hút rất nhiều độc giả.

lundi 29 août 2016

Người Việt tại Pháp kiến nghị đòi Trung Quốc tôn trọng phán quyết Biển Đông

Người Việt và Philippines biểu tình chống Trung Quốc tại Manila ngày 06/08/2016.

Trên trang web change.org dành riêng cho những kiến nghị trên mạng, đã xuất hiện một bản kiến nghị đòi hỏi « Tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12/07/2016 liên quan đến tranh chấp Biển Đông ». Kiến nghị viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt do CRAFV (Hội đồng đại diện các hội Pháp-Việt) đề xướng.
Bản kiến nghị tố cáo những hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ qua. Trước hết là việc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Đến năm 1988, đến lượt Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc Trường Sa, năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và xây lên một căn cứ hải quân. Năm 2012 bãi cạn Scarborough của Philippines lọt vào tay Bắc Kinh.

jeudi 16 juin 2016

Cá chết hàng loạt tại Việt Nam: Dân biểu Đài Loan đòi điều tra Formosa


Các dân biểu Đài Loan hôm nay 16/06/2016 thúc giục chính phủ điều tra tập đoàn Formosa về vai trò trong vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại Việt Nam, vì các nhà hoạt động tin rằng ô nhiễm công nghiệp từ nhà máy thép trị giá nhiều tỉ đô la của tập đoàn có thể là nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường này.
Cuộc họp báo tại Quốc hội Đài Loan do văn phòng của ba dân biểu Ngô Côn Dụ (Wu Yu Kun), Tô Trị Phân (Su Chih Fen) và Vưu Mỹ Nữ (Yo Mei Nu) bảo trợ, phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ. Trong số đó có Liên minh theo dõi và thực thi công ước nhân quyền, Hiệp hội luật sư môi trường, Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đài Loan.

mardi 5 avril 2016

Luật Báo chí Việt Nam : Tư nhân vẫn chưa được ra báo


Quốc hội Việt Nam hôm nay 05/04/2016 vừa thông qua Luật Báo chí sửa đổi với tỉ lệ tán thành gần 90%. Luật Báo chí mới gồm 6 chương và 61 điều, trong đó có thêm 32 điều mới, và 29 điều được sửa đổi, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam về vấn đề này.

RFI : Thưa anh, về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, theo luật mới chỉ có các trường đại học, và tổ chức nghiên cứu khoa học mới được phép ra các tạp chí khoa học. Có nghĩa là vẫn không có báo chí tư nhân như nhiều người chờ đợi. Tuy nhiên lại được phép « liên kết », mua bản quyền măng-sét. Anh nhận xét thế nào ?

samedi 2 avril 2016

Việt Nam : Các ứng cử viên độc lập bị gây khó khăn



Trong cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới tại Việt Nam, đã có 154 ứng cử viên độc lập tham gia trong đó có hơn 20 người từ xã hội dân sự. Tuy nhiên trong các hội nghị cử tri được tổ chức gần đây, đa số các ứng cử viên tự do đã bị gây áp lực bằng nhiều biện pháp, để họ không thể thu thập được đủ số phiếu tín nhiệm.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc, phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, cho RFI Việt ngữ biết về buổi hội nghị cử tri tại đơn vị ông ứng cử ở Đà Lạt tối qua 01/04/2016 :

vendredi 1 avril 2016

Việt Nam: Thay đổi sớm ban lãnh đạo, hệ quả của đấu đá nội bộ

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) trò chuyện với các đại biểu Quốc hội trong phiên khai mạc tại Hà Nội ngày 21/03/2016

Đúng như kịch bản đã định trước, Quốc hội Việt Nam hôm qua 31/03/2016 đã « miễn nhiệm » ông Trương Tấn Sang, « giới thiệu » ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Trước đó một ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được « miễn nhiệm », người thay thế là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Tương tự, đến ngày 6/4, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị « miễn nhiệm » để nhường chỗ cho ông Nguyễn Xuân Phúc.

Tóm lại, là một loạt thủ tục rắc rối có vẻ hợp pháp, nhưng mục đích là đưa toàn bộ ba nhân vật trong bộ tứ lãnh đạo hiện nay, hiện không còn trong Bộ Chính trị, phải « về vườn » trước thời hạn. Trong khi lẽ ra công việc bầu ban lãnh đạo mới là của Quốc hội khóa 14, mà đến nay vẫn chưa được bầu ra. RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Saigon về sự kiện này.

RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Vì sao lại phải có quy trình thay đổi nhân sự cấp cao phức tạp như đã và đang diễn ra tại Quốc hội Việt Nam, theo anh ? 

samedi 19 mars 2016

Du lịch Việt Nam : Vấn đề an toàn trong các trò chơi mạo hiểm ?

Thác Datanla, một thắng cảnh của Đà Lạt.

Vào cuối tháng 2/2016, ba du khách người Anh đã tử nạn tại thác Datanla, tỉnh Lâm Đồng, do bị trượt chân té xuống thác nước. Dalat Tourist cho biết các du khách này mua tour của một công ty tư nhân, không mua vé trò chơi mạo hiểm đu dây vượt thác, do đó không được cung cấp những thiết bị an toàn. Chỉ hai hôm sau tai nạn trên, thêm một du khách người Belarus tử nạn tại thác Pongour cũng ở Đà Lạt.
Các sự kiện này đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch ở Việt Nam, đặc biệt là với những đơn vị có tổ chức các môn thể thao mạo hiểm. Tuy đã du nhập vào Việt Nam hơn hai chục năm qua, thế nhưng theo ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh, thì vấn đề an toàn vẫn chưa được coi trọng đúng mức.

samedi 30 janvier 2016

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và « Những việc cần làm ngay »

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vừa tái đắc cử tại Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp ngày 28/01/2016.

Nhà báo Phạm Chí Dũng: "Chính trị VN trong những năm tới sẽ biến động khôn lường, số phận chính khách cũng đầy mong manh. Chỉ có chính khách nào trở về với nhân dân, giữ chữ Nhân, Nghĩa và Tín với dân thì mới tồn tại lâu dài".
Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc vào ngày 28/01/2016, với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư ; cả ba lãnh đạo khác trong « bộ tứ quyền lực » là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều rút lui.

Sau những sóng gió trong Hội trường Ba Đình khép kín cũng như trên mạng xã hội, những vấn đề gì đang đặt ra trước mặt người chiến thắng ? RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

mercredi 13 janvier 2016

Tổng thống Obama : Nước Mỹ chưa bao giờ mạnh như hiện nay



Hôm qua 12/01/2016 theo truyền thống, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc bài diễn văn cuối cùng trước lưỡng viện Quốc hội, tổng kết tình hình Hoa Kỳ sau hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Trần ở Washington DC về vấn đề trên.

jeudi 31 décembre 2015

Dự đoán Tổng bí thư và chính trường Việt nam năm 2016


Một năm đã qua đi với rất nhiều biến động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong ngày cuối năm dương lịch 2015, RFI Việt ngữ đã đề nghị tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát thời cuộc sắc sảo ở Saigon, thử đưa ra những dự báo về chính trường năm tới.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, bước sang năm mới và vào thời điểm sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, hiện đang có nhiều đồn đoán khác nhau. Anh dự đoán như thế nào về ban lãnh đạo mới và chính trường Việt Nam trong năm 2016 ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Theo tôi, quan điểm chính trị và diễn biến chính trường Việt Nam trong năm 2016 sẽ được quyết định bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan.

vendredi 13 novembre 2015

Việt Nam : Luật sư bị trấn áp trước khi tuần hành phản đối đồng nghiệp bị hành hung


Sáng nay 12/11/2015 luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội đã bị cưỡng bức đưa về đồn công an ở phường Xuân La, quận Tây Hồ và bị câu lưu suốt buổi sáng. Ông vốn là một trong những luật sư tích cực kêu gọi các đồng nghiệp tham gia cuộc tuần hành đến Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp để yêu cầu khởi tố vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung mới đây, đồng thời yêu cầu bỏ quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các luật sư.
Vừa được trả tự do, luật sư Trần Vũ Hải tuy rất mệt mỏi cũng đã cố gắng trả lời RFI Việt ngữ. Luật sư cho biết tuy không còn bị câu lưu nhưng ông vẫn ở lại cùng với nhiều luật sư khác, yêu cầu gặp giám đốc công an Hà Nội về vụ bắt giữ người trái phép này.

dimanche 8 novembre 2015

« Đại cục » của ông Tập Cận Bình không lừa được người dân Việt

Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015.

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 đã gây nhiều bão tố cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường phố. Đã có các kiến nghị phản đối của một số tổ chức xã hội dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hà Nội và Saigon.
Trừ cuộc biểu tình tập hợp được khoảng 200 người ở Saigon và một cuộc khác nhỏ hơn ở Hà Nội hôm 04/11/2015, đúng ngày ông Tập Cận Bình đến nhiều người đấu tranh đã bị trấn áp. Trước đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư khẩn gởi các đại biểu Quốc hội đề nghị phải có thái độ đúng mực đối với nhân vật trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ngang nhiên khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại ».

RFI đã phỏng vấn Phó giáo sư Hoàng Dũng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về sự kiện trên.