Affichage des articles dont le libellé est Phạm Chí Dũng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phạm Chí Dũng. Afficher tous les articles

lundi 7 avril 2014

Phạm Chí Dũng: Phản kháng xã hội bắt đầu lan rộng!

Biểu tình chống khai thác titan ở Ninh Thuận

“Đả đảo!”

Không gian Việt Nam đã không còn quá hiếm tiếng hô “Đả đảo!”. Nửa cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 thậm chí còn vang dội tiếng thét “Đả đảo quân giết người!”“Đả đảo chính quyền!”.
Kết quả tệ hại mà một chính quyền tạo dựng được là khiến cho tiếng thét phản kháng biến vọt từ cá nhân đến nỗ lực đồng thanh tập thể.
Nhưng khác với những cuộc biểu tình tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào cuối năm ngoái, giờ đây làn sóng “đả đảo” đang lan rộng ra các thành phần khác - những nạn nhân của chính quyền nhưng không hề mang tố chất chính trị.

samedi 29 mars 2014

Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam : Ai sẽ bị chế tài?


Bài đăng : Thứ năm 27 Tháng Ba 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 29 Tháng Ba 2014 
Vừa qua vào ngày 14/03/2014, dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã đệ trình Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang số hiệu HR 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ. Dự luật này dự kiến trừng phạt những quan chức Việt Nam « đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam ». Biện pháp trừng phạt gồm những hạn chế về du hành và tài chính.

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở TPHCM về vấn đề này.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
(21:02)

RFI : Xin chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam do dân biểu Ed Royce đệ trình khác với dự luật nhân quyền Việt Nam đã được thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ như thế nào ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Chắc chắn là có một sự khác biệt rất lớn. Một dự luật đề cập đến vấn đề thể chế và những vi phạm nhân quyền của thể chế đó, mang tính chất lên án : đó là dự luật nhân quyền Việt Nam. Dự luật này được đưa ra từ đầu năm 2013 – theo tôi nhớ là như vậy, và được Hạ viện thông qua vào tháng 8/2013 với một tỉ lệ phiếu tuyệt đối áp đảo. Nếu tôi nhớ không lầm là lên tới 98%, bằng đúng tỉ lệ mà các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã đồng thuận bấm nút thông qua bản Hiến pháp không có một điều gì được sửa đổi, bổ sung, trái ngược với lòng dân ở Việt Nam vào cuối năm 2013. Đó là tinh thần của dự luật nhân quyền Việt Nam mang mã số HR 1897.

jeudi 20 mars 2014

Kịch bản chính trị dành cho Trung Quốc: Xấu hay rất xấu?


Công an đứng gác tại hiện trường một vụ tấn công bằng dao trên đường phố ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày 14/03/2014.
Tác giả: Phạm Chí Dũng. Bài đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 14/03/2014

Sau vụ thảm sát ở Côn Minh, bầu không khí động loạn không chỉ áp chế xã hội mà cả với thể chế chính trị ở Trung Quốc. Những dấu hiệu ngày càng rõ nét về suy thoái kinh tế càng gợi cảm cho một cuộc khủng hoảng tương lai của đất nước “vĩ đại” này.

“Voi cưỡi xe đạp” – một hình ảnh mà giới quan sát phương Tây dành tặng cho Trung Quốc, xem ra đang mang tính linh ứng. Một lần nữa chúng ta cần phác ra những kịch bản biến động kinh tế – chính trị với độ dài trước mắt đến năm 2015 cho quốc gia vẫn đang say sưa với chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy”.
* Kịch bản 1: Kinh tế ổn định, chính trị biến động nhẹ

Đây là kịch bản tối ưu mà những người luôn tự tôn với tư tưởng Đại Hán không thể kỳ vọng nhiều hơn cho một tương lai đầy bất trắc.

samedi 15 mars 2014

Mức án nào cho blogger Phạm Viết Đào ?

Bài đăng : Thứ sáu 14 Tháng Ba 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 14 Tháng Ba 2014 
Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam. Trước đó hôm 4/3, một blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất đã bị tòa án Đà Nẵng tuyên hai năm tù, cũng với tội danh tương tự.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
(05:12)

Vụ xử blogger Phạm Viết Đào là vụ cuối cùng đối với các nhà bất đồng chính kiến bị bắt trong năm 2013. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà bình luận Phạm Chí Dũng nhận định :

dimanche 2 mars 2014

Phạm Chí Dũng: Điều 258 hay sự căm hận trong cáo trạng Trương Duy Nhất ?


(RFA 27/02/2014) Nhà báo Trương Duy Nhất đã chính thức nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát sau chín tháng bị giam giữ và sẽ ra tòa vào ngày 4 tháng 3 sắp tới. Mặc Lâm phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng bị bắt giam vì có nhiều bài viết chống lại chính sách sai lầm của chính quyền Việt Nam để biết thêm nhận định, phân tích của ông về bản cáo trạng này.

Việt Nam đã nhượng bộ?

Mặc Lâm: Là người từng bị giam giữ vì các bài viết trước đây TS nghĩ thế nào về điều 258 sắp đem ra để xét xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất?
Phạm Chí Dũng: Theo tôi biết điều 258 là điều luật mơ hồ có tính chất liên quan tới lạm dụng dân chủ - lợi dụng dân chủ, và điều đó hiện nay đang ứng với một số bloger; và đặc biệt là trong ngày 04 tháng 03 sắp tới sẽ đưa ra với blogger Trương Duy Nhất.

Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục


(Bauxite 27/2/2014) Phạm Chí Dũng

Hồi sinh xác chết

Từ tháng Giêng năm 2014, một chiến dịch “đánh lên” bất động sản lại được khởi động đồng loạt ở ba thủ phủ lớn trên phạm vi quốc gia là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn, sau vài lần phải nhận lấy thất bại chua chát trong hai năm 2012 và 2013.
Một trong những phương cách hết sức cổ điển mà các nhóm đầu cơ bất động sản và ngân hàng sử dụng lần này vẫn là truyền thông. Không quá khó khăn để công luận nhận ra số lượng bài viết theo cách “thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi”, “giá nhà đất bắt đầu tăng”… xuất hiện tràn lan và không cần giấu vẻ trơ trẽn trên nhiều tờ báo in và trang mạng.

Vụ án Luật sư Lê Quốc Quân và cái chết của Thượng tướng Công an Phạm Quý Ngọ


(Diễn đàn xã hội dân sự 24/02/2014) Trần Quang Thành phỏng vấn Phạm Chí Dũng

Tuần lễ vừa qua tại Việt Nam có 2 sự kiện nỗi bật gây sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước đó là phiên tòa phúc thẩm tại Hà Nội xử luật sư Lê Quốc Quân y án 30 tháng tù giam về cái gọi là „tội trốn thuế“ nằm dưới âm mưu chính trị của nhà cầm quyền CSVN và cái chết đột ngột của Thượng tướng, thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ, trong khi ông Ngọ đang bị Ban Nội Chính trung ương CSVN đề nghị đình chỉ công tác để phục phụ việc điều tra về việc nhận hối lộ để tiết lộ nguồn tin cho bị can Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines bỏ trốn.
Bình luận về hai sự kiện này, nhà báo Phạm Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thanh. Nội dung như sau, mời quý thính giả theo dõi:

Phạm Chí Dũng: Từ Việt Nam đến Myanmar và độ trễ nhân quyền



Đặc phái viên về nhân quyền của LHQ tại Miến Điện Tomas Ojea Quintana trong cuộc họp báo ở Răngun ngày 19/02/2014.

(RFA 23/02/2014) Ngay sau khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc, giới lãnh đạo cầm quyền ở Việt Nam rất có thể đang phải chịu mối phân tâm giằng xé trong ý thích có nên thực hiện quyền con người hay không.

Ngã ba đường

Được xem là tâm điểm trong cả hai chính sách “xoay trục” của người Mỹ sang châu Á- Thái Bình Dương và của quốc gia “Mười sáu chữ vàng” đối với mục tiêu bất di bất dịch khống chế biển Đông, cánh cửa hoen gỉ của các nhà tù Việt Nam cũng đang rơi vào tâm thế vật lộn giữa đóng và mở.

jeudi 20 février 2014

Phạm Chí Dũng: Tù nhân lương tâm Việt Nam không bao giờ tắt hy vọng

Bài đăng : Thứ ba 18 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 18 Tháng Hai 2014 
Hôm nay 18/02/2014, Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã chính thức ra tuyên bố thành lập, với 64 thành viên sáng lập và hai đồng chủ tịch là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi. Như vậy là cùng với sự phát triển của phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam với nhiều nhóm khác nhau như Mạng lưới blogger, Hội bầu bí tương thân, Phụ nữ nhân quyền…nay đến lượt những nhà đấu tranh từng bị cầm tù đã mạnh dạn đứng lên thành lập hội.

Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng, cũng là một thành viên của hội vì đã từng bị bắt giam sáu tháng trong năm 2012.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
(15:01)


RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh trong tuyên bố thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm thì mục tiêu đấu tranh là vì một nước Việt Nam không còn bất kỳ một tù nhân lương tâm nào, và chế độ lao tù phải thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế. So với thực tế hiện nay tại Việt Nam thì các mục tiêu được đặt ra có phải là quá cao hay không ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: Với tư cách là một người bình luận độc lập, tôi cho đó là một mục tiêu viễn tưởng, trong cận cảnh ở Việt Nam. Tại vì muốn thực hiện mục tiêu đó, có lẽ là phải mất từ 15 tới 20 năm nữa. Nhưng chỉ có điều là riêng đối với các tù nhân lương tâm, và những người là cựu tù nhân lương tâm, thì không có gì dập tắt được hy vọng của họ.

Ra đời Hội cựu tù nhân lương tâm

Tác giả: Phạm Chí Dũng. Bài đăng trên BBC ngày 18/02/2014
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam (CTNLTVN) ra đời ở Sài Gòn đúng vào ngày 18/2/2014 - thời khắc diễn ra phiên xử phúc thẩm luật sư công giáo yêu nước Lê Quốc Quân, và chỉ sau hai ngày một tù nhân lương tâm khác là thày giáo Đinh Đăng Định được tạm hoãn thi hành án 12 tháng khi đời sống của ông chỉ còn được tính bằng ngày trong cơn ung thư giai đoạn cuối.
Như một điểm tương hòa tao ngộ, một tuần trước phiên xử Lê Quốc Quân đã xuất hiện Quỹ Yểm trợ - kết nghĩa với tù nhân lương tâm Việt Nam, do những người vận động cho dân chủ và nhân quyền như tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng sáng lập ở Hoa Kỳ.

Mùa xuân dệt liệm

Tác giả: Phạm Chí Dũng. Bài đăng trên VOA ngày 17/02/2014

Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Dệt vào đó ba lần chửi rủa 
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)

Áng thơ quá đỗi sầu muộn

Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.

samedi 15 février 2014

Có chiến dịch “phá đám” không cho Việt Nam xích gần phương Tây ?

Bài đăng : Thứ sáu 14 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 14 Tháng Hai 2014 
Trong thời gian gần đây trên mạng lại ồn ào lên một số vụ việc trấn áp các nhà hoạt động dân chủ, sách nhiễu giới tôn giáo tại Việt Nam, thậm chí việc kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc lúc Trung Quốc xua quân sang xâm lược Việt Nam ngày 17/02/1979 cũng ít thấy các tờ báo chính thức đề cập. RFI Việt ngữ đã mời nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, một nhà quan sát thời sự cẩn trọng phân tích về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, gần đây có một loạt các sự kiện xảy ra, chẳng hạn như bản thân anh bị ngăn chận không cho đi Thụy Sĩ dự hội thảo, rồi việc bắt ông Nguyễn Bắc Truyển, hay sách nhiễu nhà thờ Thái Hà…Phải chăng chính quyền đang có những dấu hiệu cứng rắn hơn ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
(21:21)

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Để đánh giá vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn lại biện chứng lịch sử của năm ngoái. Quả là ngay sau Tết nguyên đán năm 2014, đã nổi lên một loạt sự kiện không bình thường và có thể nói là rất, rất không bình thường. Tôi thống kê có năm vấn đề như vậy.

Nhìn từ đại án lừa đảo 4.000 tỷ của siêu lừa Huyền Như – Vietinbank: Năm 2014, nhiều ngân hàng sẽ khủng hoảng nặng, đối mặt với đổ vỡ


(Bauxite Vietnam 13/02/2014) Sáng ngày 27-1, Toà án nhân dân TP.HCM đã tuyên án Huỳnh Thị Huyền Như lĩnh án chung thân, Vietinbank ( TMCP Công thương Việt Nam) không có trách nhiệm phải bồi thường gì cả.
Thế là vụ đại án lừa đảo lên đến 4.000 tỷ đồng của siêu lừa Huyền Như cùng đồng bọn liên quan trực tiếp tới ngân hàng Vietinbank đã chính thức khép lại. Và đã có nhiều đánh giá cho rằng bản án được tuyên đã gây thất vọng nặng nề so với những gì mà dư luận trông đợi.
Trước đại án này, nhà báo tự do-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định: “Trong khi thống đốc Nguyễn Văn Bình luôn luôn hô hào người dân gửi tiền vào ngân hàng vì đó là một kênh an toàn. Nhưng an toàn như kiểu Vietinbank thì có xứng đáng gọi là an toàn hay không? Hay là quá rủi ro?”
Từ đại án này, TS Phạm Chí Dũng bàn luận những vấn đề bất ổn sâu sắc của hệ thống ngân hàng đã và đang xảy ra. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế đất nước và đời sống người dân ra sao trong thời gian sắp tới. Liệu năm 2014, ngành Ngân hàng Việt Nam có thể “mã đáo thành công” hay phải đối mặt với nhiều đổ vỡ, thử thách sinh tử?

mardi 11 février 2014

Tình hình nhân quyền Việt Nam 2014 sẽ êm ả hơn

Tác giả: Phạm Chí Dũng. Bài đăng trên VOA ngày Chủ nhật 09/02/2014.


Những động thái nội bộ

Ngược lại năm 2013, Việt Nam năm 2014 sẽ mang đặc trưng biểu hiện đối nội nổi bật hơn so với hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối nội như vậy có thể khá đặc sắc và có tính tranh đấu. Nếu vào năm 2013, hoạt động đối ngoại diễn ra rộng khắp với Trung Quốc, Nga, Pháp và Mỹ, thì năm 2014 có thể được xem là năm khởi động cho “chiến dịch hai năm” sắp xếp các vị trí của đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016.
Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nhân sự không còn nhiều, có thể đến giữa năm 2015 phải cơ bản hoàn thành phương án bố trí các chức vụ chủ chốt trong Bộ Chính trị. Do vậy có thể xem đây là cuộc chạy đua mang tính nước rút. Một trong những tín hiệu rõ rệt cho cuộc vận động này là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hàm ý “đổi mới thể chế”.

UPR và tâm thế "đường ai nấy đi"

Tác giả: Phạm Chí Dũng. Bài đăng trên BBC ngày thứ Bảy 08/02/2014


Không khí buổi điều trần nhân quyền Việt Nam tại Geneva ngày 5/2/2014 thật kỳ lạ: phái đoàn Hà Nội đã ghi dấu như một trong những tưởng niệm đáng hổ thẹn nhất trong lịch sử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khi bị giới quan sát độc lập nhún vai lắc đầu: “Nói như vẹt!”.

Nhưng chính xác hơn, diễn ngôn của nhóm “luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người” đã được diễn đạt bằng hình thức đọc báo cáo thuần túy, với thời lượng chiếm đến gần 1/6 tổng quỹ thời gian cuộc điều trần.

lundi 3 février 2014

Ngăn Phạm Chí Dũng xuất cảnh: Do não trạng cũ hay không muốn Việt Nam hội nhập ?

Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 

Sau khi tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị công an Thành phố Hồ Chí Minh ngăn chận tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 01/02/2014, không cho xuất cảnh đi Genève tham dự hội thảo về nhân quyền mà ông được tổ chức UN Watch mời với tư cách diễn giả, Diễn đàn Xã hội Dân sự đã ra tuyên bố phản đối đề ngày 02/02/2014.

Tuyên bố lên án hành động trên đây đã vi phạm Hiến pháp Việt Nam cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, cho thấy thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lại « trắng trợn vi phạm nhân quyền ».

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện trên.

UN Watch phản đối Việt Nam cấm nhà báo Phạm Chí Dũng đi Genève

Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 03 Tháng Hai 2014 
 
UN Watch, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Genève với nhiệm vụ giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, ra thông cáo ngày 02/02/2014 phản đối chính quyền Việt Nam ngăn chận nhà báo Phạm Chí Dũng đi Genève tham dự hội thảo về nhân quyền với tư cách diễn giả.

Thông cáo nêu ra sự kiện, ông Phạm Chí Dũng là một nhà báo độc lập có uy tín và là người ủng hộ cho xã hội dân sự, sở hữu một hộ chiếu Việt Nam hợp lệ và đã có visa vào Thụy Sĩ, tối 1/2 đã bị công an ngăn chặn tại sân bay không cho xuất cảnh đi Genève.

samedi 1 février 2014

Phạm Chí Dũng và câu chuyện đầu xuân: Văn hóa Việt trong vận khí suy vong

Hoa đào ngày Tết. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 24/01/2014.
Bài đăng : Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
(11:37)

Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?

TS Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh đi dự hội thảo nhân quyền tại Genève

TS Phạm Chí Dũng tại Tân Sơn Nhất tối 01/02/2014.
Bài đăng : Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 01 Tháng Hai 2014 
Tối nay 01/02/2014 tại sân bay Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi tham dự hội thảo về nhân quyền tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ với tư cách diễn giả theo lời mời của tổ chức UN Watch – một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị giữ lại và tịch thu hộ chiếu.

Sau nhiều cuộc gọi bất thành do điện thoại của tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị công an thu giữ, cuối cùng RFI Việt ngữ cũng đã liên lạc được. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết :
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
(02:01)

Như vậy là tôi đã qua khâu gửi hành lý và trình hộ chiếu, nghĩ là mọi chuyện đã tương đối ổn. Nhưng khi đến khâu kiểm tra an ninh thì họ ngần ngại, ngừng một chút. Một người nói là « Máy kẹt rồi ! ». Sau đó mấy nhân viên công an mặc sắc phục tới, đề nghị tôi đi vào một căn phòng riêng để kiểm tra lại, vì theo họ, tên của tôi tương đối phổ thông, trùng với một số người khác.

vendredi 31 janvier 2014

Liệu Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đến được Genève dự điều trần về nhân quyền?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Bài đăng : Thứ sáu 31 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 31 Tháng Giêng 2014 
 
Nhận lời mời từ UN Watch, một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, nhà báo độc lập, tiến sĩ Phạm Chí Dũng dự kiến sẽ có chuyến đi Genève vào ngày 01/02/2014 từ sân bay Tân Sơn Nhất để tham dự một cuộc hội thảo về dân chủ và nhân quyền, bên cạnh cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền tại Việt Nam diễn ra tại Genève ngày 05/ 02/2014.

Được giới thiệu như một trong những diễn giả chính của cuộc hội thảo trên, bài tham luận của tiến sĩ Phạm Chí Dũng sẽ đặt vấn đề về “Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam”. Bài tham luận này là bức tranh phác thảo về hiện tình kinh tế - xã hội - chính trị ở Việt Nam cùng những tiền đề cho xã hội dân sự tại quốc gia này. Đồng thời nêu ra một số dự báo cho năm 2014 và xu hướng những năm sau đó, đặt vấn đề về sự cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.