Affichage des articles dont le libellé est Phân tích. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phân tích. Afficher tous les articles

samedi 27 juin 2020

Có nên loại Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới ?

Tham vọng của Trung Quốc đang là mối đe dọa cho thế giới. Ảnh minh họa : Tập Cận Bình phát biểu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc đã đầu tư vào các định chế quốc tế, nhưng lại vi phạm những quy định của các tổ chức này. Chế độ độc tài ngạo mạn trước đây chủ trương « quyền lực mềm », nay muốn thống trị thế giới, và « lấy thịt đè người » chừng như là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy cần phải lo ngại trước ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.

Qua cuộc khủng hoảng dịch tễ và ngoại giao, quan ngại sẵn có về nguy cơ một Trung Quốc thù nghịch và hiếu chiến sẽ thống trị thế giới, quét sạch các nền dân chủ nay càng mạnh mẽ hơn. Cần phải kìm hãm ý đồ đế quốc của Bắc Kinh, chừng nào còn có thể.

Trò lừa đảo của Trung Quốc và sự ngây thơ của phương Tây

vendredi 19 juin 2020

Châu Âu không còn ngây thơ để cho Trung Quốc lợi dụng

Cao ủy châu Âu phụ trách đối ngoại, ông Josep Borrell phát biểu trong cuộc họp báo về Đối thoại Chiến lược EU-Trung Quốc, tại Bruxelles (Bỉ) ngày 09/06/2020. © Kenzo Tribouillard/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Ngày 18/06/2020 tại Bruxelles, bà Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về cạnh tranh và ông Thierry Breton, ủy viên phụ trách thị trường nội khối đã trình bày các dự án đối phó với các công ty ngoại quốc được nhà nước trợ cấp.

Giờ đây, Ủy ban Châu Âu không còn muốn bị coi là « ngây thơ » trước một Trung Quốc đang bành trướng khắp nơi trên thế giới, cũng như trước các đại tập đoàn kỹ thuật số Mỹ. Le Monde ghi nhận những từ ngữ « tự chủ chiến lược », « chủ quyền », một châu Âu « hùng mạnh » không còn để ngỏ trống trải tứ bề, ngọn gió nào cũng tung hoành được.

mardi 16 juin 2020

Quả bom nổ chậm tại Trung Quốc : 70 triệu người thất nghiệp

Một trung tâm giới thiệu việc làm ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 13/05/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Tác giả mở đầu bài viết hôm nay 15/06/2020 bằng hình ảnh một người đàn ông 52  tuổi ngồi trên vỉa hè một đại lộ ở ngoại ô Bắc Kinh, chiếc túi đồ nghề đã phai màu lỉnh kỉnh những đồ nghề xây dựng như búa, bay thợ hồ…Ông cho biết mỗi ngày từ 5 giờ sáng đã có mặt, nhưng hiếm ai thuê. Mùa hè năm ngoái, ông rời Hắc Long Giang đến Bắc Kinh thử thời vận, nghĩ rằng sẽ dễ sống hơn ở quê. Xung quanh ông là nhiều người lao động nhập cư khác.

Hàng trăm « mingong » (dân công, tức lao động ngoại tỉnh) tụ tập tại đây từ tờ mờ sáng, chờ chực những người đến tìm nhân công giá rẻ. Một người lao động từ Hà Bắc thổ lộ : « Tôi đến chợ này từ bảy năm qua. Hồi trước nhiều việc lắm, có thể dễ dàng được nhận vào làm ở nhà máy hay công trường xây dựng. Giờ đây các xưởng đóng cửa hoặc sa thải công nhân. Và vì có nhiều người tìm việc, nên tiền lương nay thấp hơn trước, tôi vất vả hơn nhiều để kiếm tiền gởi về cho vợ con ».

dimanche 14 juin 2020

François Heisbourg : « Trung Quốc là hùm dữ và châu Âu là mồi ngon »


Một phi cơ vận tải chở khẩu trang từ Trung Quốc hạ cánh xuống phi trường Leigzig, Đức ngày 27/04/2020. Bắc Kinh vận dụng « ngoại giao khẩu trang » để làm áp lực với châu Âu trong đại dịch virus corona. © REUTERS/Hannibal Hanschke
Đăng ngày:


Trong cuốn « Thời đại của loài thú ăn thịt », chuyên gia François Heisbourg của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) và Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) phân tích sức mạnh tăng lên của Trung Quốc về thương mại, kỹ nghệ, tài chính và cả chính trị. Sau khủng hoảng virus corona, ông dự báo Trung Quốc sẽ bành trướng trong khu vực và trên thế giới. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của tác giả François Heisbourg trên báo Le Figaro.

Ông coi Trung Quốc là « siêu cường ». Cho dù là người chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19, liệu Bắc Kinh có thể ra khỏi khủng hoảng với tư cách kẻ chiến thắng ?

vendredi 5 juin 2020

Hơn ba thập niên sau Thiên An Môn, Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính sách đàn áp


Công an nhân dân vũ trang diễn tập tại Thiên An Môn ngày 19/05/2020, trước thời điểm họp Quốc hội Trung Quốc. © REUTERS/Thomas Peter
Đăng ngày:


Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài : « Từ 1989 đến 2019 : Những biến chuyển của học thuyết duy trì trật tự của Trung Quốc từ sau Thiên An Môn» của nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đăng trên website Le grand continent, ngày 27/06/2019.

*
Ngày 20/05/1989 vào lúc 10 giờ sáng, Bắc Kinh tuyên bố thiết quân luật. Những đoàn quân và xe bọc thép của Giải phóng quân Trung Quốc tiến vào trung tâm thành phố, hướng về Thiên An Môn, địa điểm biểu tượng lịch sử của Trung Quốc. Quảng trường này đã bị hàng mấy chục ngàn sinh viên chiếm đóng từ hơn một tháng.

Bannon: Phương Tây cần cảnh giác Bắc Kinh, sau Hồng Kông là Biển Đông

Ajouter une légende

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng trong một cuộc họp báo tại Roma (Ý). Ảnh tư liệu chụp ngày 22/09/2018. © REUTERS/Alessandro Bianch


Le Figaro : Ông rút ra được bài học chủ chốt nào về cuộc khủng hoảng virus corona ?

Steve Bannon : Cuộc khủng hoảng này đã cho thấy những điều mà nhiều người đã biết rồi nhưng không muốn nhìn nhận, đó là không thể tin tưởng được đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đảng Cộng Sản chịu trách nhiệm về đại dịch đã ập xuống chính nhân dân của họ và trên thế giới.

mardi 26 mai 2020

Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở, sẽ đến lượt New Start ?

Ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy các phi cơ Thunderbird F-16 của Mỹ bay gần Rock Hall, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 02/05/2020. © Satellite image ©2020 Maxar Technologies
Đăng ngày:


Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 22/05/2020 đã chính thức thông báo quyết định rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở (Open skies), tố cáo Nga đã vi phạm thỏa thuận quốc tế được 35 nước ký kết và có hiệu lực từ năm 2002. Hiệp ước này quy tụ tất cả các quốc gia châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, cho phép bay qua không phận các nước ký kết để giám sát các hoạt động quân sự và kho vũ khí, với mục đích hòa bình.

Tổng thống Mỹ hôm thứ Năm 21/05 loan báo : « Nga không tôn trọng hiệp ước (…) vì vậy chúng tôi rút lui ». Quyết định này sẽ được thực hiện sáu tháng sau khi thông báo.

dimanche 24 mai 2020

Trung Quốc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng để chống đói nghèo, thất nghiệp

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trong buổi khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) tại Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 22/05/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Hôm 22/05/2020 trong phiên họp toàn thể Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường giải thích : « Phát triển kinh tế có nguy cơ bị một loạt các nhân tố khó dự đoán làm ảnh hưởng ».

Lần đầu tiên không ấn định mục tiêu tăng trưởng

Le Monde mô tả, vị thủ tướng đầy vẻ lo lắng đã trình bày báo cáo hoạt động của chính phủ, trước 2.897 đại biểu của kỳ họp Quốc hội lần thứ 13 tại Đại sảnh đường Nhân Dân. Trước hết, ông Lý Khắc Cường xác định « hiện nay đại dịch vẫn chưa kết thúc ». Kỳ họp đã được dời lại 11 tuần so với những năm trước vì dịch virus corona, gây ấn tượng với hình ảnh toàn bộ các nhà lãnh đạo Trung Quốc mang khẩu trang, trừ 25 ủy viên Bộ Chính trị và 15 ủy viên Thường vụ Quốc hội.

samedi 23 mai 2020

Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) hoạt động gần giàn khoan dầu West Capella ngày 13/05/2020. Ảnh do Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) công bố. © US Navy/MC2 Brenton Poyser
Đăng ngày:


Chiến dịch West Capella

Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).

Đáp lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng. Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32 tiếng đồng hồ trên Biển Đông.

mercredi 20 mai 2020

Lê Học Lãnh Vân - Vai trò của chứng cứ trong thực thi công lý



Luật sư và mẹ của tử tù Hồ Duy Hải đưa ra bằng chứng ngoại phạm. Ảnh NLĐ

(MTG 20/05/2020) Chứng cứ đóng vai trò trung tâm trong các vụ án. Chứng cứ quyết định tính chất phạm tội của nghi can.


Công lý (justice) là một khái niệm gắn liền với xã hội. Đây là một khái niệm rất rộng, liên kết với nhiều khái niệm phức tạp như luân lý, đạo đức, tôn giáo, luật pháp, công bằng, công dân…

Là khái niệm gắn liền với xã hội, công lý cũng gắn với các tính chất công khai, minh bạch, trung thực, công bình… Nghĩa là công lý không thuộc về một cá nhân hay một nhóm người, mà phải thuộc về toàn xã hội. Việc bảo vệ và thực thi công lý có thể được giao cho những nhà chuyên môn được bổ nhiệm chính danh, nhưng việc đó phải được công khai trong sự hiểu biết và chấp nhận của xã hội.

Nguyễn Ngọc Chu - Cải cách tư pháp phải bắt đầu từ thẩm phán



I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. 

Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.

Bởi thế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020. 

mardi 19 mai 2020

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia
Đăng ngày:


Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.

vendredi 15 mai 2020

Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles


Ảnh minh họa : Cờ Malta và Liên hiệp Châu Âu tại La Valette. © Wikipedia/Masterdeis
Đăng ngày:


Đó là một vị trí quan sát trong mơ để theo dõi trung tâm quyền lực châu Âu ở Bruxelles. Nằm ở số 25 đường Archimède, đại sứ quán Malta, được gọi là « Dar Malta », nhìn sang tòa nhà kiên cố là trụ sở Ủy Ban Châu Âu. Ngay phía sau là đại bản doanh của Hội đồng Liên hiệp Châu Âu.

Từ năm 2007, một tòa nhà siêu hiện đại 9 tầng là nơi trú ngụ của đoàn đại biểu Malta và đại diện của nước này tại Liên hiệp Châu Âu (EU), cùng với một lãnh sự quán. Một địa chỉ có giá trị độc đáo. Nhưng theo tình báo Bỉ, đây còn là địa điểm lý tưởng cho hoạt động gián điệp.

Wolton: Các nền dân chủ dư sức đối đầu Trung Quốc như với Liên Xô cũ

Chân dung Tập Cận Bình tại quảng trường Thiên An Môn trong cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, ngày 01/10/2019. © REUTERS/Thomas Peter
Đăng ngày:


Đối với Trung Quốc, đại dịch virus corona đã trở thành một thứ vũ khí chính trị, được sử dụng theo nhiều cách. Chẳng hạn « ngoại giao khẩu trang », các biện pháp phòng chống được nêu cao như hình mẫu cho toàn thế giới, gởi các nhân viên y tế đến các nước, đặc biệt là châu Phi, tuyên truyền dồn dập, huy động mạng lưới ngoại giao lên án phương Tây là xuất xứ của thảm nạn…

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Paris để phản đối các bài viết vu khống, xúc phạm trên trang web của đại sứ quán. Tổng thống Emmanuel Macron công khai bày tỏ sự nghi ngờ về các tuyên bố của Bắc Kinh vào thời kỳ đầu cuộc khủng hoảng…Tất cả cho thấy các nền dân chủ không hề bị hoa mắt trước những trò múa may của Bắc Kinh.

mercredi 13 mai 2020

Biển Đông: Trung Quốc toan tính gì khi lập 2 ‘quận’ mới cho ‘Tam Sa’ ?

Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ « thành phố Tam Sa ». Ảnh vệ tinh của AMTI.
Đăng ngày:


Ngày 18/04/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định lập hai « quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa » (Sansha), đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Woody Island) trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

Một số nhà quan sát có thể cho rằng việc lập hai « quận » mới này chỉ mang tính biểu tượng mà thôi. Tuy nhiên theo nhận định của cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS) ngày 12/05/2020, động thái này sẽ cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung Quốc về Biển Đông.

Đảo Phú Lâm chiếm của Việt Nam thành đại bản doanh

mardi 12 mai 2020

Từ « Ngày xưa có con virus » đến « One Sea »: Bắc Kinh nhận quả đắng !

Đăng ngày:


« Ngày xửa ngày xưa có con virus …»

Chỉ vài ngày sau, trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp xuất hiện một video mang tựa đề « Once Upon a Virus » (Ngày xửa ngày xưa có con virus), lần này thì nhằm khiêu khích Mỹ.

Đoạn video hoạt hình ngắn này có hai nhân vật chính được trình bày theo dạng trò chơi Lego. Bên trái là một chiến binh Trung Quốc thời xưa có mang khẩu trang, bên phải là tượng Nữ thần Tự Do.

lundi 11 mai 2020

Lưu Trọng Văn - Con dao và câu hỏi đâu là sự thật vụ án Hồ Duy Hải?



Người dân hiếu kỳ trước Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ án tháng 1/2008. Ảnh Trương Châu Hữu Danh
Ngày 13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết.

Tại sao một vụ án hình sự, người bị giết chỉ là nhân viên bưu điện bình thường và kẻ giết người nếu theo danh sách các nghi phạm đều là người lao động bình dân, diễn ra ở ấp lẻ, tỉnh lẻ lại trở thành một vụ án gây chấn động công luận và và lôi kéo thành trận chiến các quyền lực pháp đình đến như vậy?

Vụ án rất đơn giản, mọi chứng cứ sờ sờ vì kẻ giết người chả cao tay gì, nên các nhà điều tra nhanh chóng chộp được thủ phạm. Điều này thể hiện rất rõ trên bài viết của báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an ngay sau vụ án, dựa theo báo cáo chính thức nội bộ công an huyện Thủ Thừa và công an tỉnh Long An cung cấp.

dimanche 10 mai 2020

Biển Đông : Việt Nam có thể sắp kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Ảnh tư liệu : Biểu tình tại Hà Nội ngày 12/06/2011 chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters / Kham
Đăng ngày:


Việt Nam được cho là đang chuẩn bị hồ sơ kiện lên tòa trọng tài quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của Trung Quốc. Đây có thể là đáp trả về pháp lý trước việc Trung Quốc ngày càng gia tăng đe dọa và quấy nhiễu trên tuyến đường hàng hải tranh chấp.

Nhiều tiếng nói trong chính quyền đòi kiện Trung Quốc 

Các nhà phân tích đang theo dõi tình hình tin rằng, Hà Nội có thể nộp đơn kiện - tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016. Phán quyết của tòa khẳng định Trung Quốc « không có quyền lịch sử » về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần 90% Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.

jeudi 7 mai 2020

Ngoại giao « chiến binh sói » khiến Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông


Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), một trong những khuôn mặt « chiến lang » hung hăng nhất. Ảnh chụp ngày 08/04/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Ngày 10/04/2020, các nhà Trung Quốc học không thể không nhắc lại trên mạng xã hội câu nói trên, trong bối cảnh thực tế 46 năm sau hoàn toàn đi ngược lại. Bắc Kinh tung ra chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » được dàn dựng kỹ lưỡng trên toàn thế giới. Điều này lại càng ấn tượng hơn khi chỉ mới vài tuần trước đó, Trung Quốc đòi hỏi các nước phương Tây giữ im lặng về viện trợ y tế cho tâm dịch Vũ Hán.

Le Monde nhận xét, khi đến lượt châu Âu và Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của con virus xuất phát từ Vũ Hán, Bắc Kinh cùng với sự tiếp tay của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bèn cao giọng tuyên truyền việc xử lý khủng hoảng của Trung Quốc là hình mẫu cho toàn cầu. Thiếu chuẩn bị trước đại dịch, Mỹ trở thành quốc gia có nhiều người chết vì virus corona chủng mới nhất thế giới, còn châu Âu chiếm hai phần ba số trường hợp tử vong. Trung Quốc coi đây là cơ hội bằng vàng !

mercredi 6 mai 2020

Từ virus đến nguyên tử, mối liên hệ nguy hiểm giữa Pháp và Trung Quốc

Phòng thí nghiệm công nghệ cao P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán do Pháp giúp xây dựng. Ảnh chụp từ trên không ngày 17/04/2020. LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Đăng ngày:


Con virus corona lọt ra từ phòng thí nghiệm P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán, nơi chứa những con virus nguy hiểm nhất thế giới như tổng thống Donald Trump đã nói ? Hoặc là từ phòng thí nghiệm P3 gần đó, cũng chuyên nghiên cứu về virus corona ? Hay là nó thoát ra từ phòng thí nghiệm P2 của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nơi tiến hành các cuộc nghiên cứu về virus corona trên loài dơi trong những điều kiện nhiều khi kém an toàn, nằm cách ngôi chợ thịt rừng Hoa Nam chỉ 300 mét ?

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ nhật 03/05/2020 khẳng định « có đầy những bằng chứng » là con virus xuất xứ từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng không nói rõ phòng thí nghiệm nào. Ông cũng không trả lời câu hỏi liệu con virus có do Bắc Kinh cố tình phát tán hay không.

Từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đến nhà máy xử lý nhiên liệu nguyên tử