Affichage des articles dont le libellé est Nhân ái. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân ái. Afficher tous les articles

jeudi 28 octobre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tưởng thưởng và cống hiến

 

Trận dịch vừa qua (và đang diễn ra) làm cho hơn 20.000 người chết và hàng triệu người khốn đốn. Cho đến nay, mỗi ngày vẫn có hàng trăm người chết do dịch, hay có liên quan đến dịch.

Trong bối cảnh như vậy mà tổ chức lễ tặng thưởng và tung hô với nhau về 'thành tích chống dịch' có vẻ không phải đạo chút nào.

Chức năng xã hội của tưởng thưởng là một hình thức ghi nhận sự cống hiến của một cá nhân hay tập thể. Hai chữ quan trọng ở đây là 'cống hiến'. Cống hiến khác với đóng góp. Nhưng có những tưởng thưởng đi lệch khỏi lý tưởng cống hiến.

vendredi 22 octobre 2021

Huy Nguyen - Cám ơn bà Mai Anh đã cho chúng tôi được hãnh diện


Tôi dành một ngày để đọc tất cả các bài viết về Bà Mai Anh, Phu nhân cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa mới qua đời.

Đọc xong để có cảm giác hãnh diện vì mình đã được sống trong hai nền Cộng Hòa 15 năm  dù ngắn ngủi.

Tôi ngắm nhìn gương mặt của Bà qua từng thời kỳ, chợt thấy Bà và tổng thống Thiệu có những nét khá giống nhau mà người ta gọi là tướng phu thê.

lundi 18 octobre 2021

Dương Thủy - Viết cho một người được gặp từ 50 năm trước

 

Mùa tựu trường năm 1972, lúc đó mình chỉ mới 6 tuổi và được vào lớp 1.

Ngôi trường mình học có tên là tiểu học Phước Bình, hiện nay nó thuộc quận 9, tọa lạc đâu đó trên con đường Đỗ Xuân Hợp thì phải?

Ngày xưa, ba mình vốn là thương phế binh thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Để ghi nhớ những công lao người lính mất một phần thân thể hay sức khỏe vì cuộc chiến, khi ba xuất ngũ, chánh phủ có cấp cho gia đình một căn nhà tại Làng Phế binh Thủ Đức.

mercredi 13 octobre 2021

Chủ nhân 16 chú chó, mèo: "Chúng là con, là gia đình, tôi chỉ biết khóc!"

 

(DT 11/10/2021) "Tôi chỉ biết khóc chứ không biết làm gì. Chúng là con tôi, là gia đình của tôi. Tôi đưa chúng về quê để yên ổn mà không ngờ phải chia tay như vậy" - chủ nhân 16 chú chó, mèo bị tiêu hủy chia sẻ.

"Tôi ăn ít cũng được nhưng đàn chó phải được ăn no"

Tối 11/10, chia sẻ với PV Dân trí, ông Phạm Minh Hùng (49 tuổi, ngụ ở Cà Mau) cho biết: "Tôi vẫn đang cách ly. Sức khỏe tôi yếu hơn vợ. Từ khi đàn chó bị tiêu hủy, tôi chỉ biết khóc. Tôi buồn không ăn không ngủ được, thương xót quá. Tôi buồn lắm nhưng mình nghèo, mình phải chịu".

mardi 12 octobre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Từ chuyện giết chó nghĩ về thương hiệu quốc gia

Chúng ta biết người phương Tây quý chó. Dưới mắt họ, mười ba con chó bị giết là dã man. Quá dã man! Tôi hiểu cảm xúc đó.

Người ra lệnh giết chó, trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam, có những nền tảng suy nghĩ và lập luận khác người phương Tây. Con người là sản phẩm của xã hội, tôi không kịch liệt lên án họ.

Những tấm hình vợ chồng chủ nghèo vượt thoát đường xa mưa gió, vẫn nâng niu đưa đàn chó về nhà. Chúng gợi trên thế giới lòng yêu đời thiết tha, lòng yêu sinh vật, nét đẹp bừng lên trong cảnh gieo neo khốn khó. Tấm hình khiến lòng yêu thương và quý mến đổ về cho người Việt.

Lê Đức Dục - Không phải chuyện đàn chó, đó là chuyện đàn người !

 

Cũng không định viết nữa, nhưng lại ồn ào những lập luận sao vạn người chết không khóc mà khóc bầy cún bị giết ở Cà Mau ?

Nên viết.

Vì sao cộng đồng quan tâm đến bầy cún ?

dimanche 10 octobre 2021

Cù Mai Công - Kiếp chó – Phận người

 

Ở một bệnh viện điều trị Covid ở thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 7-2021, có một người chủ đi khám bệnh, mang theo một con chó. Hẳn đây là con chó cưng nên anh ta mới mang đi như vậy. Test Covid dương tính, anh ta bị mang đi cách ly luôn.

Con chó vẫn ngồi đó chờ chủ ngày này qua ngày khác ở phòng chờ. Các y, bác sĩ nơi đây ngày ngày chăm lo ăn uống cho chú chó đó. Không xua đuổi, không tiêu hủy dù chủ nó là F0.

Trong mấy trăm ngàn bà con mình đổ về quê hiện nay, hàng ngàn chú chó chú mèo đã được chủ mang về theo. Chăm sóc kỹ trên đường, che mưa che gió như người thân, dù nhiều người chủ chó cũng nghèo xác xơ.

Đỗ Duy Ngọc - Cuộc điện thoại với người bạn Pháp


Tôi vừa nhận được cuộc điện thoại của một anh bạn Pháp. Anh năm nay cũng đã 76 tuổi, anh gọi cho tôi từ Montpellier, thành phố lớn thứ 8 của nước Pháp. Anh chỉ yêu cầu tôi trả lời một câu hỏi thôi, đó là có thật chính quyền Việt Nam ở Cà Mau vừa giết 13 con chó, trong đó có 7 con chó con không?

Tôi bảo, đúng thế, báo đã đăng. Anh ta khóc lớn trong điện thoại và cứ nhắc đi nhắc lại từ Terrible! Terrible! tức là khủng khiếp.

Anh không tin chuyện đó là thật nên hỏi tôi để xác nhận. Tôi không nhớ là anh có nuôi chó không và anh có phải là người yêu thú vật không? Nhưng tôi hiểu, đối với người phương Tây, giết những con thú nuôi, đặc biệt là chó là một điều khủng khiếp, rất khủng khiếp. Anh chấm dứt câu chuyện bằng một câu: Tao không thể tin được. Chúng mày man rợ quá!

Đỗ Duy Ngọc - Giết 15 con chó của người thợ hồ chạy về quê, tàn nhẫn quá !

Đọc báo thấy tin chính quyền tỉnh Cà Mau tiêu hủy 15 con chó của một người dân làm thợ hồ từ Long An chạy xe máy về Cà Mau vì thất nghiệp, hết tiền nên đành về quê. Trên xe gắn máy của anh, ngoài một số đồ đạc ít ỏi còn có chở thêm đàn chó nhỏ.

Báonhà nước đăng thế này: "22 giờ ngày 8-10, vợ chồng ông Phạm Minh Hùng (49 tuổi, làm thợ hồ ở tỉnh Long An) về quê của vợ chồng người em (em dâu của vợ ông Hùng ở ấp Kinh Đứng A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời) để tránh dịch, tất cả có 5 người, trong đó có 1 cháu nhỏ.

Khi về Cà Mau, hai gia đình mang theo 15 con chó (4 chó lớn và 11 chó con). Về đến chốt kiểm soát dịch Covid-19 Quản Lộ, Phụng Hiệp thì vợ chồng ông Hùng cho 2 con chó con. Sau đó vợ chồng ông được đưa về huyện Trần Văn Thời cách ly tập trung tại Trường trung học phổ thông Khánh Hưng.

Tạ Duy Anh - Lời xin lỗi muộn mằn gửi tới một con chó

 

Chuyện này tôi vẫn giấu kín suốt nhiều năm nay, liên quan đến một con chó. Tôi luôn nhủ lòng mình sẽ có lúc phải kể lại.

Khi đó tôi đang tại ngũ tại thị xã Lào Cai bị bỏ trống, làm ở bộ phận tham mưu tiểu đoàn. Vì thế mà chúng tôi có thời gian để tăng gia cải thiện thêm. Chả biết có phải thấy chúng tôi rảnh rỗi mà một hôm anh Nguyễn Ngọc Mùi - thượng úy, phụ trách công tác đoàn và ở cùng với chúng tôi - đi chơi Sa Pa về, đem theo một con chó đen nhánh, vẫn chưa mở mắt.

Chẳng rõ anh nhặt được nó trong hoàn cảnh nào. Qua lời anh thì tôi đoán có lẽ anh ngẫu hứng lấy của ai đó, phần nhiều là của một phụ nữ mà anh tán tỉnh, chắc do đùa cợt rồi không nỡ ném đi nên mang về và đẩy “cái của tội nợ” đó cho tôi.

samedi 9 octobre 2021

Nguyễn Thông - Con chó và tình người

 

Tôi có đọc, thấy không ít lần trên mạng, cả Facebook lẫn báo điện tử, có những người chê trách bà con nghèo trốn dịch trốn đói về quê.

Rằng đã biết đường xa vất vả, chở vợ chở con cùng với đồ đạc trên chiếc xe máy là quá lắm rồi, lại còn đèo một, hai con chó làm chi. Sao không bán đi, cho đi, thịt đi...

Hỡi các nhà đạo đức, các vị chỉ nhìn nhận sự đời ở góc độ vô cảm, thực dụng, chai sạn, sắt đá. Các vị không hiểu được tâm hồn, đạo đức của những người nghèo ấy cao đẹp thế nào đâu.

Võ Nhật Thu - Đà Nẵng tôi ơi!

Trong những ngày qua, xem những đoàn người ùn ùn rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương về quê chạy dịch mà xót lòng.

Tui cứ hỏi: Răng rứa? Răng đời công nhân cùng khổ đến rứa? Khi họ làm việc, mưu sinh, đóng thuế thì tổ chức này, hội đoàn nọ luôn ra rả là đại diện của giai cấp công nhân, là đại diện của người lao động. Vậy trong cơn đại dịch khóa cửa ba, bốn tháng đẩy người lao động vào cảnh tuyệt vọng, thì tại răng không đưa ra quyết sách kịp thời  hỗ trợ tối thiểu để giữ chân công nhân ở lại chờ cho giãn dịch?

Không có kinh phí ư? Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nghe nói kết dư đến 90 ngàn tỉ đồng kia mà? Tại răng không sớm ban hành quyết định tạm ứng cho công nhân bị khóa cửa vì dịch khoảng ba hay bốn tháng lương thất nghiệp, để họ được sinh tồn mà ở lại?

jeudi 23 septembre 2021

Võ Xuân Sơn - Ai cứu người dân Sài Gòn ?

 

Tôi biết anh 6 năm trước, khi có người thuê tôi khám cho một bệnh nhân ở Cần Thơ. Anh ấy đại diện cho nhóm từ thiện để đi cùng tôi. Thật tiếc là bệnh nhân ấy không muốn chữa bệnh. Bệnh nhân muốn để tình trạng bệnh tật để còn dễ… xin tiền, nên chỉ chấp nhận cho các bác sĩ điều trị nửa vời.

Thế rồi tôi bắt đầu để ý đến anh ấy. Cứ cuối tuần là anh ấy đi. Hết miền Đông đến Miền Tây, hết Sài gòn đến miền Trung… Anh chuyển tiền, gạo, đồ ăn, thuốc men… mà các nhà hảo tâm nhờ anh tặng cho những mảnh đời bất hạnh. Thường thì anh gặp họ, rồi đăng lên, và các nhà hảo tâm nhờ anh chuyển. Cứ thế, đã 6 năm nay, tuần nào tôi cũng thấy anh đi như vậy.

Thế rồi dịch đến. Khi thấy mình ở Đà Lạt, mà bà con Sài Gòn không thể mua được rau. Tôi đã mua rau chuyển xuống. Anh là người tôi nghĩ đến đầu tiên. Không ngờ, anh không làm như xưa nữa. Anh đi hàng ngày, và anh lo cho hàng mấy trăn người dân Vĩnh Lộc, từ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, từ bánh mì, đến gạo, nước mắm, nước tương, cá, rau…

mardi 14 septembre 2021

Phạm Lan Phương - Từ bao giờ, trở về quê nhà lại thành tội đồ ?

 

Nếu chúng ta cần một câu chuyện cảm động đến mức phải rống riết tưởng tượng ra bác sĩ Khoa thần thánh rút ống thở để làm quay quắt trái tim hàng ngàn người, thì có lẽ video 15 người ngồi trong chiếc xe đông lạnh để về quê này xứng đáng khiến ta phải rùng mình hơn tất cả.

Trong video clip mà VnExpress đăng, họ nằm ngồi giữa đống hành lý ngang dọc, khúm núm đeo khẩu trang. Bước xuống xe, vài phụ nữ lảo đảo. Một em trai chừng bảy tám tuổi phải được cha bế xuống, dáng người gầy gò. Họ tìm đường về quê, tay cầm lăm lăm những tờ giấy xét nghiệm âm tính. Báo Tiền Phong viết “ yêu cầu cả ba lái xe đưa người quay về nơi xuất phát”.

Những bài báo xuất hiện liền tiếp nhau trên Google tìm kiếm, với những cái tựa đầy hàm ý tội đồ: “Nhét 15 người, cả trẻ em trong thùng xe đông lạnh để 'thông chốt' về quê”, “15 người trốn trong xe đông lạnh để về quê”, “Sốc: 15 người có cả trẻ em trong thùng xe đông lạnh 'thông chốt’.

vendredi 3 septembre 2021

Nguyễn Viện - Tư duy chiến tranh và giáo dục lòng nhân ái


Chiến tranh đã chấm dứt gần nửa thế kỷ rồi, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn chưa thoát được cái tư duy chiến tranh, từ ông lớn xuống tới ông bé. Thể hiện qua những ngôn từ hiếu chiến như chống giặc, chiến sĩ, pháo đài, xung kích…

Tại sao không thể có một tư duy lành mạnh hơn, nhân bản hơn là một tư duy hòa bình, biết tôn trọng phẩm giá con người và sự khác biệt hơn, cao cả hơn, nhân ái hơn?

Vì họ là cộng sản sao? Vì họ coi căm thù là động lực sao?

mercredi 1 septembre 2021

Võ Đắc Danh - Đồng đô la và giọt nước mắt


Anh Võ Cường ở Riverside cho hay đã vận động được một ít tiền cứu trợ, bảo tôi với Trương Công Khả tới nhận. Những người đóng góp đều yêu cầu không nêu tên.

Trong đó có một cô gái gởi anh 200 đô la nhưng toàn giấy một đồng. Nhìn một xấp 200 tờ đô la, có tờ còn mới, có tờ nhàu nát, nhăn nheo, bầm dập.

Những tờ đô la như một ngôn ngữ nhọc nhằn, như thấm đượm mồ hôi của người lao động, và trên hết, nó là thứ ngôn ngữ của tình người, ngôn ngữ của lòng nhân ái cách xa quê hương đến nửa vòng trái đất.

lundi 30 août 2021

Võ Xuân Sơn - Thành phố Hồ Chí Minh vẫn mang chất Sài Gòn

 

Thành phố Hồ Chí Minh, dù mang tên đó 46 năm rồi, nhưng nó vẫn mang đầy chất Sài Gòn.

Đâu có thể coi nó giống như những khu dân cư kiểu mẫu, như những khu phố văn hóa, thôn xóm đạt chuẩn nông thôn mới theo những tiêu chuẩn chung chung cho mọi vùng miền...

Người Sài Gòn có tính tương thân tương ái cao lắm. Họ không chịu ngồi im nhìn đồng bào mình thọ nạn mà không cứu giúp. Người được giúp lúc này lại trở thành nhà hảo tâm lúc khác.

mercredi 11 août 2021

Đỗ Ngọc - Sài Gòn đau

 

Bạn nơi xa inbox hỏi “Chị ơi, chị ổn không, Sài Gòn ổn không? Sáu ngày không thấy chị viết gì, em lo…”.

Trả lời, chị chưa sao giữa một Sài Gòn vẫn chưa ổn. Đúng hơn, Sài Gòn đau thương. Không thể dùng từ nào khác. Sự nghiệt ngã, sinh tử không còn chỉ là “nghe nói”, mà đang xảy ra đây đó, xảy ra quanh ta, trong các gia đình.

Các bệnh viện quá tải, nhân viên y tế vất vả, nhiều áp lực. Người bệnh chết tại nhà, gọi xe cấp cứu trong vô vọng. Người chết chậm được mang đi, người thân chết không tiền mai táng, không có người thân ở nhà để lo hậu sự…không còn là chuyện đẩu đâu, gây ngạc nhiên nữa.

dimanche 8 août 2021

Đoàn Bảo Châu - Chúng ta đã tin ở “vịt trời” và ta nên nhìn vấn đề như thế nào cho đúng mực?

 

Biết bao giọt nước mắt đã đổ, biết bao dòng viết đầy thán từ xúc động về câu chuyện một bác sĩ tên Khoa rút ống thở của cha mẹ mình để dành cho sản phụ sinh đôi.

Cả xã hội bị lừa một cú ngoạn mục. Tiếp theo là một nhóm chửi những người giúp lan truyền tin giả, những người đưa lên thì xin lỗi trước cộng đồng bởi sự vội vã cả tin của mình.

Tôi dùng từ “chúng ta” ở đây là theo một góc nhìn “ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày” chứ tôi không tin từ đầu. Đây là một trường hợp khá thú vị về tâm lý con người, đáng để phân tích.

samedi 31 juillet 2021

Nguyễn Quang Vinh - Cuộc tháo chạy khổng lồ

 

NÓNG RỰC TRÊN MẠNG XÃ HỘI là những thông tin liên quan đến việc VỀ QUÊ tự phát của người lao động từ vùng có dịch.

Một cuộc tháo chạy khổng lồ, đau đớn và cay đắng.

Một cuộc tháo chạy vượt ra ngoài công văn chỉ thị.