Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Phú Trọng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Phú Trọng. Afficher tous les articles

dimanche 17 janvier 2021

Lê Hồng Hiệp - Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam


(NCQT 17/01/2021) “Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau, để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận.

Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng.

dimanche 22 novembre 2020

Nguyễn Thông - Rõ ràng


Nói theo kiểu triết học An Nam (thì vừa lập viện Triết đấy thây), không biết mà cứ nói thì không có trí, biết mà không dám nói thì không có dũng.

Nhà cháu cả trí lẫn dũng đều mỏng, thậm chí bằng 0, nhưng được cái nói thẳng nói thật.

Rất nhiều người đã nhầm lẫn hoặc cố ý nhầm lẫn một cách không thuyết phục khi nhắc bài thơ của ông chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lúc ổng về thăm trường cũ. Lại còn nhấn vào các chi tiết lớp 10B, anh cả, cánh diều v.v.., lại còn chê về thăm thầy mà dám xưng anh cả đỏ...

samedi 10 octobre 2020

Lưu Trọng Văn - Soi từ các thông tin chính thống

Trước mắt gã chú ý các thông tin sau.

- Kỷ niệm 75 năm thành lập nước chủ tịch nước phải chủ trì, vì sao ông Trọng để cho ông Phúc chủ trì ?

- Lễ tang cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, ông Trọng Tổng bí thư trưởng ban tang lễ. Vì lý do sợ đến ma chay âm khí không tốt cho người bị bệnh, lẽ ra phải để ông Vượng thường trực Ban bí thư chủ trì, nhưng vì sao ông Trọng lại trao cho ông Phúc thay mình?

vendredi 9 octobre 2020

Lưu Trọng Văn - Nhân vật quyền lực nhất của đảng CSVN sẽ là ai?

 


Mọi đồn đoán đều là chém gió cho vui, bởi nhân vật ấy chỉ chính thức lộ diện ở hội nghị bù giờ sát nút ngày đại hội đảng 13, với tư cách trường hợp đặc biệt.

Hội nghị trung ương vừa kết thúc hôm nay chỉ khoanh vùng các ủy viên trung ương chứ chưa bàn Bộ Chính trị, tứ trụ hay tam trụ và trường hợp đặc biệt.

Theo quy định của Bộ Chính trị mới ban hành thì Tổng bí thư hiện tại có quyền giới thiệu Tổng bí thư mới.

Tạ Duy Anh - Cá nhân hay thể chế ?

Không ai phủ nhận vai trò của cá nhân trong việc tạo ra những thay đổi, trong mọi lĩnh vực.

Ngay cả với một nhà nước pháp trị được thiết kế ưu việt như Hoa Kỳ, mỗi tổng thống vẫn có thể “đi vào lịch sử” không chỉ với tư cách lãnh đạo của một siêu cường, mà còn với tư cách kiến tạo hoặc hủy hoại.

Nhưng ngoại lệ luôn chỉ là ngoại lệ. Về cơ bản thì ở những quốc gia hạng nhất hành tinh, thể chế luôn là cái nền tảng vững chắc cho sự phát triển, đảm bảo tự do cá nhân nhưng vẫn đạt được ổn định xã hội. Thể chế là mảnh đất để mọi tài năng đều có thể, có cơ hội thể hiện hết biên độ và thành tựu của bất cứ cá nhân nào cũng mặc nhiên là thành tựu của đất nước.

vendredi 25 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Đại hội 13 sẽ vô nghĩa nếu không cải cách Luật Đất đai

 


Nếu Đại hội 13 không Cải cách Điền địa - thay đổi tận gốc Luật Đất đai thì coi như vô nghĩa.

Dương Trọng Dật khi là sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, thì Nguyễn Phú Trọng là sinh viên năm cuối cũng khoa Ngữ văn trên.

Tốt nghiệp là cử nhân văn chương xuất sắc, Dương Trọng Dật như bao sinh viên khoa văn khác tình nguyện vào chiến trường miền Nam ác liệt. Thì cũng là cử nhân văn chương xuất sắc ? Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đào tạo tại Trường đảng Nguyễn Ái Quốc cho đến 1976 - hòa bình.

vendredi 11 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Phiên tòa Đồng Tâm sẽ được điều chỉnh theo chiều hướng nào ?


Gã nhận một nguồn tin cho biết ở cấp cao nhất đã có lệnh điều chỉnh lại phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm. Thực hư thế nào, chưa biết rõ.

Có một số chỉ số chứng minh điều này, như Viện Kiểm sát thay đổi tội danh của nhiều bị cáo. Và phiên tòa dự kiến 10 ngày, sau ba ngày đã vội vã kết thúc phần xét xử.

Còn nhiều tình huống khó lường, theo đúng nhận định của một nhân vật có ảnh hưởng với một số lãnh đạo cao cấp mà gã đã trao đổi mấy ngày trước. Đến giờ phút này, thì tình huống khó lường theo chiều hướng xấu hay tốt hơn cho bà con Đồng Tâm, đã phần nào hé mở.

dimanche 30 août 2020

Lưu Trọng Văn - Sức khỏe nguyên thủ là bí mật quốc gia ?



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từ chức vì không đủ sức khỏe điều hành đất nước.
Sức khoẻ của nguyên thủ quốc gia ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành quốc gia, vì vậy ở các nước Dân chủ nó luôn được minh bạch, công khai.

Trung thực là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu bắt buộc phải có ở nguyên thủ quốc gia dân chủ. 

Điều đó thể hiện rõ trong phát biểu từ chức của ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật:

vendredi 29 mai 2020

Lưu Trọng Văn - Nịnh



"Trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng bí thư là hạnh phúc của Đảng, dân tộc”. 


Một tờ báo chính thống đã rút tít như vậy từ phát biểu của Nguyễn Hồng Diên, người vừa nhận chức phó ban Tuyên giáo Trung ương đúng 20 ngày kể từ 7.5.2020.

Nguyễn Hồng Diên sinh năm 1965 là, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thái Bình. Sự nghiệp chính trị của Diên khởi đầu với vai trò cán bộ Đoàn, phó bí thư Tỉnh đoàn Thái Bình rồi bí thư Tỉnh đoàn Thái Bình.

dimanche 10 mai 2020

Lê Hồng Hiệp - Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 12 năm 2016.

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​diễn ra vào tháng 1 năm 2021. Vài tháng sau đó, một chính phủ mới sẽ được thành lập để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026. 

Như thường lệ, các thay đổi nhân sự nào được thông qua tại đại hội từ lâu đã trở thành trung tâm chú ý của công chúng và tạo ra rất nhiều đồn đoán. Mặc dù điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu xét tính bí mật trong chính trị cấp cao của Đảng cũng như tầm quan trọng của những thay đổi này đối với đất nước, nó cũng mang lại cho các nhà phân tích Việt Nam một cơ hội để tìm hiểu các động lực chính trị của đất nước, đồng thời đưa ra các đánh giá về những thay đổi nhân sự này.

Bài viết này phân tích các yếu tố định hình sự thay đổi lãnh đạo sắp tới của ĐCSVN, triển vọng của các ứng cử viên hàng đầu và tác động đối với chính trị Việt Nam. Bài viết mở đầu bằng cách thảo luận về cấu trúc nhân sự cấp cao của ĐCSVN trước khi phân tích các thay đổi có khả năng xảy ra trong Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của cả nước. Cuối cùng, bài viết điểm qua các ứng viên tiềm năng cho bốn vị trí lãnh đạo cao nhất và triển vọng đắc cử của họ.

Cấu trúc quyền lực cấp cao: “tam trụ” hay “tứ trụ”?

vendredi 1 mai 2020

Việt Nam : Tranh giành quyền lực quyết liệt sau khi chiến thắng virus

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị truyền hình với các nhà lãnh đạo ASEAN về dịch virus corona tại Hà Nội ngày 14/04/2020. © Manan Vatsyayana/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Tờ báo mô tả, trong chiếc áo sơ mi trắng, không đeo cà-vạt và không mang khẩu trang, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có vẻ tự tin và nhẹ nhõm khi phát biểu trong cuộc họp chính phủ thứ Tư tuần trước. Ông có lý để tỏ ra thoải mái: đã nhiều ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm một ca nhiễm virus corona nào.

Ông Phúc thông báo, giờ đây « đã đến lúc giảm dần lệnh phong tỏa » được đưa ra để ngăn chận nạn dịch. Dù nhấn mạnh « tối nay không phải là thời điểm để đổ ra đường ăn mừng », đây gần như là một tuyên bố về chiến thắng mà ông có thể hy vọng, đúng vào dịp 30 tháng Tư - ngày thống nhất đất nước, chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Và tháng Giêng tới, Đại hội Đảng Cộng Sản sẽ đề cử một lớp lãnh đạo mới.

mardi 31 mars 2020

Lưu Trọng Văn - Sức khỏe và tính mạng con người trên hết : Khẩu hiệu mới không còn sáo rỗng ?



1.
Lẽ ra chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lên truyền hình đọc trực tiếp Lời kêu gọi quan trọng chống dịch virus Vũ Hán như chống giặc xâm lược Non sông này.

Người Dân sẽ cảm nhận được thần thái và khí Nước qua sắc mặt, cử chỉ, giọng đọc của ông để giục giã đồng nhất tâm can, hay ơ hờ với lời kêu gọi Toàn Dân như vậy.

Thật đáng tiếc những lời kêu gọi Quốc gia như thế này lại không vang lên từ chính nguyên thủ quốc gia ở thời khắc sống còn.

mercredi 18 décembre 2019

Lê Nguyễn Hương Trà - Vì sao Tô Huy Rứa đã hưu nhưng vẫn có thể « đổi trắng thay xanh » ?


Qua giờ, về việc xe biển số trắng (30F-) với chủ đăng kiểm Trương Tuyết Nhung, vợ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, đang đang chạy trên đường Phùng Hưng, Hà Nội bất ngờ úm ba la hô biến thành xe biển xanh (80B -) rẽ vào cổng Bệnh viện Quân Y 103, làm dậy sóng dư luận. Các bài báo đưa tin sau đó cũng nhanh chóng gỡ sạch!

Nhiều người đang hỏi nhau, Tô Huy Rứa đã về hưu nhưng quyền lực thế nào mà xem thường pháp luật!?

Muốn biết tại sao thì phải nói chuyện cũ!

vendredi 18 octobre 2019

Lưu Trọng Văn - Vì sao báo nhà nước không đăng nguyên văn lời ông Trọng nói về Biển Đông ?


Dân Việt không ai chấp nhận tài nguyên quốc gia rành rành của mình bị Trung Quốc đòi chia phần trơ trẽn.

Một nhân vật có vai trò của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cho rằng bọn vào hùa với bọn đòi chia phần đang đánh tiếng “thăm dò dư luận”, bằng luận điệu mà một tướng công an đã vạch ra: Biển Đông xưa nay Trung Quốc chưa khai thác một giọt dầu nào. Mọi việc yên ổn nếu chúng ta cùng khai thác.

Trước những phát biểu của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rằng: “Phải giữ được môi trường hòa bình để phát triển" với lại “Chưa có thời kỳ nào đất nước ta có không khí ổn định tốt thế này, phải biết giữ lấy", không ít người Dân hoài nghi chính chủ tịch nước đồng thời là lãnh đạo đảng CSVN trước sức ép vũ lực mạnh mẽ của Tập Cận Bình, cũng chấp nhận "đổi lợi ích của Dân tộc lấy... hòa hoãn, hòa bình" khi đọc những lời như thế.

jeudi 17 octobre 2019

Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo

Ảnh vệ tinh ngày 12/05/2018 phát hiện điều được cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI (CSIS) cho là triển khai các loại vũ khí mới tại căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở Biển Đông.

Trung Quốc hôm 16/10/2019 lại kêu gọi đối thoại hòa bình, sau khi bị Việt Nam tố cáo vi phạm chủ quyền tại Biển Đông.

South China Morning Post Global Times dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo hôm qua cho biết : « Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết bất đồng trên biển thông qua đối thoại và thương lượng, nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông qua các hành động thiết thực ». 

Tuyên bố hôm qua của Bắc Kinh được đưa ra sau khi tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 15/10 đã khẳng định Việt Nam sẽ « không bao giờ nhân nhượng » trong vấn đề chủ quyền, tuy nhiên cũng cần « một môi trường hòa bình » để duy trì sự phát triển. Cũng theo ông Trọng, việc xử trí mối quan hệ giữa hai nước không hề đơn giản, nhưng không có nghĩa là nhượng bộ bất cứ thứ gì một cách vô nguyên tắc.

vendredi 26 juillet 2019

Nguyễn Tiến Tường - Khoảng lặng Nguyễn Phú Trọng



Đầu năm 2017, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, một chuyến đi mang tính thường lệ giữa lãnh đạo hai đảng. Từ năm 2018 khi chấp chính chức Chủ tịch nước, ông Trọng không còn đi Trung Quốc,  và cũng không có cuộc tiếp xúc nào với giới cầm quyền Trung Quốc tại Việt Nam. 

Nhắc cương vị Chủ tịch nước để hiểu rằng đó là danh phận để ông Trọng tiếp cận các nước Tây phương với tư cách nguyên thủ chính danh, chứ không đơn thuần là TBT một đảng. 

Diễn đàn "Một vành đai, một con đường" được Trung Quốc tổ chức trong bối cảnh liên tiếp dính đòn trừng phạt kinh tế từ Mỹ, có thể xem là động thái đốt lửa gọi chư hầu. Ông Trọng vắng mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự, cùng thế giới có thông điệp rắn rỏi lên án Trung Quốc sử dụng bẫy nợ để ép buộc các quốc gia nhượng địa hoặc lệ thuộc chính trị. 

jeudi 13 juin 2019

Nguyễn Quang Duy - Vì sao đến nỗi Tập Cận Bình phải “Vạn lý trường chinh”?



Dù Tập Cận Bình vẫn nói cứng, nhưng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại là điều khó chối cãi.
Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Bạch Thư đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc đàm phán thương mại song phương. Còn Tập Cận Bình, trước đây ít hôm, phải kêu gọi “Vạn lý trường chinh mới” sửa soạn trường kỳ chống thương mãi Mỹ. 

Thực hư ra sao? Lỗi tại ai? Cuộc chiến sẽ đưa thế giới, đưa Việt Nam về đâu? Là những câu hỏi đáng được quan tâm.

Cải cách dở dang

Từ thập niên 1970, Trung Cộng được Mỹ trợ giúp cải cách thể chế từ viện trợ, đầu tư vốn, mở cửa thị trường, giúp giáo dục, giúp chuyển giao kiến thức và kỹ thuật, giúp tham gia các tổ chức quốc tế… Nhưng uổng công, vì kinh tế tự do phải gắn liền với chính trị tự do, ngôn luận tự do và xã hội dân sự. 

Ngày 4/6/1989 để “ổn định chính trị”, Bắc Kinh đã nổ súng đàn áp phong trào sinh viên, rồi tự vạch con đường cải cách kinh tế nhưng giữ nguyên bản chất cộng sản. Cải cách vì thế không mang lại kết quả như Đài Loan và Đại Hàn, đã trở thành hai quốc gia tân tiến có GDP thu nhập đầu người cao.

lundi 27 mai 2019

Kiến nghị gửi Quốc hội



Chúng tôi, những cử tri quan tâm đến hiện tình đất nước, qua đài truyền hình, biết được chương trình nghị sự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, kiến nghị với Quốc hội mấy vấn đề sau đây:

1. Trước phiên họp này, báo và đài đã đưa tin dồn dập vể ba cuộc họp do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trì. Tại đó ông Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã nên lên những câu hỏi lớn liên quan đến vận mệnh đất nước và đời sống của toàn dân như:

            - Có nên ‘xóa bỏ’ thành phần kinh tế nhà nước hay không? 
- Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
- Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?

lundi 20 mai 2019

Tạ Duy Anh - Ai sẽ trả lời giáo sư Trọng ?



Theo lời kể của bố tôi-khi ông còn là Bí thư đảng ủy, kiêm chủ tịch một xã điểm của tỉnh Hà Tây lúc ấy, thì trong lần về thăm và nói chuyện tại huyện Chương Mỹ, ông Trường Chinh đưa ra dự đoán sau 18 năm kể từ kế hoạch năm năm lần thứ nhất, miền Bắc sẽ hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo những gì tôi được học, thì sau giai đoạn đó sẽ là thời kỳ giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản!

Năm 1978, đúng cái mốc ông Trường Chinh đặt ra, cả nước chỉ còn thoi thóp vì đói.
Đám sinh viên chúng tôi thì gần chết đói, nếu không có hạt bobo nguyên vỏ viện trợ từ nước ngoài. Loại mạch này ăn vào chỉ vài tiếng là buồn đi **, vì nó quá nhiều bã.

Năm 1976, ông Lê Duẩn công bố chiến lược phát triển đất nước, với mục tiêu lớn là 21 triệu tấn lương thực (cho khoảng gần 40 triệu người dân), phấn đấu mỗi nhà có một cái ti vi và tủ lạnh. Thời điểm đó dự tính là vào năm 1980. Đó cũng là năm, nói như bố tôi, đến cái quần đùi cũng không có mà mặc

jeudi 9 mai 2019

Sao Băng - Vượng ngôi vương và những bóng ma trong cung đình Việt



(Viet-Studies 06/05/2019) Tính toán sơ bộ, có 9/16 ủy viên Bộ Chính trị ủng hộ cho Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư lên ngôi vương. Nếu không có phép mầu nào xuất hiện thì “phe đối lập” chỉ còn cách chấp nhận an bài.

Phép mầu trông chờ ở ma quỷ, hay Trời sẽ hiển linh?

Ma quỷ trong cung đình Việt là điều đã được lịch sử nghìn đời ghi nhận. Không phải tiện miệng mà Trần Bình Trọng trước khi bị giặc Tàu chém, lại nói, “ta thà làm quỷ đất Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (?!) Mỗi khi thời loạn, âm khí lại tràn ngập ở cái đất nước trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, đau thương.

19 ủy viên Bộ Chính trị của nhiệm kỳ Đại hội khóa 13, chưa qua nửa nhiệm kỳ đã rụng 3, rụng một cách ly kỳ chưa từng có trong lịch sử.

16 vị còn lại, mỗi khi ngồi trên chiếc ghế của mình, có lẽ đều chung  cảm giác rờn rợn vì không biết có bóng ma nào cùng ngồi trên đó hay không. Lúc này, các ông, bà nào cứ xì xụp hương khói là tự mình hại mình, có mưu sâu kế hiểm nào sẽ đều ra lộ cả theo làn khói hương.