Mọi người có biết
cái vùng biển mà tỉnh Quảng Ngãi trao không cho FLC dài chừng nào không? Dài
gần bằng từ Hội An đến Đà Nẵng. Dài hơn bãi biển từ Sơn Trà đến Nam Ô.
Mọi người có biết
vì sao vùng đất này (trong mắt nhiều người) suốt mấy chục năm qua vẫn "nhếch nhác, nghèo khổ" không?
Hãy hỏi bộ máy cai trị địa phương.
Tàu đánh cá trái phép của Trung Quốc bị lực lượng tuần duyên Hàn
Quốc bắt giữ, neo tại cảng Incheon ngày 09/10/2016. Ảnh tư liệu.
Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc từ nay có thể sử
dụng vũ khí để đối phó với các tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp, nếu
các tàu này có vẻ sẵn sàng tấn công hoặc phản ứng lại khi bị kiểm tra.
Đài phát thanh truyền hình Hàn Quốc Arirang cho biết như trên, theo một
tu chính án bắt đầu có hiệu lực từ hôm 20/10/2017.
Đạo
luật mới có mục đích cải thiện năng lực can thiệp trên biển của cảnh
sát tuần duyên, để đối phó với các tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp
tại vùng biển Hàn Quốc, thường có phản ứng thô bạo với lực lượng chấp
pháp.
Một sĩ quan hải quân Indonesia đang bắn hủy một tàu cá Việt nam
bị bắt giữ trong vùng biển thuộc đảo Anambas, tỉnh Riau ngày 5/12/2014.
Hãng tin AP hôm nay, 25/07/2017, cho biết hải quân
Indonesia đã bác bỏ việc bắn bị thương bốn ngư dân Việt Nam vào cuối
tuần qua, mà chỉ bắn chỉ thiên cảnh cáo, tại vùng biển mà theo họ là của
Indonesia. Đây là sự cố thứ hai trên Biển Đông giữa hai quốc gia Đông
Nam Á trong vòng hai tháng qua.
Phát
ngôn viên hải quân Gig Jonias Mozes Sipasulta nói rằng chiến hạm KRI
Wiratno-379 đã bắn một phát cảnh báo về hướng mũi tàu, khi nhận ra hai
tàu Việt Nam đi vào khoảng bốn hải lý bên trong vùng biển Indonesia.
Trong thông cáo tối qua, Sipasulta nói rằng việc ngư dân Việt Nam bị bắn
là không đúng sự thật, vì hai chiếc tàu đánh cá ngay lập tức đã rời đi.
Hải quân Indonesia (T) đang chĩa súng vào một tàu cá Việt Nam bị
phá hủy do đánh bắt trái phép trong vùng đảo Anambas, tỉnh Riau, ngày
05/12/2014.
Hãng tin Reuters hôm nay 24/07/2017 dẫn nguồn tin
từ chính quyền Việt Nam cho biết tàu hải quân Indonesia vào cuối tuần
qua đã bắn bị thương bốn ngư dân Việt Nam trên một tàu đánh cá ở Biển
Đông.
Theo Ủy ban Tìm kiếm và
Cứu hộ tỉnh Bình Định, tối thứ Bảy 22/7 chiếc tàu cá Việt Nam đang ở
cách Côn Đảo 132 hải lý, thì bị tàu hải quân Indonesia nổ súng vào làm
bốn ngư dân bị thương, trong đó có hai người bị thương nặng. Các nạn
nhân đã được đưa vào Côn Đảo để chữa trị.
Tàu đánh cá Việt Nam trên đảo Lý Sơn. Ảnh Ben Bohane
(Phóng sự của đặc phái
viên Arnaud Vaulerin tại Việt Nam, đăng trên báo Libération ngày 03/01/2017)Tại quần
đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, các ngư dân Việt Nam đang ở tuyến
đầu, trước các hành vi của Trung Quốc : đánh đắm tàu, giật lưới cá, đánh
người thậm chí cả giết người. Hà Nội phải nhỏ giọng vì sợ bị trả thù.
Trên gương mặt sạm đen vì nắng và muối biển, nổi bật lên đôi
mắt linh hoạt đầy lo lắng, chăm chú nhìn vào những ngọn sóng nhấp nhô trước mũi
tàu. Vi ngồi xổm trên boong chiếc tàu gỗ sơn hai màu xanh trắng. Khoảng
ba mươi tuổi, vẻ dứt khoát và bức bối, ngư dân Việt Nam này lẽ ra phải đi
biển, nhưng không có mẻ lưới nào sáng nay. Hôm 1/11, bọn Trung Quốc đã cướp hết
lưới cũng như lượng cá đánh bắt được, xăng dầu mang theo và đồ dùng cá nhân của
toàn bộ 18 thủy thủ trên tàu.
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định xây đặt 80 khối
đá mới ở gần biên giới Bắc Triều Tiên tại Hoàng Hải, để ngăn cản tàu
Trung Quốc đến đánh cá trộm. Hãng tin Yonhap dẫn nguồn từ bộ Tài chính
Hàn Quốc hôm nay 04/07/2016 cho biết như trên.
Theo
kế hoạch được nội các thông qua, những cấu trúc nặng 30 tấn sẽ được bố
trí dưới nước gần đường ranh giới mặc nhiên trên biển giữa hai nước
Triều Tiên (Northern Limit Line/NLL), với chi phí 8 tỉ won (7 triệu đô
la Mỹ).
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp
pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án
treo, hai tàu cá bị phá hủy.
Hai chiếc tàu này bị khám xét
ngày 02/06/2016 tại một khu bảo tồn ở Biển San Hô, phía bắc nước Úc.
Những bộ đồ lặn và sáu tấn hải sâm vốn được người châu Á ưa chuộng, đã
bị tịch thu.
Gần 200 phóng viên chờ đợi cuộc họp báo hôm 27/04/2016 về vụ cá
chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng đại diện bộ Môi trường chỉ đọc một
thông cáo viết sẵn.
Trước thảm họa cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền
Trung, hôm qua 28/04/2016 hàng trăm ngư dân làng biển Cảnh Dương, Quảng
Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình đã biểu tình đòi hỏi phải trả lại vùng biển
sạch cho người dân. Tình trạng này đang làm dư luận cả nước xôn xao,
riêng đối với những người mà cuộc sống gắn bó với nghề cá lại càng khốn
khổ.
Bản tin AFP ngày 28/4 cho
biết, sau khi hàng ngàn con cá đã bị chết, đến lượt hơn 100 tấn nghêu
chết lại được phát hiện ở Việt Nam, có thể do chất thải độc hại từ khu
công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng đống nghêu đã đến kỳ thu hoạch bị
chết nằm chồng chất lên nhau trong những ngày gần đây. Hãng tin Pháp dẫn
lời một người dân buồn bã nói với một tờ báo trong nước : « Chúng
tôi kỳ vọng vào vụ nghêu được mùa này để bán trong những ngày lễ. Nhiều
đầu nậu đã đặt cọc mua nhưng đến nay thì mọi thứ tiêu tan ».
Bộ đội biên phòng Hải Phòng hôm 02/04/2016 loan
báo đã bắt giữ một tàu chở dầu Trung Quốc chuyên tiếp nhiên liệu cho các
tàu đánh cá trái phép xâm phạm vùng biển Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Đây là
lần đầu tiên Việt Nam bắt tàu Trung Quốc và thông báo công khai - một
sự kiện đặc biệt nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi lâu nay ngư dân
Việt hành nghề trên biển thường xuyên bị tàu Trung Quốc tấn công.
Chiếc
tàu trên đây mang số hiệu 13056, có ba thuyền viên đều là người Trung
Quốc, xuất phát từ đảo Hải Nam, chở theo trên 100.000 lít dầu DO. Tàu bị
phát hiện vào chiều ngày 31/3 ở cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải
lý về phía tây nam huyện đảo Bạch Long Vĩ, có nghĩa là xâm nhập sâu vào
vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 28/11/2015, lại thêm một cái chết không thể nhắm mắt của ngư
dân Việt trên biển Trường Sa lồng lộn « tàu
lạ ».
Chưa hề tồn tại trong từ điển tiếng Việt, nhưng « tàu lạ ».đã được những người
không nhắm mắt với dân tộc mặc định cái tên Trung Quốc.
Nếu điều mặc định ấy là xác thực với thi hài mới nhất mang tên
Trương Đình Bảy, lại thêm một cái tát nổ đom đóm vào mặt những lãnh đạo « ôm hôn thắm thiết đồng chí Tập Cận
Bình ».
Đài Loan và Philippines hôm qua 19/11/2015 loan
báo đã ký kết thỏa thuận không sử dụng vũ lực tại các ngư trường tranh
chấp. Theo các nhà phân tích, đây là một bước quan trọng để giảm bớt
căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên biển.
Thỏa
thuận được ký kết vào đầu tháng nhưng chỉ mới được thông báo hôm qua là
kết quả của hơn hai năm thương lượng sau vụ một ngư dân Đài Loan bị bắn
chết tại vùng biển tranh chấp ngoài khơi Philippines, làm ảnh hưởng
nặng nề đến quan hệ hai bên.
(AP 15/10/2015) Việt
Nam hôm nay 15/10/2015 tố cáo Trung Quốc đã đánh chìm một trong những tàu cá
Việt Nam đang đánh bắt gần quần đảo tranh chấp tại Biển Đông. Sự cố mới nhất
này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước cộng sản láng giềng.
Ông
Phan Huy Hoàng, một viên chức ở Quảng Ngãi cho biết một tàu Trung Quốc đã đâm
thẳng vào một tàu đánh cá trên đó có 10 ngư dân gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/9,
làm chiếc tàu bị chìm. Các ngư dân được một tàu đánh cá Việt Nam cứu vớt, và vụ
này được báo cho chính quyền sau khi các ngư dân trở vào bờ cách đây hai ngày.
Theo
Reuters ngày 17/09/2015, cảnh sát biển Thái Lan biện hộ việc xả súng vào
một tàu đánh cá Việt Nam tuần rồi diễn ra trong lúc họ đang cố gắng
ngăn chận một chiếc tàu khác trong vùng biển gần Malaysia. Báo chí Việt
Nam cho biết một ngư dân Việt đã thiệt mạng và hai người khác bị thương
trong vụ này.
Các viên chức của hai nước hôm qua có những tuyên bố hoàn toàn
khác nhau về vụ việc, và theo báo chí trong nước, sự việc có thể được
giải quyết ở cấp độ ngoại giao. Reuters ghi nhận, các tàu đánh cá Việt
Nam với số lượng khoảng 128.000 chiếc thường xuyên va chạm với tàu Trung
Quốc tại Biển Đông, nhưng sự cố liên quan đến tàu Thái Lan hiếm khi xảy
ra.
Ngư dân Philippines đã cầu viện Liên Hiệp Quốc về
việc Trung Quốc ngăn cản họ hành nghề tại Biển Đông. AFP hôm nay
25/06/2015 dẫn lời luật sư của các ngư dân cho biết như trên.
Luật
sư Harry Roque nói với AFP, các ngư dân này tố cáo Trung Quốc từ năm
2012 đã kiểm soát bãi cạn Scarborough, cắt đứt nguồn mưu sinh của họ
bằng cách quấy nhiễu, xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi vùng biển
này. Một kiến nghị được 30 ngư dân ký tên đã được gởi bằng thư điện tử
đến Cao ủy Nhân quyền và các đại diện khác của Liên Hiệp Quốc tại
Genève.
Các tàu tuần duyên Philippines tập trận với Hải quân Mỹ.
Philippines
đã đặt mua gần 100 chiếc tàu để bảo vệ ngư dân nước mình không bị các tàu Trung
Quốc và Đài Loan đánh cá trộm uy hiếp. Ông Asis Perez, giám đốc cơ quan ngư
nghiệp Philippines hôm nay 22/06/2015 loan báo như trên.
Đa số các tàu này, gồm 71 chiếc dành cho lực lượng tuần
duyên và 27 tàu viễn dương sẽ được giao vào cuối năm nay. Ông Perez nói với
AFP : « Diện tích biển của đất
nước chúng tôi rộng gấp tám lần so với diện tích đất liền. Chúng tôi có 36.000
km bờ biển và trên 7.100 đảo ».
Ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ. Ảnh chụp ngày 06/12/2014.
Đăng ngày 05-12-2014
Hải quân Indonesia hôm nay 05/12/2014 đã dùng chất
nổ đánh đắm ba chiếc tàu cá Việt Nam. Theo phát ngôn viên cơ quan trên,
đây là phương cách ấn tượng để ngăn các tàu nước ngoài đến đánh bắt bất
hợp pháp tại vùng biển nước này.
Phát ngôn viên Manahan
Simorangkir cho AFP biết, ba chiếc tàu cá Việt Nam (trên đó không có
người) đã bị Hải quân Indonesia phối hợp với các cơ quan chính phủ đánh
đắm tại vùng biển Anambas, các quần đảo hẻo lánh nằm giữa Malaysia và
phần thuộc Indonesia của đảo Bornéo.
Bài đăng : Thứ năm 21 Tháng Tám 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 21 Tháng Tám 2014
Trong
cuộc họp báo thường kỳ hôm nay 21/08/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Việt Nam Lê Hải Bình mạnh mẽ lên án hành động cướp phá tàu cá của ngư
dân Việt, và tỏ ra quan ngại trước việc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
tại Vịnh Bắc bộ đến lần thứ ba.
Về sự kiện một tàu cá Lý Sơn, Quảng Ngãi với 10 ngư dân khi
đang đánh cá ở gần quần đảo Hoàng Sa thì bị hai tàu cao tốc Trung Quốc
bao vây, đập phá tàu, cướp hết tài sản và đánh đập ngư dân ; phát ngôn
viên Lê Hải Bình cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam « đang khẩn trương xác minh thông tin ». Ông tuyên bố : « Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động vô nhân đạo nhằm vào tàu cá của ngư dân hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam ».
Bài đăng : Thứ tư 16 Tháng Bẩy 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 16 Tháng Bẩy 2014
Theo
nguồn tin ngoại giao hôm 15/07/2014, các ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc
bắt giữ gồm sáu ngư dân tàu cá Quảng Ngãi QNg 94912 Ts và bảy ngư dân
tàu cá Quảng Bình QB 93256 Ts, đã được trả tự do và đang trên đường về
nước. Tuy nhiên Trung Quốc đã tự tiện tịch thu chiếc tàu của ngư dân
Quảng Ngãi cùng toàn bộ ngư cụ và hải sản đánh bắt được của hai tàu cá.
Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh cho biết, cả 13 ngư dân bị
bắt hiện đang trên đường về nước trên chiếc tàu cá Quảng Bình ; các đại
diện ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc đang tiếp tục làm việc về vấn đề
này.
Theo báo chí trong nước, sáng 23/6 tàu cá QB 93256 Ts của ông Nguyễn
Văn Thành (xã Quảng Xuân huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình) đang hành
nghề tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ thì bị 4 tàu quân sự, 2 tàu hải cảnh và 4
máy bay Trung Quốc xua đuổi, bắt giữ chiếc tàu cùng với bảy ngư dân.