Affichage des articles dont le libellé est Nổi dậy. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nổi dậy. Afficher tous les articles

samedi 24 juin 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 486, 24-06-2023

1. Cái gì phải đến rồi sẽ đến: NỘI CHIẾN BẮT ĐẦU DIỄN RA TẠI NGA. Đêm qua, Chỉ huy trưởng lực lượng Wagner Prigozhin bất ngờ đem quân vượt biên giới, tuyên bố tiến về giải phóng Moscow và kêu gọi nhân dân Nga nổi dậy lật đổ chính quyền Putin.

Kim Văn Chính - Diễn biến cuộc nổi loạn Wagner của Prigozhin

 

Sự phát triển của sự kiện với nhiều diễn biến kịch tính bất ngờ, khó đoán.

Nhiều người chưa chi đã đoán già đoán non linh tinh. Nào là trước sau Prigozhin cũng bị tiêu diệt. Hoặc là ông ta sẽ bắt sống Putin, đưa nước Nga vào cuộc nội chiến. Đó chỉ là võ đoán hoặc mong ước không có căn cứ.

Ngay trong ngày đầu tiên, sự kiện đã phát triển rất bất ngờ. Wagner kiểm soát được văn phòng Bộ chỉ huy quân đội tại Rostov mà không phải đánh nhau, chiến đấu gì căng thẳng lắm. Nói chung lính vệ binh (vệ binh là lính ở nhà gác cơ quan toàn những lính chạy chọt hoặc yếu hèn) không chống cự lại quân Wagner, để họ chiếm cơ quan Bộ Quốc phòng tại Rostov rất dễ dàng.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 24/06/2023

 

1. Sau món quà người Ukraine tặng dân Nga nhân ngày “quỷ quay ra cắn nhau” thì những con quỷ Nga quay ra cắn nhau thật.

Hôm nay làm gì có chuyện nào khác, ngoài chuyện Wagner của Prigozhin dấy loạn. Có nhiều câu hỏi gửi đến cho tui từ sáng đến giờ liên quan đến Wagner, và tui đã khất để đến bây giờ viết một thể.

Như trước đây tui đã từng viết đôi lần, Wagner là công ty sân sau của một số cá nhân chóp bu Nga đặc biệt là trong Bộ Quốc phòng. Vì vậy, cả Shoigu lẫn Gerasimov đều có phần trong đó và tất nhiên, còn nhiều cổ đông khác nữa. Ban đầu việc xây dựng nên nó được giao cho tình báo quân đội Nga (GRU) và bản thân các cá nhân cấu trúc nên nó, là các sĩ quan tình báo Nga.

dimanche 11 juin 2023

Lê Đức Dục - Tây Nguyên cố sự

 

Sáng nay, chỉ vài giờ sau sự kiện xảy ra ở Đak Lak , trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an đã lên tiếng rất kịp thời !

Câu chuyện này làm mình nhớ lại những dòng trong sổ tay nghiệp vụ của ông anh Bùi Thanh  gửi cho mình khi nói về sự cố hồi 2001.

  ******

Hà Nội, 23 giờ 15 phút một đêm tháng 10-2001

- A lô, có phải nhà chú Nguyễn Khoa Điềm không ạ ?

mardi 27 décembre 2022

« Tình báo nhân dân » giúp Ukraina làm nên chiến thắng Kherson


Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Tựa chính của Libération hôm nay tập trung cho cuộc điều tra về các trường dạy nghề lợi dụng chính sách của Nhà nước, Le Figaro đề cập đến tranh cãi về dự luật cấm đấu bò do phe cực tả đề nghị. Le Monde lưu ý « Trung Quốc bị cầm tù bởi chính sách zero Covid của mình », Les Echos chạy tựa trang nhất « iPhone, nạn nhân của zero Covid Trung Quốc ». Ở các trang trong, chiến tranh Ukraina và World Cup chiếm lượng bài vở nhiều nhất.

Thông tin quý giá giúp pháo binh tiêu diệt quân Nga

Về Ukraina, đặc phái viên Le Monde nhấn mạnh đến « Vai trò chính yếu của những người ủng hộ ở Kherson » : trong thời gian bị quân Nga chiếm đóng, những người dân thường đã cung cấp thông tin về các vị trí của quân địch.

mercredi 20 juillet 2022

Sri Lanka : Đánh đuổi độc tài từ kinh nghiệm biểu tình ở Ukraina và Hồng Kông


Đăng ngày:

Le Figaro giải thích « Làm thế nào làn sóng phẫn nộ đã tăng cao và trong ba tháng đã nhấn chìm quyền lực ở Sri Lanka ». Sinh ra từ những cuộc biểu tình tự phát, phong trào phản kháng tập hợp nhiều tầng lớp xã hội dần dà trở nên có tổ chức. 

Bài học từ Cách mạng Maidan và Cách mạng Dù

Tình trạng thiếu xăng dầu, khí đốt, sữa bột…đã khiến người dân bắt đầu xuống đường từ tháng Ba. Bất mãn tràn ngập trên mạng và trên đường phố, khiến nhiều hiệp hội phi chính trị, nghiệp đoàn, tổ chức thanh niên bắt tay với nhau hành động. Trong số đó có Hội sinh viên liên trường (IUSF), một nghiệp đoàn lớn, Black Cap Movement, một nhóm nhà hoạt động tự do…Đầu tháng Tư, những nhóm xã hội dân sự này cùng với những người nổi tiếng trên mạng liên lạc với nhau, họ thỏa thuận ngày 09/04 cắm trại tại Galle Face, một đại lộ gần văn phòng tổng thống. Từ nơi đó, người biểu tình có thể diễu hành qua trước nhiều cơ quan chính phủ, Ngân hàng Trung ương và Dinh tổng thống chỉ cách 1 kilomet.

mercredi 13 juillet 2022

Dân Sri Lanka lật đổ chế độ, bẫy nợ Trung Quốc vẫn rình rập các nước


Đăng ngày:

Dân chúng Sri Lanka không còn gì để mất

Ngày thứ Bảy 09/07, sau khi vượt qua các rào cản và cảnh sát, một biển người tràn vào Phủ tổng thống, họ nhảy nhót trên giường, bơi trong hồ tắm, nấu nướng trong nhà bếp, chơi piano, tập thử ở phòng gym của tổng thống Gotabaya Rajapaksa...Tư dinh thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng bị dân chúng tràn ngập rồi phóng hỏa.

jeudi 3 mars 2022

Chu Mộng Long - Kịch bản nào cho tương lai của Putin ?


Trừ một số người cuồng Putin (như trong lịch sử từng có những nhóm người tín ngưỡng Hittler), đa số dự báo ngai vàng Putin sẽ bị sụp đổ thảm hại. Việc gây chiến ở Ukraina đẩy Putin vào thế cô lập và phải đối đầu với thế giới văn minh, ắt Putin sẽ chết như Gaddafi của Libya, Hussein của Iraq.

Có người phân tích tính cách Nga khó có thể theo phương Tây để làm cách mạng. Người Nga có máu độc tài, cho nên Putin này bị lật đổ thì có Putin khác thay thế.

Tôi nghĩ khác.

vendredi 7 janvier 2022

Đặng Sơn Duân - Tọa sơn quan hổ đấu

Năm 2022 khởi đầu bằng cuộc nổi dậy ở Kazakhstan, với việc Nga tức tốc triển khai quân đến đất nước láng giềng để dẹp loạn. Gợi nhớ đến các lần đàn áp của Liên Xô ở Hungary năm 1956 hay Mùa xuân Praha ở Tiệp Khắc năm 1968.

Việc triển khai được tiến hành trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), tổ chức mà hầu như người ta chỉ nhớ tên khi nó được kích hoạt.

Quân Nga đang bận dọa dẫm Ukrania vẫn phải triển khai thần tốc theo CSTO, vì Kazakhstan quá quan trọng. Chứ như anh Armenia nhỏ yếu cũng là thành viên CSTO, hồi bị Azerbaijan tẩn cho lên bờ xuống ruộng năm ngoái, mấy lần vời đến quân CSTO nhưng chả ai đáp lời.

samedi 10 juillet 2021

Phan Xuân Trung - Đang lo, lo dữ!


SỰ KIỆN:

1. Tháng trước xem tin thấy bên Campuchia có cảnh tượng công nhân túa chạy khỏi nhà máy vì trong đó có người nhiễm Covid, trong bụng đã lo lo sẽ xảy ra ở Việt Nam. Đúng y như rằng hôm nay có một vụ công nhân phá rào tháo chạy trước sự bất lực của bảo vệ.

2. Một clip tả cảnh tồi tàn, nhốt F1 trong trường tiểu học ở quận 8.

3. Một clip người nhiễm (F0) mô tả căn hộ mới ở quận 7 được trưng dụng làm nơi chứa F0, thiếu thốn đủ thứ.

vendredi 8 janvier 2021

Người biểu tình chiếm Quốc hội, sự kiện cuối nhiệm kỳ 'tổng thống nổi dậy' Trump


Đăng ngày:

Sự kiện người biểu tình ủng hộ tổng thống Donald Trump tràn vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ và nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp Hồng Kông là hai đề tài chính được các báo Pháp bàn luận hôm nay 07/01/2021. Vì lệch giờ nên diễn biến ở Mỹ chủ yếu được các tờ báo Paris tường thuật trực tiếp suốt đêm trên mạng, chỉ có hai tờ kịp đưa lên trang bìa. Libération đăng ảnh hai dân biểu Mỹ đang dìu nhau chạy khỏi phòng họp với dòng tựa « Trump, chiến lược hỗn loạn », còn Le Figaro chạy tựa « Nền dân chủ rạn vỡ » với ảnh lớp lớp người biểu tình bao quanh điện Capitol.

Sự kiện lịch sử : Người biểu tình tràn vào Quốc hội Mỹ đang họp

vendredi 11 septembre 2020

Bông Lau - Người Mỹ yêu tự do sẵn sàng


Kể từ tháng Năm, trước áp lực những cuộc bạo loạn của phong trào Black Lives Matter (BLM) nhứt là vì thái độ a dua nịnh bợ coi thường công lý của chính khách và quần chúng thiên tả. Có khoảng 6.000 cảnh sát viên đã bỏ cuộc xin về hưu, và mười mấy Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát ở một số thành phố lớn cũng đã từ chức hoặc về hưu
.

Đính kèm là một số hình của Cảnh Sát Trưởng đã xin giải nghệ. Nhiều người là thiểu số phụ nữ và Mỹ gốc Phi Châu.

Di sản của phong trào BLM để lại là đập phá xóa bỏ nền văn minh Tây phương (western civilization) và sự toa rập của chính khách thiên tả, đã khiến lực lượng cảnh sát Mỹ co cụm lại, không còn khả năng bảo vệ an ninh cho nhiều khu vực đang bị tội phạm thao túng.

vendredi 5 juin 2020

Vụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump trong bầu cử


Lực lượng cảnh sát ở Minneapolis (Minnesota, Hoa Kỳ) đối phó với người biểu tình phản đối cảnh sát về cái chết của George Floyd, ngày 31/05/2020. © REUTERS/Leah Millis
Đăng ngày:


Bạo loạn lan tràn tại nước Mỹ sau cái chết của một người da đen tên George Floyd là chủ đề chính của các báo Paris hôm nay, bên cạnh đó là việc dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp bước vào giai đoạn hai. Le Figaro chạy tựa « Một nước Pháp muốn lại cất bước tiến lên », trong khi ảnh biểu tình ở Mỹ chiếm trang nhất của các tờ báo khác. « Hoa Kỳ : Làn sóng phẫn nộ trước bạo lực cảnh sát », tựa chính của Le Monde. « Hoa Kỳ : Nổi loạn », tít trang nhất của Libération, La Croix nói về « Tiếng kêu của nước Mỹ da đen », còn Les Echos coi đây là « Thách thức cho tổng thống Donald Trump ».

« Xin đừng phóng hỏa », « Chủ là người da màu »…

Về tình hình tại chỗ, Le Figaro trong bài phóng sự « Tại Minneapolis đang trong tình trạng giới nghiêm, cư dân tổ chức phòng vệ » ghi nhận, do cảnh sát bị quá tải, người dân đang phải làm mồi cho bạo lực và cướp bóc.

mercredi 3 juin 2020

Trần Trung Đạo - Ngọn lửa Thiên An Môn chưa tắt



Sau khi cuộc nổi dậy Thiên An Môn bị dập tắt trong lửa và máu ngày 4 tháng 6, 1989, trên tường Thiên An Môn chưa khô vết máu xuất hiện một đoạn văn ngắn sau đây: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”

Thời gian 31 năm trôi qua. Tinh thần Thiên An Môn tưởng đã rơi dần vào quên lãng tại Trung Cộng. Nhưng không. 

Ngày 6 tháng 2, 2020 trên mạng Weibo lại xuất hiện một câu với lời văn khác nhưng cùng mang một nỗi uất hận giống nhau: “Vô số người Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai, xin đừng quên cơn giận tối nay.”

mardi 14 avril 2020

Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh tại Miến Điện

Cờ Trung Quốc tại một cánh đồng ở Kokang, vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2015. © REUTERS/Wong Campion/File Photo
Đăng ngày:


Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình hồi tháng Giêng sẽ phải mở ra « một kỷ nguyên mới » giữa Trung Quốc và láng giềng Miến Điện. Chuyến đi được cụ thể hóa bằng khoảng 30 hợp đồng liên quan đến việc phát triển « hành lang kinh tế Trung Quốc – Miến Điện », sẽ giúp Bắc Kinh mở được ngõ vào chiến lược sang Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên liệu các nhà lãnh đạo Miến Điện có nhân cơ hội này đặt ra một câu hỏi đã cũ và tế nhị : « Vì sao các ông lại ủng hộ các nhóm thiểu số nổi dậy ở miền bắc mà chúng tôi đang nhọc công đối phó ? »

mercredi 15 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình đang sợ ‘Thiên Nga Đen’


Mối lo lớn nhất của Bắc Kinh bây giờ là xã hội bất ổn nếu quá nhiều người mất việc. Trong hình, công nhân Trung Quốc làm việc tại một nhà máy ở Trương Gia Khẩu, phía Bắc tỉnh Hà Bắc hôm 13 Tháng Giêng, 2020. (Hình: STR/AFP via Getty Images)

(Người Việt 14/01/2020) Trong quý thứ ba năm 2019, tỉ số tăng trưởng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc 6% là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Và sẽ còn xuống thấp hơn. Chiến tranh mậu dịch với Mỹ là một nguyên nhân, nhưng còn nhiều yếu tố khác khiến kinh tế tiến chậm lại.

Thí dụ, sức tiêu thụ của người dân giảm sụt, vì giá cả nhà cửa và thịt heo lên cao khiến họ không còn dư tiền mua những thứ xa xỉ như xe hơi hay điện thoại mới. Số tiền nợ của chính phủ địa phương và các xí nghiệp vẫn tăng cao, lo không trả được.

Để đối phó với quả bom nợ, năm ngoái Cộng Sản Trung Quốc đã tảo thanh hệ thống “ngân hàng đen;” tức là những quỹ cho vay mà Ngân Hàng Trung Ương không kiểm soát. Hành động này khiến các xí nghiệp tư doanh thiếu tiền vì xưa nay không thể vay được từ các ngân hàng chính phủ, họ phải quay sang các “ngân hàng đen” với lãi suất có khi lên tới 20%.

dimanche 29 décembre 2019

Ukraina trao đổi với phe nổi dậy tù nhân, có cả thủ phạm đàn áp Maidan


Tù binh chiến tranh được phía lực lượng nổi dậy dẫn giải trao trả cho Ukraina, tại vùng Donetsk, ngày 29/12/2019. REUTERS/Alexander Ermochenko
Đăng ngày:


Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan cho biết thêm chi tiết :

 Chính quyền Ukraina rất kín đáo về cuộc thương lượng đang diễn ra do tự đặt mình vào một cái thế rất phức tạp. Hôm nay (29/12), chính quyền Kiev có thể nhận lại 55 người tại khu vực biên giới, gồm các quân nhân và kể cả thường dân, bị giam giữ trong các nhà tù ở Donetsk và Louhansk.

mercredi 6 novembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Bao giờ đến thanh niên Việt Nam?

Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ diễn hành vào tối Thứ Ba, 5 Tháng Mười Một, 2019. Hồng Kông rơi vào suy thoái sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài đến tháng thứ năm. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images)
(Người Việt 05/11/2019) Giới thanh niên đang đứng dậy đấu tranh khắp thế giới; ngay tại những nước độc tài khét tiếng như Egypt, Saudi Arabia.

Những cuộc biểu tình chống chế độ của giới trẻ đều bộc phát, không thể đoán trước. Và thường bắt đầu từ những biến cố nhỏ. Các cuộc biểu tình đã đạt được những mục tiêu đầu tiên, như ở Hồng Kông, Ecuador, Chile, Lebanon… dù chưa thành công hoàn toàn. Nhưng sau khi tập hợp xuống đường người ta mới thấy những vấn đề lớn lâu nay vẫn bị chìm lấp có cơ hội nổi bùng lên. Cuộc tranh đấu vẫn tiếp tục.

Thanh niên khắp nơi ngó về Hồng Kông; cả trong nước Việt Nam, Hồng Kông cũng là đề tài được theo dõi và bàn luận nhất trên các mạng xã hội.

mardi 9 juillet 2019

Hồng Kông : Đi vào thế giới ngầm của cuộc nổi dậy không thủ lãnh

Tuổi trẻ Hồng Kông xuống đường tại khu phố du lịch Vượng Giác (Mongkok) phản đối dự luật dẫn độ, ngày 07/07/2019.

Đặc phái viên của La Croix tiết lộ những chuyện « Ở trung tâm cuộc nổi dậy không có thủ lãnh ở Hồng Kông », theo lời kể của J.H., một thiếu nữ đấu tranh giấu tên, giấu mặt trên báo.

Nhà báo Pháp gặp người nhân viên xã hội 30 tuổi, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ Hồng Kông, ở gần Nghị viện trước cuộc biểu tình hôm 01/07/2019 nhân kỷ niệm 22 năm trao trả cho Trung Quốc. Cô phân phối những chai nước suối và khăn mặt để đối phó với khí hậu nóng ẩm hết sức khó chịu.

Tổ chức hết sức chặt chẽ nhưng đều ẩn danh

J.H. cho biết : « Tôi có mặt ở đây ngay từ hôm 9/6, trong cuộc biểu tình đầu tiên với 1 triệu người chống dự luật dẫn độ, và buổi tối lúc hàng ngàn thanh niên bao vây Nghị viện cũng thế. Trong số những người trẻ từ 16 đến 22 tuổi ấy, tôi hầu như là già nhất ; và hệ thống tổ chức của các bạn trẻ không hề giống như cuộc Cách mạng Dù hồi năm 2014 ».

dimanche 27 janvier 2019

Lính đánh thuê Nga sang Venezuela bảo vệ Maduro?

Một thủ lĩnh bán quân sự chuyên tuyển mộ người Nga đi đánh thuê tại Syria, chấp nhận trả lời phỏng vấn đài France 24 ngày 23/02/2018. Ảnh chụp màn hình.

Theo bản tin Reuters ngày 25/1, một số lính đánh thuê Nga đã bay sang Caracas để bảo vệ an ninh cho ông Nicolas Maduro. Thông tin này được một cựu vệ sĩ nay là người đứng đầu một nhóm cô-dắc chuyên bảo vệ yếu nhân, xác nhận với Le Monde hôm qua 26/01/2019.

Ông Evgueni Chabaiev khẳng định đã được một thành viên trong nhóm « viễn chinh » này thông báo. Cựu lính đánh thuê nói với tờ báo Pháp : « Hôm 21/1 (tức là ba ngày trước khi nhà đối lập Juan Guaido tuyên bố tổng thống lâm thời), một nhóm chuyên bảo vệ các nhân vật quan trọng mà tôi quen biết vì đã từng trợ giúp pháp lý cho họ, vừa từ Gabon trở về, đã nhận được một đơn đặt hàng khẩn cấp thuê 400 người ».

Chabaiev cho biết thêm chi tiết : « Trong đêm 22 rạng 23/1, một chuyến bay đặc biệt đã đưa họ đến Cuba. Họ không biết địa điểm lẫn thời điểm làm nhiệm vụ, nhưng một người trong nhóm gọi điện từ La Habana cho thân nhân, nói rằng sẽ đi trên một chuyến bay thương mại đến Caracas ».