Affichage des articles dont le libellé est Minh Tuệ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Minh Tuệ. Afficher tous les articles

lundi 27 mai 2024

Nguyễn Hồng Lam - Dù ở đâu chánh niệm cũng cô đơn

"Kính Bạch Giáo hội, sau tất cả những lời góp ý chân tình của từng thành viên Ban Trị sự tỉnh trong cuộc họp chiều ngày 25/05/2024, con rất lấy làm cảm động xin ghi nhận khắc sâu trong lòng cả đời không dám quên.

Và từ đó, con cũng không dám hiện diện trong Giáo hội, vì sợ làm mất thanh danh, mất uy đức của giáo hội.

Như Thượng tọa Nhuận Trí, Phó Ban Trị sự, Phó Ban thường trực Ban Tăng sự tỉnh nhà có nói: "Thà con không làm ủy viên thường trực Ban Trị sự tỉnh, không làm Phó Ban Trị sự Thị xã, thì có phát ngôn như Thầy Chân Quang và Thầy Nhuận Đức có nói gì cũng được, giáo hội không quan tâm, vì không làm chức sắc của Giáo hội", con cảm thấy lời chỉ dạy của Thượng Tọa chí phải nên con vâng lời."

dimanche 26 mai 2024

Nguyễn Dân - Hành giả Thích Minh Tuệ và con đường thỉnh kinh

 

Cứ mỗi lần nghĩ đến sư – hành giả Thích Minh Tuệ, tôi đều không khỏi liên tưởng đến con đường thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng.

Thật vậy, con đường thiên lý đi thỉnh kinh của 5 (5 nhé, không phải 4) thầy trò chính là con đường đi thỉnh “chân tâm” của chính bản thân, mà Đường Tam Tạng và bốn đồ đệ đại diện cho một con người đang đi tu với những đức tính của một người đi tu.

Đường Tăng: Đại diện cho thân xác con người. Vốn là Kim Thuyền Tử, một La Hán tái sinh nên biết bao yêu ma thèm khát ăn thịt. Điều đó cũng như thân xác con người chúng ta vậy. Qua bao nhân duyên của hàng tỉ tỉ chủng tử để tạo thành chúng ta ngày nay, nên trở thành con người là một điều vô vô cùng quý giá

Nguyễn Dân - Sư Minh Tuệ đang bị/được giãn cách

 

Hiện giờ, gần như không ai tiếp cận được trực tiếp với sư Minh Tuệ. Mọi phát ngôn đều do những người mặc áo tăng ra nói thay.

Đặc biệt thanh niên đeo mắt kiếng (trong ảnh), mọi nhất cử nhất động đều theo sát sư Tuệ, trả lời giải thích mọi thắc mắc của mọi người, luôn miệng nói "thầy con" thế này, "sư phụ con" thế kia. Thậm chí có người mới xin vào làm sư gia nhập đoàn thì cũng đuổi, không cho gia nhập.

Mọi hoạt động của sư Minh Tuệ đều bị/được giãn cách. Khi sư (cùng đoàn) vào nghĩa trang nghỉ ngơi thọ thực thì có người canh gác bên ngoài, không cho người dân, YouTuber vào trong. Chỉ có một số ít người (mặc đồ thường) không rõ là ai được đi vào. Khi thầy và đoàn đi ra ngoài thì có một số người được-gọi-là "hộ pháp" đi theo bảo vệ, trong vòng bán kính 3 mét không ai có thể lại gần. Thậm chí có cả vệ sĩ, bảo vệ (nghe nói) từ một công ty ở Củ Chi ra bảo vệ sư.

Tiểu Vũ - Về thời trang lấy cảm hứng từ các biểu tượng tôn giáo

 

Lấy cảm hứng từ tôn giáo trong thời trang không phải là một xu hướng mới. 

Thực tế, thời trang và tôn giáo đã có mối quan hệ gắn kết từ lâu, và đã có nhiều sự kiện nổi bật trong lịch sử thời trang mà hai lĩnh vực này giao hòa mạnh mẽ.

Các nhà thiết kế thời trang đã từng sử dụng các yếu tố tôn giáo trong các bộ sưu tập của họ, thậm chí trước khi những cụm từ như “chiếm đoạt văn hóa” và “sự xung đột giữa các nền văn minh” trở nên phổ biến.

Nguyễn Xuân Nghĩa - Khất sĩ Minh Tuệ dưới góc nhìn trần tục

* Tu không chùa, tu trên đường trường.

* Y phục nhặt vải trong bãi rác, trong nghĩa địa tự khâu lấy.

* Đồ đựng thức ăn chay, nước uống của thí chủ là ruột nồi cơm điện hỏng người ta cho.

* Ngày ăn (chay) một bữa không để no.

Chu Mộng Long - Nhà chùa khó khăn, mục tiêu tăng trưởng khó đạt

 

1) Số lượng Phật tử đến chùa giảm gần một nửa.

2) Số lượng tăng ni bám chùa cũng giảm một phần ba.

3) Tiền thu cúng dường giảm đến mức, so với chi phí tiền điện, tiền nước, tiền ăn cho tăng ni,... là "lỗ chỏng vó".

Túm lại, các chùa to không đạt chỉ tiêu tăng trưởng do Giáo hội đặt ra.

samedi 25 mai 2024

Nguyễn Duy Tuấn - Đừng bức tử sư Thích Minh Tuệ


Chỉ muốn xem lại mấy clip trước đây của sư Thích Minh Tuệ. Những bước chân khoan thai, an lạc, những đoạn trò chuyện với người đi đường, rất nhẹ nhàng, an nhiên tự tại. Càng xem càng thấy khởi lên sự hân hoan, những đức hạnh tu tập của ông đã ngấm sâu vào tâm khảm người ái mộ.

Giờ thì sao? Dân chúng, YouTuber, TikToker đu bám, bủa vây gần như 24/24, đến nỗi sư thay đồ cũng phải có người đuổi thì dân mới tránh. Rừng camera thì luôn chầu chực xung quanh, hở cái là lên hình. Và khi trả lời Phật tử, chúng ta thấy ông cũng gần như không còn sức, hoặc không còn đủ hoan hỉ để chia sẻ nữa.

Bản thân sư đã buông xả tất thảy, không còn chấp cái gì, thậm chí mạng sống còn không nghĩ tới (như ông từng nói). Vậy mà nay, sự đeo bám của quá đông người đã khiến ông dần phải khác, thậm chí phải thay đổi, không thể hoàn toàn "vô ngã", đã buộc phải "chấp".

Lê Nguyễn - Sức mạnh bão táp của Hạnh đầu đà

Những nhà tu “nửa mùa”, lợi dụng Phật pháp, chùa chiền để sống xa hoa bằng những đồng tiền cúng dường của người mộ đạo rất cay cú với hình ảnh đầu trần chân đất, thái độ khiêm cung và những lời lẽ chất chứa niềm tin vô hạn của một con người cô độc, sống cuộc đời không thể nào khổ hạnh hơn.

Tấm lòng kính ngưỡng của người mộ đạo thật sự dành cho sư Minh Tuệ là nhát cứa gây đau xót cho những kẻ giả tu. Họ phản ứng bằng nhiều cách, từ kiểu nói “ba trợn” của ông Thích Chân Quang đến sự “bảo vệ đạo pháp” của một kiều nữ trong thế giới giải trí.

Mới đây, phản ứng càng thô bỉ hơn với bài viết của một quán chay bị nghi ngờ là sân sau của một công ty chùa, hoặc ít ra cũng từ những kẻ cuồng tín, không còn phân biệt được sự phải trái ở đời. Bài viết của quán này có đoạn: “Hàng loạt các chùa có tiếng tăm hoảng hốt báo động vì không còn ai cúng dường, có chùa không đủ tiền đóng tiền điện. Khách vãng lai giảm hẳn, trả lời rằng vì thấy có các sư bên nước ngoài, rồi sư áo ghép kêu gọi đừng cúng dường chùa nữa... “ (hết trích).

Phó Đức An - Triết lý xưng “con” của Minh Tuệ


Trông vẻ ngoài hiền lành, bình thường lại pha chút quê mùa của tiên sinh Minh Tuệ ẩn chứa một trí tuệ siêu phàm mà tiên sinh cố tình che đậy. Chỉ có những kẻ tinh ý thi thoảng mới nhìn thấy tia sáng của viên kim cương lóe lên trong tâm khảm hun hút sầu đau của một bậc chân tu.

Tại sao lại nói sầu đau? Đấy là nỗi đau cho chúng sinh, khi mọi người đều mong muốn được giải thoát nhưng vẫn phải sống quằn quại trong bể khổ của cõi ta bà.

Không phải vô cớ mà tiên sinh xưng “con” với chúng sinh. Đây là một sự lựa chọn, một sự cân nhắc cao siêu, xứng đáng là một sáng tạo đỉnh cao của nghệ thuật ứng xử. Khi một người xưng con với bạn, liệu bạn có nỡ lòng ghét bỏ, thù hằn, hay bóp chết con mình không? Tiên sinh đã hạ mình xuống sát đất, xuống mức thấp nhất trong giao tiếp.

Thái Hạo - Ông Minh Tuệ đã thành Phật chưa?

Có nhiều người vì yêu mến sư Minh Tuệ mà phong thánh cho ông, thậm chí không ngần ngại gọi ông là “Phật sống”, trong khi chính ông vẫn luôn lặp lại rằng, ông chỉ đang đi tập học, “chưa có cái gì hết”.

Ông cũng nói với mọi người rằng đừng có đi theo nữa vì người tu cần phải có thời gian để tu tập, thiền định; cũng đừng có đảnh lễ vì ông chỉ đang học chứ chưa có chứng ngộ gì cả. Ông nói rằng ông không giảng pháp cũng không nhận đệ tử, chỉ khi nào giác ngộ ông mới làm những việc ấy. Ta có nên tin lời ông nói không, hay ông đã “thành Phật” nhưng “khiêm tốn” mà cố tình nói thế?

Không biết các vị thế nào, riêng tôi thì tin. Nếu chúng ta biết chút ít về thiền định và con đường tu tập đến giác ngộ của các hành giả Phật giáo, ta sẽ thấy nó khó hơn mọi thứ trên đời này.

Tiểu Vũ - Về tấm « áo choàng » của thầy Minh Tuệ


Trong những ngày qua hình ảnh thầy Thích Minh Tuệ với tấm "áo choàng" được ghép bằng mảnh vải lại với nhau đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận để những bài thơ bức tranh và cả những bộ thời trang ra đời.

Qua tìm hiểu, được biết tấm y của thầy Thích Minh Tuệ đang mặc có tên là "Y Phấn Tảo".

Và dưới đây là một vài thông tin ngắn gọn nhất về tấm y này:

Hữu Phú - Hành giả Thích Minh Tuệ bộ hành khổ tu đã gởi thông điệp gì ?

Theo tôi nghĩ, thoạt tiên ông Thích Minh Tuệ bộ hành khổ tu dọc chiều dài đất nước chẳng nhằm gởi thông điệp gì cả, chỉ để hành đạo cho riêng mình, theo cách của mình.

Bởi không phải bây giờ ông mới đi, mà đã đi từ 5 -6 năm về trước.

Hiện tượng hành giả Thích Minh Tuệ mới được dư luận chú ý thời gian gần đây, thu hút nhiều người thuộc nhiều thành phần trong xã hội tham gia bình luận, phân tích… Và, chính những người dõi theo, quan sát hành giả Thích Minh Tuệ đã gán cho việc bộ hành của ông những ý nghĩa, thông điệp...

Nguyễn Thông - Bảo hoàng hơn vua

Hai ông Thành, Lê Kiên Thành và Trương Nguyện Thành đều là người có tiếng tăm. Phần thì nhờ vào trình độ kiến thức hiểu biết, học hàm học vị. Phần do đặc điểm cá nhân (gia thế đặc biệt có người nhà làm quan to, hoặc thích mặc quần lòi đầu gối trước đám đông mà thiên hạ đùa là quần đùi).

Bất cứ ai trên đời đều có quyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, bộc bạch tư duy cá nhân. Chớ nên cấm điều ấy, nhất là khi cộng đồng đang khát khao một xã hội tự do dân chủ, đầy đủ quyền con người. Bất kể ai, dù là hai ông Thành tài giỏi, danh tiếng, giàu có, đẳng cấp khá trong xã hội, hoặc anh móc cống, đứa đánh dậm dưới đáy, đều có quyền bộc lộ suy nghĩ của mình. Chỉ có điều, cộng đồng tử tế chấp nhận hay không mà thôi.

Biên mấy dòng này, tôi chỉ nhắc tới ông Thành gia thế.

Chu Mộng Long - Kiếp nạn thị phi của ngài Thích Thủ Thiêm


Ngài thọ giới sa di từ khi 18 tuổi. Thường giới tu hành chỉ thực hiện 10 giới luật. Riêng cá nhân ngài thọ đến 19 giới luật và nhanh chóng trở thành giáo chủ, đứng đầu cả một thành phố to nhất nước.

Ngài là hiện thân Bồ tát cứu khổ cứu nạn cho dân Thủ Thiêm nên mang pháp danh là Thích Thủ Thiêm.

Công đức của ngài với dân là vô lượng. Trong lúc quy hoạch Thủ Thiêm, người dân vì dục mà đòi đền bù đất, ngài đã dùng pháp thuật đạo tràng diệt dục giúp dân. Nhiều người dân được ngài thọ giới, dần dần buông bỏ tất cả để chấp nhận sống cảnh màn trời chiếu đất.

vendredi 24 mai 2024

Lê Vĩnh Triển - Sư Minh Tuệ và kinh tế thể chế : Bàn về chữ tham

Lòng tham có thể là động lực của sáng tạo, của nỗ lực tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội khi pháp luật công bằng, hữu hiệu và đạo đức được đề cao. Lòng tham cũng là căn nguyên của phá hoại, chiến tranh, tranh đoạt danh lợi, hủy diệt mọi giá trị từ vật chất đến tinh thần của con người, khi pháp luật bị thỏa hiệp và đạo đức suy vi.

Thị trường là nơi thể hiện cụ thể sinh động nhất hai khía cạnh của lòng tham. Hay nói cách khác, lòng tham dẫn dắt thị trường trong sự chi phối của pháp luật và đạo đức.

Luật pháp được con người tạo ra, đạo đức do con người đồng cảm, chia sẻ để hạn chế lòng tham tác oai tác quái, ngăn cản sự tham lam vô bờ bến của chính mình. Nhưng nếu luật pháp chỉ biết kiểm soát và cản trở thì sẽ triệt tiêu luôn cả sáng tạo, triệt tiêu luôn khát vọng vươn tới những giá trị mới về vật chất và tinh thần, vốn là những yếu tố giúp con người thăng hoa và khác biệt với chủng loài khác.

Hoàng Tuấn Công - Chuyện chuông đeo cổ voi và sư Minh Tuệ


Hồi nhỏ đọc khá nhiều chuyện săn voi, thuần dưỡng voi Tây Nguyên.

Tôi nhớ một chi tiết (không nhớ ở sách nào), là đối với những con voi đã thuần dưỡng lâu mà nó vẫn hay phá phách thì người ta sẽ thả nó về với đại ngàn.

Tuy nhiên, trước khi thả thì đeo vào cổ nó một cái chuông. Ít lâu sau sẽ thấy con voi này quay trở về và trở nên ngoan ngoãn.

Chu Mộng Long - Đây là đài phát thanh Phật sự, phát thanh từ Bếp Chay Tre…

Tin khẩn cấp, tin khẩn cấp!

Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý!

"Giặc đang tẩy não mọi người ác cảm với các từ "cúng dường, chùa to Phật lớn". Chúng muốn biến cúng dường thành hưởng Phước miễn phí, biến các bậc chân tu cao sang của chúng ta thành ăn mày rách rưới, đói khát, bẩn thỉu. Chúng quyết tâm đẩy nhà chùa thành nơi hoang vắng, không còn ai chăm lo "Phật sự", không còn ai cúng dường để nuôi Phật sự.

Nguyễn Tấn Cứ - Không không hề hư không

Bt chước thy Minh Tu

Anh đi ra ti … Huế

Nhu chơi vi my m

Ri ling xing ra v

Cng chân ch mun x

jeudi 23 mai 2024

Phó Đức An - Sơn bất tại cao, thủy bất tại thâm

Núi không cần cao, có tiên nên danh

Nước không cần sâu, có rồng nên thiêng

Minh Tuệ tiên sinh có thể xứng đáng là nhân vật trong năm 2024 của Việt Nam mà không một người nào sánh bằng. (Gọi tiên sinh cho thích hợp bởi gọi kiểu gì cũng thấy chưa chuẩn xác). Chấp hết các tài tử giai nhân hay các nhân vật chính trị sừng sỏ. Còn các sư mậu dịch thì càng không đáng nhắc đến.

Minh Tuệ trên răng dưới súng (không đạn - tiệt dục vọng), một thân vải vụn, một đôi chân sắt thép, một nụ cười ngây ngô như trẻ dại, một câu “con” khiêm nhường đến mức dã thú cũng bị khuất phục. Tiên sinh còn gì trên người để cạnh tranh với đời? Tiên sinh chỉ là một hạt bụi trần gian muốn trải nghiệm tu hành khắc khổ. Chính vậy, bất kể khen chê vùi dập cũng là thừa.

Nguyễn Thanh Huy - Đằng sau bước chân sư

Tôi định không viết gì nữa về sư Minh Tuệ, vì một phần thấy mọi người nói quá đủ, một phần không muốn để một số người tâm địa hẹp hòi cho rằng những ai đang viết chỉ là để ăn theo hiện tượng này (cho dù chính họ vẫn luôn theo dõi và vẫn nói ít nhiều về sư).

Nhưng nay, tình cơ đọc bài viết về sư của GS Ngô Bảo Châu. Một bài ngắn nhưng tư duy, lập luận sắc sảo, và những hình ảnh so sánh đưa ra rất hay, độc đáo. Song, tôi ấn tượng nhất ở  những dòng văn :

“Từ khi biết đến sư Minh Tuệ, mình có thêm niềm vui là nghe những lời nói ngây ngô đáng yêu của sư. Nghe Minh Tuệ nói, xem sư đi lại mình cảm thấy tinh thần mình yên ổn, những điều ngây ngô sư nói làm mình cảm thấy yêu mến, kính trọng sư.”