Đó là một tổ chức có tên Liên Hiệp các hội UNESCO Việt Nam. Vậy tổ chức này là gì, ở đâu ra? Xin trích vài đoạn trong các bài viết trên mạng và trên báo nhà nước.
"Một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?"
"Hiện tại có rất nhiều các tổ chức khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam…nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được UNESCO ủy quyền hay không.
Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, PGS.TS Hoàng Đình Chiến (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng nhận được cuộc điện thoại của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam này và đưa ra mức giá để vinh danh là 24 triệu đồng. Thấy ông Chiến phản đối, họ nói là xét hoàn cảnh của ông chúng tôi giảm xuống 18 triệu".
Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam lợi dụng lòng tin người dân ?
"Bộ Văn hóa khẳng định, theo điều lệ của các tổ chức Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Hội sinh vật cảnh Việt Nam thì các tổ chức này không có chức năng, thẩm quyền để vinh danh cấp bằng như đã thực hiện.
Tháng 3-2017, thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Đặng Thị Bích Liên ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo dừng việc chứng nhận tôn vinh nghệ nhân, công nhận "Việt Nam linh thiêng cổ tự", chứng nhận "Cây di sản"...
UNESCO VN phản ứng kiến nghị 'dẹp loạn' danh hiệu
"Sau khi Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch có công văn dẹp loạn danh hiệu nghệ nhân, cây di sản tháng 3-2017, thì các tổ chức trên không có ý kiến.
Riêng Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam có công văn khiếu nại gửi Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã trao đổi với Bộ nội vụ và được khẳng định không có quy định việc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam được cấp bằng công nhận Việt Nam linh thiêng cổ tự, bằng chứng nhận Nghệ nhân dân gian, bằng tôn vinh Nghệ nhân..."
Kiến nghị Thủ tướng 'dẹp loạn' danh hiệu nghệ nhân, cây di sản...
Tóm lại, danh hiệu A la hán của ông Thích Thông Lạc là do một tổ chức có tên "Liên Hiệp các hội UNESCO Việt Nam" trao tặng. Tổ chức này có tính chất và tư cách như thế nào thì xin tham khảo các bài báo ở trên và tự đánh giá.
Vụ "vinh danh A la hán" này cũng làm nhớ đến danh hiệu "Nhân tài đất Việt của Thích Chân Quang.
Trích bài viết của tiến sĩ Vũ Thế Dũng:
"Mạng xã hội của Chùa Phật Quang liên tục quảng bá các clip cho rằng Thích Chân Quang là Nhân Tài Đất Việt năm 2019. Sự thật của danh xưng này là gì?
Thực tế thì tại Việt Nam có giải thưởng Nhân Tài Đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng từ năm 2005, đơn vị đồng tổ chức vào năm 2019 là báo Dân Trí và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Lễ trao giải năm 2019 được tổ chức ở Hội trường Bộ Quốc Phòng, vào ngày 15/11/2019 với sự tham dự của khá nhiều lãnh đạo Đảng và nhà nước. Tuy nhiên, lễ trao giải này diễn ra tận 3 tháng sau buổi lễ công bố vào ngày 14/08/2019 của Chùa Phật Quang.
Và một điều quan trọng khác nữa là không hề tìm thấy tên Thích Chân Quang trong danh sách người được trao tặng giải thưởng này.
Vậy kết luận là gì? Đây chỉ là một công cuộc PR mang đậm màu sắc “mua danh chuộc tiếng” của Thích Chân Quang. Danh xưng mà ông ta nhận được chỉ là một giải thưởng tầm phào nhờ đóng tiền mà có".
Chỉ mặt xàm tăng: Sự thật việc Thích ChânQuang là Nhân Tài Đất Việt 2019
Quay lại với danh hiệu A la hán của ông Thích Thông Lạc. Thật nực cười khi một "quả vị thánh" chỉ được "ấn chứng" bởi các bậc giác ngộ, nay lại được một tổ chức xã hội nào đó đứng ra công nhận!
THÁI HẠO 06.07.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.