Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles

lundi 5 juin 2023

Nguyễn Thông - Tiền chùa

 

Thấy ông Tô Lâm bảo sau khi có "thẻ căn cước", ai đã được cấp "căn cước công dân" muốn đổi sang thẻ mới hay không thì tùy, không bắt buộc.

Xin nói với ông, cả nước có gần 100 triệu dân, tính đến cuối tháng Tư vừa rồi đã có gần 80 triệu "căn cước công dân" được cấp, sau hai năm các ông ra quân, chiến dịch để thúc ép đạt chỉ tiêu. Nếu ai cũng muốn được cấp lại, tức là phải hủy bỏ gần 80 triệu cái thẻ cũ. Ngoài ra, số phôi chưa cấp chắc cũng không phải nhỏ.

Thưa ông đại tướng kính mến, tiền không phải là vỏ hến, dù là tiền dân hay tiền ngân sách nhà nước. Nói cho cùng, ngân sách cũng do dân đóng góp, đều từ túi dân cả.

samedi 3 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về lương công chức Việt

 

Chiều 31-05, phát biểu thảo luận về kinh tế - xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho biết : “Mức lương trung bình công chức trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Trong khi ở Thái Lan là 56,7 triệu, Malaysia 29 triệu, Campuchia 17 triệu đồng” (tuoitre.vn, 31/05/2023).

Mức lương của công chức Việt thấp so với nước khác, rất thấp so cả với mặt bằng chi phí cuộc sống bình thường trong nước, là điều ai cũng biết. Ngoài hậu quả là những công chức mẫn cán và liêm chính, những công chức ở mức thấp hay mức không thể “kiếm thêm” gánh chịu đời sống quá khó khăn, sự so sánh mức lương không phản ánh được nhiều điều…

A) Mức lương khác với mức thu nhập. Công chức ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với dân, nơi người dân phải lui tới nộp đơn “xin” này xin nọ, mức thu nhập có thể rất khác với mức lương trung bình mà bà Mai nêu ở trên.

jeudi 18 mai 2023

Dương Quốc Chính - Cách gọi tên mỗi miền

 

Gần đây mình đọc sách thấy các dịch giả hầu như dịch sai cách gọi mỗi miền ở Việt Nam, toàn dùng từ "Bộ" là cách gọi bây giờ. Ví dụ "Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ", rất buồn cười.

Dịch chuẩn thì phải dùng từ cho đúng theo từng giai đoạn lịch sử.

Minh Mạng đặt tên Nam Kỳ và Bắc Kỳ (không có Trung Kỳ), không phải Pháp đặt. Pháp nó đặt theo tiếng Pháp cơ, không việc gì phải nhục với chữ đó mà lảng tránh. Thời Pháp thuộc thì tên chính thức ba miền là: Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ), Cochinchine (Nam Kỳ). Nam Kỳ có thống đốc, Trung Kỳ có khâm sứ, Bắc Kỳ có thống sứ đứng đầu. Tất cả đều là người Pháp.

dimanche 14 mai 2023

Nguyễn Thông - Cây tre trăm đốt tân truyện

 

Đành rằng cuộc sống biến thiên, thế thời thay đổi, bãi bể nương dâu không biết thế nào mà lần. Nhưng sự can thiệp của con người phải có chừng có mực, chứ đừng nghĩ rằng ta đây nắm quyền thì muốn làm gì thì làm.

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh thành ở nước này dưới chế độ cộng sản cứ thay đổi xoành xoạch.

Hết nhập lại tách, hết tách lại nhập, nhập xong lại tách, tách chán lại nhập. Khắc nhập khắc xuất, như cái đèn cù, voi giấy ối a ngựa giấy, tít mù, tít mù nó lại vòng quanh.

mercredi 10 mai 2023

Huy Đức - Ai để "phát sinh hàng ngàn thủ tục ?

 

Kinh tế xuống tận đáy, nếu không vực dậy sớm thì không chỉ nhiều doanh nghiệp phải "bán gần hết tài sản với giá bằng 50% giá trị", như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết. Mà "ổn định chính trị - xã hội" cũng đứng trước những đe dọa khôn lường.

Phần lớn tài sản mà các doanh nghiệp phải bán đi không chỉ là bất động sản mà còn là mặt bằng kinh doanh, đặc biệt là hệ thống bán lẻ. Khi người nước ngoài nắm thêm hệ thống bán lẻ thì hàng hóa của họ càng củng cố thế thượng phong. Sản xuất trong nước lại phải đối đầu với một làn sóng xâm lăng mới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết một tác nhân quan trọng khác, tác nhân chính làm suy thoái nền kinh tế:

jeudi 27 avril 2023

Lê Huyền Ái Mỹ - Mẩu chuyện tháng Tư

 

Cũng cái tòa nhà lộng lẫy ở góc Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo ấy, cũng cô nhân viên chi chi ấy, cũng liên quan đến giấy tờ tên ông - Thanh Nghị, tức Hoàng Trọng Quị.

Ông là người biên soạn Việt Nam tân từ điển (năm 1954), tác giả cuốn “Tháng ngày tôi sống với những người Cộng sản”. Là Phó chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.

Đâu chừng 5 năm trước, con gái ông khi ấy đã gần 70 tuổi đi làm giấy xác nhận tên Thanh Nghị chính là Hoàng Trọng Quị trong thủ tục báo tử (hình như thế), phải tới lui trụ sở UBND quận cả chục lần, mỗi lần tới là phát sinh một yêu cầu. Cho tới lần… mém cuối là yêu cầu phải có hình mộ phần của ông.

dimanche 23 avril 2023

Huy Đức - Nhân việc Bộ Giáo dục gỡ bớt gánh nặng cho giáo viên

 

Theo thông tư 08/2023 của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, chỉ cần một chứng chỉ với thời gian “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” tối đa là 6 tuần, một giáo viên có thể được xét thăng hạng từ bậc Tư lên tới bậc Nhất.

Trước đây, cứ mỗi lần xét thăng hạng, giáo viên lại cần đi học (từ 6-8 tuần) và lại phải thi thêm một chứng chỉ.

Những quy định này, có từ Thông tư 01-04, 2021 do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký [để thực hiện Luật Công chức 2008 và Luật Viên chức  2010], đã nhận được nhiều ý kiến phê phán của dư luận và phản ứng của giáo giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay đầu nhiệm kỳ mới, đã tiến hành các khảo sát, lấy ý kiến trong ngành trước khi kiến nghị sửa đổi lên Chính phủ.

mercredi 12 avril 2023

Huy Đức - Ai « đưa cơm » cho người dám làm

 

+ “Đốt lò” phải song hành cùng cải cách. + Cần tách bạch hành pháp chính trị với hành chính công vụ ngay.

Hoàng Tư Giang vẫn là nhà báo hiếm hoi hiện nay đặt ra các vấn đề thiết thực ở tầm vĩ mô. Nhưng, khi nhắc tới “tinh thần Võ Văn Kiệt”, có lẽ, cũng cần tách bạch giữa hai vấn đề và hai giai đoạn.

Ông Võ Văn Kiệt có một câu nói nổi tiếng (với bà Ba Thi), “Chị cứ làm đi, miễn là không tư túi nếu có đi tù, tôi đưa cơm”. Câu nói được đưa ra ở thời kỳ “xé rào”, thời kỳ người dân không có quyền ngay cả quyền tự kiếm lấy ăn; thời kỳ “cơ chế” không chỉ trói buộc cán bộ mà trói buộc mọi nguồn lực trong đất nước.

mercredi 29 mars 2023

Lê Thanh Phong - Dẹp chưa xong loạn cấp phó, Thanh Hóa còn xin tăng thêm

 

Theo ý kiến của địa phương, Thanh Hóa là tỉnh rộng, dân cư đông nhưng số lượng phó giám đốc sở thực hiện bình thường như các tỉnh, thành khác là không phù hợp.

Cho nên, Thanh Hóa phải có được cơ chế đặc biệt hơn các địa phương khác, phải tính Thanh Hóa tương đương Hà Nội, TPHCM.

Về mặt lý luận cho rằng, đông dân hơn nên nhiều phó giám đốc sở hơn là không thuyết phục. Bởi vì, vấn đề không phải là đông mà là tinh, bộ máy hành chính tinh tươm, con người tinh hoa, công nghệ tinh túy. Nếu không tinh thì có thêm nhiều phó, kể cả chia ra nhiều sở, thêm nhiều lãnh đạo nữa cũng chẳng ích gì ngoài xếp thêm những chiếc ghế mà thôi.

mercredi 1 février 2023

Nguyễn Văn Mỹ - Công ty sai thì xử phạt, không nên "hành" khách

 

Câu nói trên là ý kiến chỉ đạo hải quan cửa khẩu Xa Mát của bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Trần Lưu Quang vào Tết năm 2016.

Những năm đó, khách du lịch Campuchia bằng dường bộ rất đông. Cửa khẩu Mộc Bài có ngày mấy ngàn khách. Lộ trình Sài Gòn – Siem Reap rút ngắn được 50 km, nếu đi cửa khẩu Xa Mát.

Điều bất tiện là không có xe buýt từ Phnom Penh về của khẩu như Mộc Bài, phải đi xe từng chặng. Các công ty thường mang hộ chiếu lên sớm để làm thủ tục nên chọn đi Mộc Bài (65 km) tiện hơn đi Xa Mát (155 km). Chúng tôi chọn cửa khẩu Xa Mát để khách khỏi xếp hàng chờ và đường đi gần hơn. Mọi việc đều suôn sẻ. Khách thú vị vì đi đường mới, lên Siem Reap sớm hơn.

mercredi 4 janvier 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Tại sao Việt Nam có quá nhiều ‘cấp Phó’?

 

Sáp nhập không phải là biện pháp cho mục tiêu giảm biên chế.

‘CẤP PHÓ’ VÀ BIÊN CHẾ

1. TẠI SAO CÓ QUÁ NHIỀU ‘CẤP PHÓ’?

Chính phủ Đức chỉ có 1 Phó thủ tướng. Chức vụ Phó thủ tướng trong Chính phủ Nhật, lúc có lúc không tùy theo ý nguyện của Thủ tướng; hiện tại Chính phủ Nhật không có Phó thủ tướng. 

Còn Việt Nam, thông thường có 5, 6 Phó thủ tướng. Nhiệm kỳ này, trong cố gắng cắt giảm biên chế, chỉ có 4 Phó thủ tướng. Tương tự như vậy, các Bộ trưởng Việt Nam thông thường có từ 4-6 Thứ trưởng, trong khi các nước, số lượng Thứ trưởng rất ít.

dimanche 31 juillet 2022

Huy Đức - Quê quán & Nơi sinh

Tôi không hiểu ý đồ của những người thiết kế hộ chiếu mới vì sao không có mục nơi sinh nên không có ý kiến.

Nhưng, Bộ Công an nên thiết kế lại Căn cước Công dân (ID) cũng như Chứng Minh thư (CMT) để thay thế mục "Quê quán/Nguyên quán" thành "Nơi sinh".

Quê quán, tất nhiên là rất quan trọng, xác lập "cội rễ" của một con người. Nhưng, quê quán ghi trong ID hay CMT hiện nay của ta chỉ là "quê cha". Không phải ai sinh ra có quê cha cũng đồng thời là quê mẹ. Và, cho dù được sinh ra trên quê mẹ, ID hoặc CMT cũng chỉ thể hiện quê cha. Cứ thế, nếu một nhà nhiều đời có con trai nối dõi "quê quán" chỉ còn giá trị của 1/2, 1/4, 1/8... "dòng máu" mà thôi.

Nguyễn Thông - Từ cuốn hộ chiếu thiếu mục nơi sinh, nghĩ tới tờ lý lịch và cái giấy căn cước (3)

 

Lại nói chuyện tờ khai sơ yếu lý lịch. Đúng là chỉ có thứ chủ nghĩa lý lịch man rợ mới có thể gây ra những chuyện dở khóc dở cười bởi những yêu cầu cực kỳ vô lý của nó.

Tháng 9 năm 1987, nhờ sự giới thiệu có trọng lượng của một vị phụ huynh, tôi tới trường mẫu giáo - trường Mầm non 26 xin cho cu con vào đó. Nhỏ vào nhà trẻ, nhớn lên mẫu giáo. Cu cậu đã hơn 3 tuổi, “tốt nghiệp” nhà trẻ hệ mầm chồi lá, giờ phải tiếp tục vào trường mẫu giáo. Trường Mầm non 26 là trường điểm của quận 5 (Sài Gòn), cơ ngơi rộng rãi bề thế trên đường Lý Thường Kiệt, bây giờ là Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương mở rộng.

Cô hiệu phó, xinh lắm, đón tôi và trấn an anh cứ yên tâm, cháu tuy khác tuyến nhưng chúng em đã đưa vào danh sách rồi, cảm phiền anh khai cho cháu cái sơ yếu lý lịch để chúng em làm hồ sơ.

vendredi 15 juillet 2022

Huy Đức - Thiếu người hay đổi mới tư duy


Tôi không có đủ thông tin để hiểu vì sao quyền bộ trưởng Y tế là bà Đào Hồng Lan. Nhiều nước bộ trưởng y tế không phải là bác sĩ và bộ trưởng quốc phòng không phải là sĩ quan. 

Nhưng, khi đã đưa một người không có chuyên môn đứng đầu ngành y tế nước ta thì Bộ phải thay đổi, vì không thể nào vận hành như trước.

Nếu bà Lan không muốn ngồi làm cảnh hoặc bị qua mặt thì phải lựa chọn: Mục tiêu của bà là nhắm vào các nguồn lợi bất tận từ các “pharma” hay kiến tạo một nền y tế chăm lo tốt nhất sức khỏe cho người dân. Nếu muốn thay đổi thì bà phải tập trung để làm bộ trưởng, tập trung cho vài trò ban hành chính sách và hiểu giới hạn của người đứng đầu ngành về hành chính.

samedi 11 septembre 2021

Mai Bá Kiếm - Phường xã là pháo đài thì giấy đi đường đai (die) !

 

Ngày 9/9/2021 thành phố Vũng Tàu quy định “các trường hợp cấp thiết như khám chữa bệnh, cấp cứu phải được phép của chính quyền phường, xã”, bị dư luận chửi te tua, hôm sau (10/09) phải hủy bỏ quy định ngu xuẩn này.

Viết đến đây, tôi liên tưởng đứa em rể họ chết oan do thủ tục cấp cứu. Cậu ta 61 tuổi, ở xã Phú Xuân có tiền sử hen suyễn, lúc 5 giờ sáng thấy khó thở, vợ cậu chở xe máy ra chốt phong tỏa. Công an xã không cho đi, năn nỉ miết, anh công an điện xin ý kiến (chưa đến giờ làm việc) nhiều người, cuối cùng cho đi, đến cầu Phú Xuân thì tắt thở. Trung tâm y tế huyện test cậu ta, vợ và hai con, kết quả đều âm tính. Đau!

HAI ĐOÀN KIỂM TRA XÉT GIẤY LẪN NHAU, PHẠT NHAU:

mercredi 8 septembre 2021

Mai Quốc Ấn - Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước ?

 

“Mỗi tháng tôi chỉ còn nhận được khoảng 6 triệu đồng, thu nhập đã giảm khoảng 40%. Gần đây, chúng tôi vượt qua khó khăn là nhờ nguồn thực phẩm hỗ trợ từ các mạnh thường quân.

Nếu không có họ giúp sức thì chẳng biết làm sao để trang trải trong tình cảnh khó khăn, thu nhập giảm sâu.

Tuy nhiên, các khoản thiện nguyện tài trợ cũng chỉ có mức độ, đến nay các mạnh thường quân cũng đã đuối sức, các nguồn quỹ đã gần cạn nếu Nhà nước không chăm lo thì sẽ rất khó khăn cho y bác sĩ”, chị Lê Thanh Tình (công tác tại Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức) tâm sự.

Nguyễn Như Phong - Hà Nội cần tránh điều hành kiểu " người say " !


Trước hết, xin được hoan nghênh chỉ đạo mới của Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc cấp và kiểm tra giấy đi đường, cùng với kế hoạch " xét nghiệm" toàn thành phố.

Những chỉ đạo mới này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tại của Hà Nội và tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc của người dân.

Và có cảm giác rằng : Lần đầu tiên thấy lãnh đạo Hà Nội lắng nghe dư luận, nghe tiếng kêu của dân và có sự điều chỉnh thích hợp.

mardi 7 septembre 2021

Huy Đức - Rào chắn, giấy đi đường & nhân phẩm

 

Khi hai hộ trong một chung cư ở Long Biên có người dương tính với Covid, Ban quản lý (BQL) “cắt” thang máy lên hai tầng, cử người “phục vụ hậu cần” cho hai hộ có F0 và hàng xóm của họ tới tận cửa. Thông tin được cập nhật.

Hàng trăm hộ ở các tầng khác vẫn có thể xuống sảnh lấy đồ mà shipper mang tới, ai đi làm vẫn đi làm, ai đi chợ vẫn đi chợ… Khi về nhà thì được khuyến cáo luôn ở trong nhà, không ra hành lang, không xuống sảnh ngồi chơi hoặc… “tám”.

Trong suốt hơn 3 tuần đó, những người trong tòa nhà ít có cảm giác đang sống trong vùng dịch, mặc dù, từ trong cầu thang cho tới hành lang, ai cũng vô cùng cẩn trọng. CDC tổ chức test cho khoảng 400 người, may mắn đều âm tính. Nay thì những cư dân mắc Covid đã được về nhà.

lundi 6 septembre 2021

Huỳnh Ngọc Chênh - Bung toang Chu kiếm khách nhã giám !

 

Nếu ngài đọc Kim Dung thì sẽ nghĩ ra được nguyên lý “vô phép thắng hữu phép”.

Nghĩa là ta không cần dùng đến giấy phép, để khỏi chui đầu vào mớ bòng bong rối rắm với thủ tục mịt mùng như chui vào luyện “tịch tà kiếm phổ” không thấy đường ra, nếu không dẫn đao tự cung.

Hoặc ngài có luyện qua đôi chút Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, thì sẽ hiểu rằng “phép tức thị không, không tức thị phép”. Nghĩa là không cần dùng đến giấy phép là có phép, còn dùng đến giấy phép là thành vô phép, gây ra ùn tắc rối loạn khắp kinh thành.

dimanche 29 août 2021

Trần Quang Vũ - Thủ tướng phải trả giá


Ông trả giá cho ai? Trả cho chính hệ thống mà ta gọi là quản lý hành chính nhà nước.

Đã nói thì phải có chứng. Dẫn ra vài trong vô cùng nhiều chứng.

1. Tròn 4 tháng dịch bùng phát, các bộ, ngành thuộc chính phủ, các địa phương cấp dưới của chính phủ không kìm chế được dịch. Ông phải trực tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia. Ông phải trực tiếp đến từng điểm trong trung tâm dịch Sài Gòn. Ông chứng kiến đường dây nóng gọi cấp cứu mà nó nguội.