Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles

dimanche 18 juillet 2021

Lưu Trọng Văn - Con kiến leo cành đa...


Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số phải đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên.

Đối với các thành phố trực thuộc trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên.

Xét theo tiêu chuẩn này khoảng 20 tỉnh sẽ phải bị xáo trộn vì sáp nhập hoặc mở rộng.

samedi 17 juillet 2021

Nguyễn Như Phong - Họ lại muốn dẫm vào vết xe đổ ư?


Tôi đọc được thông tin về việc Bộ Nội vụ đưa ra kế hoạch dự kiến sáp nhập các tỉnh có diện tích nhỏ, dân số ít vào với nhau.

Về việc này, tôi cho rằng, những kẻ (Xin lỗi, tôi phải gọi đó là kẻ) nghĩ ra sáng kiến này là lớp hậu sinh. Đám này không biết gì về hậu quả của việc sáp nhập từ những năm sau 1975 và cơ bản đã tan rã hết sau năm 1990...

Tôi không hiểu khi họ đưa ra "sáng kiến" quái gở này, họ có nghiên cứu cho thấu đáo hay không : Tại sao việc sáp nhập xã, huyện, tỉnh của những năm xưa bị thất bại? Và hậu quả để lại của việc làm duy ý chí đó là gì?

vendredi 16 juillet 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Sáp nhập tỉnh không phải là biện pháp để Việt Nam hùng mạnh


Nghe tin Bộ Nội vụ chuẩn bị phương án nhập tỉnh mà buồn. Buồn vì thấy rằng những nhà quản lý hiện tại không học được bài học thực tiễn 50 năm (1954-2004) chia tách và sáp nhập tỉnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Quản lý nhà nước cần phải nắm được quy luật lúc nào thì chia tách và sáp nhập tỉnh, và việc chia tách hay sáp nhập tỉnh dựa trên những nguyên tắc nào? Quản lý nhà nước thì phải học từ bài học thực tiễn đã có về tách nhập tỉnh của tiền nhân. Cả ba vấn đề vừa nêu đều chưa được để ý.

1. KHI NÀO THÌ SÁP NHẬP TỈNH?

dimanche 27 juin 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Cấp phép khẩn cấp Nano Covax, vấn đề không chỉ ở thủ tướng


1. THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU

Trước hết, xin có lờì nhiệt liệt thán phục những nỗ lực của các nhà dịch tễ học công ty Nanogen và cá nhân ông Tổng giám đốc Hồ Nhân. Đã đưa đến thành quả là vaccine Nano Covax thử nghiệm lâm sàng xong giai đoạn 1,2, và bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho quy mô 13.000 người.

Nếu được thực tế chứng minh: Nano Covax không có tác dụng phụ nghiêm trọng, hiệu quả đến 99,4% thuộc loại cao nhất thế giới, và giá bán thuộc loại thấp nhất thế giới chỉ 120.000 đồng/ liều - như Nanogen tuyên bố, thì đó là thắng lợi kép của Nanogen và của ngành dịch tễ Việt Nam.

Giá thành 120.000 đồng/ liều thì có thể tin là đạt được. Nhưng còn do dự về chỉ số hiệu quả 99,4% của Nano Covax. Nếu quả thật Nano Covax đạt hiệu quả đến 99,4% sau giai đoạn thử nghiệm cuối cùng mà không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng - thì đó là một thành tựu “địa chấn”.

Lưu Trọng Văn – Công nghệ khử khuẩn và vaccin chống dịch

1.

Gã vừa nhận được thông tin từ người nhà tiến sĩ Nguyễn Quốc Sỹ.

Sau bức thư khẩn của tiến sĩ cùng nhóm các nhà khoa học sáng chế gốc Việt ở Liên bang Nga gửi chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, về phát minh dùng công nghệ plasma khử khuẩn diện rộng để giúp Việt Nam chống dịch, chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc lập tức phản hồi.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho VinIT sản xuất các máy khử khuẩn diện rộng theo thiết kế của nhóm tiến sĩ Nguyễn Quốc Sỹ, bỏ qua một loạt các khâu trung gian và thủ tục hành chính cản trở nó xưa nay, để gấp rút đưa vào chống dịch.

dimanche 3 janvier 2021

Lê Nguyễn Hương Trà – Điểm qua những khuôn mặt có thể là bí thư Thủ Đức


Bộ máy của Thành phố Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/2 trước Tết, với đơn vị hành chính đặt tại quận 2. Bí thư thành phố cũng sẽ được chỉ định trong vài ngày tới !

---

Hiện có nhiều nhân vật đang trong phương án là Nguyễn Văn Hiếu (1976, Bí thư quận 5); Trần Kim Yến (1969, Bí thư quận 1) còn được biết với cái tên chị Yến “lư hương”; Nguyễn Mạnh Cường (1979, Bí thư quận Thủ Đức); Nguyễn Hữu Hiệp (1967, Trưởng ban Dân vận Trung ương); Nguyễn Phước Hưng (1968, Bí thư quận 2).

Ngô Nguyệt Hữu - Thành phố Thủ Đức !


Thấy lãnh đạo quyết tâm thành lập thành phố Thủ Đức, không dám can ngăn. Nay đã thành lập xong, xin được nói mấy điều.

Việc phát triển một khu vực, chưa bao giờ có nền tảng từ thay đổi tên gọi. Mà mỗi lần thay đổi địa danh hành chính, người dân luôn mỏi mệt khi nghĩ về quá trình đổi giấy tờ, doanh nghiệp đổi địa chỉ kinh doanh, thuế má...

Thành lập một thành phố mới, giá đất sẽ tăng theo do kỳ vọng của nhà đầu tư. Đây là cái được ngắn hạn, nhưng cái mất dài hạn chính là sự thay đổi khiến người dân mệt mỏi. Nếu không muốn nói là ngạc nhiên, khi hết tách huyện Thủ Đức lại nhập thành thành phố Thủ Đức.

Hữu Thọ - Thành phố Thủ Đức


Từ 0 giờ ngày 01-01-2021, chính thức sinh hạ thành phố Thủ Đức sau 22 ngày rưỡi thai nghén. Ấy là bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chủ tịch từ chiều 9-12-2020.

Ai cũng biết Sài Gòn có cặp trai tài gái sắc:

Trai Thủ Đức năm canh thức đủ

mardi 27 octobre 2020

Lưu Trọng Văn - Đóng góp mô hình quản lý mới cho đảng Cộng Sản Việt Nam của tiến sĩ Vũ Trọng Khải

Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cần lập một Ban tiếp nhận nghiên cứu các góp ý trên Cộng đồng mạng.

Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp, con trai của luật sư Vũ Đình Hòe, bộ trưởng bộ Giáo dục và bộ Tư pháp thời chính phủ Hồ Chí Minh. Luật sư Vũ Đình Hòe là một trong các tác giả Hiến pháp 1946 - Hiến pháp tiến bộ và dân chủ nhất của VNDCCH và CHXHCNVN.

Ông Khải vừa gửi bản góp ý Văn kiện Đại hội Đảng 13. Gã rất chú ý đến mô hình quản lý quốc gia trong thực tiễn đảng CSVN vẫn độc tôn cầm quyền. Đây là mô hình tiệm cận Dân chủ, nhưng đảng CSVN vẫn không sợ mất vai trò lãnh đạo của mình.

Để chuyển qua hoàn toàn Dân chủ tất yếu, theo ông Khải cần đi từng nấc, thay đổi mô hình thể chế theo tinh thần của ông Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề cho Ban chấp hành trung ương Đảng thảo luận:

dimanche 24 mai 2020

Nguyễn Thông - Chém cha cái sổ hộ khẩu, bàn tới bàn lui làm gì



Mấy hôm nay, xứ An Nam với vai trò đầu têu của Quốc hội lại um xùm quanh chuyện hộ khẩu. Cuốn sổ hộ khẩu bé bằng hai bàn tay lần này lại được nâng lên đặt xuống. 

Cần phải nói thẳng ra rằng nó không phải chỉ là cuốn sổ biên trong đó những thông tin về con người, gia đình, mà thực chất là cái cùm cái gông cái xích cái vòng kim cô… cùm trói, đè nặng lên số phận công dân nước này. Khi đã là cùm thì nó thành thứ công cụ cai trị, kẻ cầm quyền chỉ muốn giữ chứ mấy khi bỏ. 

Kéo dài đã ba phần tư thế kỷ trói buộc bằng sổ hộ khẩu kể cũng đã quá lâu, giờ mới bàn tới chuyện bỏ là khí muộn. Chẳng trách gì cái sổ hộ khẩu bởi nó chỉ là thứ vật chất vô tình, đáng trách là ở những kẻ có quyền bấy lâu này dung túng nó chỉ cốt bảo vệ thứ quyền lợi băng nhóm xấu xa ích kỷ.

mercredi 13 mai 2020

Biển Đông: Trung Quốc toan tính gì khi lập 2 ‘quận’ mới cho ‘Tam Sa’ ?

Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ « thành phố Tam Sa ». Ảnh vệ tinh của AMTI.
Đăng ngày:


Ngày 18/04/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định lập hai « quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa » (Sansha), đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Woody Island) trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

Một số nhà quan sát có thể cho rằng việc lập hai « quận » mới này chỉ mang tính biểu tượng mà thôi. Tuy nhiên theo nhận định của cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS) ngày 12/05/2020, động thái này sẽ cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung Quốc về Biển Đông.

Đảo Phú Lâm chiếm của Việt Nam thành đại bản doanh