Affichage des articles dont le libellé est Gốc Việt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Gốc Việt. Afficher tous les articles

mercredi 6 avril 2022

Nguyễn Hồng Giang - Mỗi số phận chứa một phần lịch sử

 

Mình là người bình thường nên chỉ biết kể những chuyện của cá nhân mình và gia đình. Mà trong đời sống của người bình thường thì những chuyện to tát đặc biệt có thể kể ra lại không nhiều, mặc dù theo nhà thơ Xô viết Evghenhi Evtushenco thì " Mỗi số phận chứa một phần lịch sử...".

Có điều để phần lịch sử ấy được tái hiện, thì lại cần các chất xúc tác để ta liên kết các sự kiện lại với nhau, rồi cho ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về giai đoạn lịch sử ấy. Mình cho rằng mình đang sống giữa một biến cố lịch sử, mà nếu loài người tránh được cơn thịnh nộ của Đấng tối cao, thì biến cố này có thể là bước ngoặt lớn.

Bằng giờ này tháng trước, mình và các con đang trên đường bỏ chạy khỏi Kiev. Bỏ chạy khỏi những lần báo động liên miên, bỏ chạy khỏi những đồn đoán thất thủ hay "nó" sẽ ném bom hủy diệt. Bỏ chạy khỏi hàng chục, thậm chí cả trăm cuộc kêu gọi đào tẩu từ người thân cùng bạn hữu mỗi ngày.

vendredi 18 mars 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, hoa hướng dương

 

(Tiếp theo)

Nhà tôi có phòng cho khách Airbnb thuê, nhưng từ đầu dịch Covid19 (3-2020) đến nay bỏ trống. Vậy nên tôi đăng ký với thành phố Cologne mấy cái giường đó cho người tị nạn Ukraine.

Ngày hôm sau thành phố giới thiệu một cô Ukraine với tôi. Tôi để dành phòng cho cô. Nhưng cô và hai đứa con kẹt ở Rumani khá lâu. Cuối cùng cô nhắn tin là sẽ ở lại đó, để mau chóng quay về quê khi hết chiến tranh.

Tôi mới vừa kích hoạt lại căn phòng cho người tị nạn khác thì cậu Nguyễn Đình Thụ, một đồng hương ở đây gọi điện: "Anh ơi, em đang ở ga để đón một gia đình người Việt mới chạy từ Ukraine sang, anh có chỗ tá túc cho họ không?“

dimanche 13 mars 2022

Trần Quốc Quân - Người Việt ở Ukraine trong cuộc chiến


“Nếu có chết, thì cũng ngẩng cao đầu như dân tộc Ukraine” – đó là câu nói rất hào hùng, đầy bi tráng của ông Nguyễn Văn Quyết, một người Ukraine gốc Việt đã định cư ở quốc gia này hơn 30 năm. Ông Quyết đang sống và “chiến đấu” trong thành phố Kherson, cận kề Bán đảo Crimea bị Nga cưỡng chiếm năm 2014.

Đã có không ít những người gốc Việt, như ông Quyết, nhận Ukraine là quê hương thứ hai và đang chiến đấu bảo vệ quốc gia này kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022 lịch sử.

Số liệu thống kê cho biết có khoảng 8,000 người Việt và gốc Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại Ukraine, tập trung chủ yếu ở ba thành phố lớn là thủ đô Kyiv, thành phố Kharkov và thành phố cảng Odessa. Từ ngày Nga nổ súng xâm lược Ukraine 24 Tháng Hai 2022 đến nay, dòng người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đổ về các quốc gia có chung đường biên giới đã lên khoảng hai triệu, trong đó có không ít người Việt.

mardi 16 novembre 2021

Lưu Trọng Văn - Tiếng hát càng cao…

 

Anthony Trần - chàng trai gốc Việt 22 tuổi vừa được bầu làm thị trưởng một thành phố ở Úc. Trần phát biểu tại lễ nhậm chức:

"Tôi hy vọng vai trò thị trưởng của tôi sẽ tạo ra một tiền lệ để người trẻ, đến từ các cộng đồng văn hóa đa dạng, được tiếp thêm can đảm và khả năng bước vào một thế giới mà từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi một nhóm dân số cụ thể.

Tôi cũng hy vọng tiếp tục truyền cảm hứng cho người trẻ thực hiện ước mơ của mình”.

vendredi 25 juin 2021

Nguyễn Thanh Luận - Ngẫm có tréo ngoe không?


Campuchia đuổi người Việt Nam về nước giữa lúc dịch cúm tàu khựa đe dọa tính mạng người dân, kinh tế tuột dốc v.v... Nhưng: Chúng ta vẫn móc ngân sách - tiền thuế của dân gần 300 tỉ đồng chỉ để dựng lên tượng đài nhằm ca tụng ông thủ tướng nước hàng xóm (Campuchia)?

Đó là công trình mang tên “Hành trình cứu nước của Hun Sen” tại ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh.

Công trình trị giá 298,56 tỉ đồng, được khởi công vào ngày 8/5/2021, và được khánh thành linh đình vào ngày 20/6/2021 để ngày kỷ niệm 44 năm “đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Hun Sen (20/6/1977 – 20/6/2021). Tuy nhiên ông Hun Sen, thủ tướng Cambodia, đã không qua dự lễ khánh thành mà chỉ cử Phó Thủ Tướng Tea Banh đi thay.

lundi 21 juin 2021

Huy Đức - Thân phận người Việt


Chúng tôi đã từng mượn thuyền của người Việt sống dọc bờ sông Mêkông và Biển Hồ Campuchia để đi đánh cá linh, cá cơm. Họ sinh ra ở đây, nhiều người không biết gốc gác Việt Nam của mình ở đâu. Họ nói tiếng Khmer rành hơn tiếng Việt.

Nếu Hun Sen đứng đầu một chính quyền có văn hóa thì phải coi cộng đồng ấy là "người Campuchia gốc Việt" chứ không phải là "người Việt". Nhưng, cũng không nên chỉ trách Hun Sen.

Trong khoảng từ 2013 -2015, trong quá trình Campuchia soạn thảo chính sách ngoại kiều nhắm vào người Việt Nam. Chính phủ Việt Nam biết và trong thời gian đấy, nhiều cơ quan Việt Nam đã làm việc với Campuchia. Nhưng, Nghị định 129 do Hun Sen ban hành năm 2016 đã làm bàng hoàng cộng đồng người Việt.

samedi 8 mai 2021

Tăng Quốc Kiệt - Ocean Vuong, một nhà thơ lớn gốc Việt


“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, có biết Ocean Vuong là ai không? Tất cả đều trả lời là không. Vậy là tôi nằm trong khối đa số hơi hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000 đô la.

Thơ của em, Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở Việt Nam. Quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này.

jeudi 29 avril 2021

Đỗ Duy Ngọc - Những người vô tổ quốc


Trên báo Tuổi Trẻ có một tin làm nhói lòng.

Bài báo viết tổ công tác của Trạm cửa khẩu Đồn biên phòng quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Trạm cửa khẩu quốc tế Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện một hộ gia đình gồm 8 người (3 nam, 5 nữ), có 4 người lớn và 4 trẻ em đi trên hai chiếc vỏ lãi từ Kompong Chnang về đến biên giới. Họ là những người Việt sinh sống ở Campuchia, nay nước này đang bị dịch bệnh nên họ về nước trốn dịch.

Dĩ nhiên là nhập cảnh trái phép vì ở bên kia họ cũng chẳng được ai công nhận, không giấy tờ thì làm sao có thể xin giấy phép nhập cảnh. Tổ công tác đã ngăn chặn, đẩy đuổi nhóm người trên quay về Campuchia không cho phép quay lại Việt Nam.

mardi 26 janvier 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao người Việt trên thế giới quan tâm đến bầu cử ở Mỹ ?


Nhiều bạn thắc mắc là tại sao những người Việt thuộc thế hệ 'thuyền nhân' (boat people) quan tâm đến cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ vừa qua, dù những người này không phải là công dân Mỹ. Câu trả lời nằm ở thời tị nạn vào cuối thập niên 1970s và thập niên 1980.

Đại Ân Nhân

Nếu bạn là 'thuyền nhân' vượt biên khỏi Việt Nam vào thời đó, cái nước mà bạn trông chờ nhứt là Mỹ. Chỉ Mỹ. Mỹ là nước điều tàu hải quân, thậm chí có khi cả tàu ngầm, để cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông trong những ngày thê thảm đó. Trong khi nhiều tàu hàng của các nước Âu châu và Á châu bỏ mặc thuyền nhân, thì tàu hàng của Mỹ lại cứu người Việt. Cái ơn đó nhiều nhiều đời sau thuyền nhân Việt Nam vẫn không quên.

lundi 11 janvier 2021

Nguyễn Công Khế - Covid, bầu cử Mỹ, đại hội đảng Việt Nam...


Một năm trôi qua. Tôi không tự hiểu được là tại sao có một năm 365 ngày quái ác như vậy. Tôi không triết lý. Không suy đoán. Không tin vào dự đoán của nhà tiên tri mù Vanga.

Tôi nghĩ nhiều về số phần con người trong cái vòng xoáy của Đất Trời. Dịch phát đi từ Vũ Hán hơn một năm nay. Hai triệu người đã chết. Nó hư hư, ảo ảo. Đến nỗi, mỗi khi có người bị nhiễm hoặc chết vì Covid-19 ở bên Cali, một người Việt làm truyền thông bên đó, giựt mình nói : Covid là có thật đó nghe mọi người. Đừng đùa giỡn với nó.

Cái chết đến lúc được xem như sự giỡn cợt. Chết đến hai triệu người, bằng cuộc chiến tranh Việt Nam trong 21 năm ở hai phía, từng khiến thế giới kinh hoàng, phẫn nộ.

samedi 9 janvier 2021

Vinh Võ – Chia sẻ của một người Việt biểu tình ủng hộ Trump


Tui bị trễ máy bay. Tại vì sáng nay tui lại rảo bộ trên đường phố Washington DC để mong chứng kiến vài triệu trong số 80 triệu fan của Biden xuống đường ăn mừng chiến thắng. Nhưng DC vắng lặng.

Ngạc nhiên chưa? Không một ai xuống đường ăn mừng tổng thống quốc dân đắc cử? Really? Có ai giải thích cho tui biết tại sao không?

Chỉ có vài nhóm người vứt ba lô trên đường ngồi tụm năm tụm ba We won, but ...”. Họ là những Pro Trump còn chút nuối tiếc như tui.

jeudi 30 janvier 2020

Nguyễn Hữu Nghĩa - Thời buổi Cồ Rô Na


Chúng tôi sống ở Grimsby bên bờ Ngũ Đại Hồ đã gần 20 năm nay. Thị trấn này nhỏ lắm, chỉ có 27 ngàn dân da trắng và 2 mống da vàng, là gia đình tôi. Thị trấn được xếp vào danh sách “dễ sống” thứ nhì tại Canada với lợi tức đầu người 100 ngàn mỗi năm và chỉ số tội phạm gần như zero.

Mấy tuần nay chúng tôi quyết định ngưng đi chợ Á châu, ngưng ăn nhà hàng, ngưng họp mặt bạn bè, không dự Hội Chợ Tết, không đến chỗ đông người, trừ ba nơi không thể bỏ được: đến nhà băng có việc, đi chợ tây mua thức ăn và đi tập thể dục hàng ngày ở YMCA.

Sáng nay ở chợ Tây, mua sắm xong, tiến tới một quầy trả tiền chợt nhận bảy tám người đang xếp hàng phía trước tự nhiên tản ra, bỏ hàng, lui lại cắm cúi tìm thêm một món gì đó rồi êm êm qua chỗ khác xếp hàng tiếp.

mercredi 8 janvier 2020

Tướng chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ ở Iraq là người gốc Việt

Chuẩn Tướng William Seely, người được cho là “gởi nhầm” lá thư thông báo Mỹ rút quân khỏi Iraq. (Hình: alternet.org)
(Người Việt 07/01/2020) Chuẩn Tướng Thủy Quân Lục Chiến William Seely III, chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ-Iraq chống lại ISIS ở Iraq, là một người gốc Việt.

Hôm Thứ Hai, 6 Tháng Giêng, 2020, Bộ Quốc Phòng Mỹ thông báo “có một lá thư gởi nhầm ra ngoài, trong đó nói rằng quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Iraq,” sau khi Quốc Hội Iraq hôm Chủ Nhật thông qua nghị quyết đòi chấm dứt sự hiện diện của khoảng 5,200 binh sĩ Mỹ tại đây.

Chuyện này xảy ra sau vụ máy bay không người lái của Hoa Kỳ hạ sát Thiếu Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Vệ Binh Cách Mạng Iran, bên ngoài phi trường quốc tế Baghdad.

jeudi 3 janvier 2019

Ngọc Vinh - Dân tộc…lưu vong



1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.


Cái "lỗi" của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả Rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử...

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. 

lundi 12 novembre 2018

Tên Việt trên đất Mỹ



Một lớp học thi quốc tịch Mỹ. Ảnh: Người Việt

Cũng như đêm cuối cùng của Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được, chờ ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Cụ Phúc đêm nay cũng vậy ! Ngày mai cụ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ.

Cụ nằm trăn trở nghĩ đến cả mười năm trời đằng đẵng, từ khi đủ năm để hợp lệ nạp đơn đến những đêm đứa con trai đi làm về chở cụ đi học lớp luyện thi vào quốc tịch ở văn phòng USCC. Cụ nghĩ nó như con thoi giữa hai thế hệ.

Trong tuần đưa cụ đi học tiếng Anh, bắt cụ phải trả lời điện thoại " Hello " chứ nói " Tôi nghe đây " làm sao Mỹ hiểu được. Cuối tuần đưa con đi học tiếng Việt, mắng con gọi xe " fire truck" là " xe lửa ", phải nói là " xe cứu hỏa " hay " xe chữa lửa " chứ. Nhiều lúc cụ thấy phải chi mà thằng chắt đi học tiếng Anh, còn cụ đi học tiếng Việt thì mới đúng theo lý tự nhiên của trời đất.

mercredi 20 juin 2018

Sinh viên Mỹ gốc Việt William Nguyen lên truyền hình Việt Nam xin lỗi

Cảnh biểu tình ngày 10/06/2018 do chính Will Nguyen chụp và đăng trên Twitter. Ảnh chụp màn hình.

William Nguyen, sinh viên người Mỹ gốc Việt bị bắt trong đợt biểu tình chống Luật Đặc khu Chủ nhật tuần trước, hôm nay 19/06/2018 xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước để công khai xin lỗi đã vi phạm pháp luật và hứa sẽ không tham gia xuống đường.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời người thanh niên 32 tuổi, sinh tại Texas, Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học Yale nói trên HTV : « Tôi hiểu rằng những hành động của tôi đã vi phạm (pháp luật)…Tôi hối hận đã gây phiền hà cho những người đang ra sân bay. Tôi đã cản trở giao thông, gây rắc rối cho gia đình và bạn bè. Từ nay tôi sẽ không tham gia các hoạt động chống phá chính quyền nữa ». 

jeudi 22 février 2018

Mỹ : Một người gốc Việt được bồi thường trên 150.000 đô la vì bị ngăn làm hôn thú


Theo AP hôm nay 22/02/2018, một thẩm phán liên bang Mỹ đã buộc tiểu bang Louisiana bồi thường hơn 150.000 đô la phí tổn và tiền thuê luật sư cho một người gốc Việt vì không được cấp giấy hôn thú.
Các luật sư đại diện cho ông Võ Anh Việt ở Lafayette đòi bồi thường 213.000 đô la chi phí và trên 11.267 đô la thù lao, nhưng thẩm phán Ivan Lemelle chỉ chấp nhận số tiền bồi thường lần lượt là 144.614 và 10.140 đô la.