Affichage des articles dont le libellé est Chiến tranh lạnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chiến tranh lạnh. Afficher tous les articles

dimanche 3 octobre 2021

Đài Loan, mảnh ghép còn thiếu trong « giấc mộng Trung Hoa »


Đăng ngày:

dimanche 11 juillet 2021

Ấn Độ-Thái Bình Dương trong chiến tranh lạnh thế kỷ 21 với Trung Quốc


Đăng ngày:


Nếu Đại Tây Dương từng là trung tâm của thế kỷ 20 và hai cuộc đại chiến thế giới, thì Ấn Độ-Thái Bình Dương đóng vai trò hàng đầu trong thế kỷ 21. Khái niệm này không mang tính địa lý – có nhiều định nghĩa khác nhau về phạm vi khu vực từ Ấn Độ đến Djibouti – nhưng về địa chính trị.

Ấn Độ-Thái Bình Dương, thành trì đối phó Trung Quốc

samedi 12 juin 2021

Chiến tranh lạnh mới Mỹ-Trung-Nga và nguồn gốc Covid


Đăng ngày:

Tuần báo L’Express dùng màu đỏ làm nền với lá cờ Trung Quốc ở phía trên, góc phải là các nhà nghiên cứu trong bộ đồ bảo hộ của, góc trái là một ngôi chợ ở Hoa lục, với dòng tựa « Rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay lây nhiễm từ loài vật ? Đi tìm nguồn gốc con virus ».


Courrier International đăng hình vẽ ông Joe Biden trong bộ áo đuôi tôm đang khiêu vũ, một chân mắc vào Tập Cận Bình mặc chiếc áo khoác dạ hội đỏ, chân kia đưa về phía Vladimir Putin trong trang phục nhạc công, chạy tít « Ngoại giao : Cuộc khiêu vũ của các đế chế ». Trang bìa tuần san L’Obs chia làm hai mảng, phần màu xanh có chân dung tổng thống Mỹ, phần màu đỏ là ảnh chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga đang bên nhau, với dòng tựa « Trung Quốc-Nga-Hoa Kỳ : Cuộc chiến tranh lạnh mới ».

vendredi 25 décembre 2020

Trần Trung Đạo -Từ Rumani đến Việt Nam


Ngày 25 tháng 12 cũng là ngày đánh dấu sự sụp đổ của chế độ cộng sản Romania (Rumani) độc ác.

Ai chịu trách nhiệm cho khoảng 170 ngàn trẻ em mồ côi trong tổng số nửa triệu trẻ mồ côi trong cả nước đã bị chế độ cộng sản bỏ rơi ? Dĩ nhiên là vợ chồng Nicolae Ceaușescu. Nhưng chưa đủ.

Trách nhiệm, ngoài ra còn đặt trên lương tâm của những lãnh đạo chính phủ biết rất rõ tội ác của vợ chồng Nicolae Ceaușescu và có thể can thiệp, nhưng vì quyền lợi đã làm ngơ mặc cho Nicolae Ceaușescu thao túng. Đó cũng là một nhắc nhở cho thực tế cộng sản tại Việt Nam :

vendredi 18 décembre 2020

Chiến tranh lạnh mới : Trung Quốc thay chân Liên Xô cũ đối đầu với Mỹ


Đăng ngày:

Les Echos hôm nay chạy tựa trang nhất « Vaccin : Tại sao chiến dịch tiêm chủng kéo dài », Le Figaro giải thích « Bọn buôn lậu ma túy lợi dụng dịch Covid như thế nào ». Libération tóm tắt « Phiên tòa xử các vụ khủng bố tháng Giêng 2015 : 54 ngày, bản án và những bóng ma ». Le Monde nhìn sang « Nigeria : Quân thánh chiến lại tấn công vào trường học ». La Croix dành tựa chính cho « Tunisia, một cuộc cách mạng chưa kết thúc ». Ở các trang trong, các báo đều có nhiều bài vở nhân kỷ niệm 10 năm cuộc cách mạng Hoa Lài.

Cuối mùa quyền lực, Trump vẫn không là « loser »

Liên quan đến bầu cử Mỹ, Le Figaro nói về « Cuối mùa đơn độc cho ông Donald Trump ».Hôm thứ Ba 15/12, lãnh tụ Cộng Hòa ở Thượng viện đã chấm dứt sáu tuần lễ im lặng, « chúc mừng chiến thắng » của ông Joe Biden và bà Kamala Harris, sau khi đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu ngày 14/12.

vendredi 5 juin 2020

Bannon: Phương Tây cần cảnh giác Bắc Kinh, sau Hồng Kông là Biển Đông

Ajouter une légende

Ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng trong một cuộc họp báo tại Roma (Ý). Ảnh tư liệu chụp ngày 22/09/2018. © REUTERS/Alessandro Bianch


Le Figaro : Ông rút ra được bài học chủ chốt nào về cuộc khủng hoảng virus corona ?

Steve Bannon : Cuộc khủng hoảng này đã cho thấy những điều mà nhiều người đã biết rồi nhưng không muốn nhìn nhận, đó là không thể tin tưởng được đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đảng Cộng Sản chịu trách nhiệm về đại dịch đã ập xuống chính nhân dân của họ và trên thế giới.

samedi 30 mai 2020

Virus corona thúc đẩy cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bấm nút thông qua luật an ninh quốc gia về Hồng Kông trong kỳ họp Quốc Hội ở Bắc Kinh ngày 28/05/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Xã luận của Le Point mang tựa « Sự biến tướng độc tài của Trung Quốc » đặt vấn đề, hôm nay là Hồng Kông, ngày mai sẽ đến lượt Đài Loan bị tấn công bởi bàn tay sắt của Tập Cận Bình – người quyết liệt đẩy mạnh kiểu chủ nghĩa xã hội hủy hoại tự do.

Siết tự do Hồng Kông, Bắc Kinh không ngại vi phạm thỏa thuận quốc tế

Lợi dụng đại dịch virus corona đang thu hút toàn bộ sự chú ý của thế giới, Trung Quốc kết thúc quyền tự trị của Hồng Kông. Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn dập tắt tiếng nói của hàng trăm ngàn người dân đặc khu đấu tranh cho dân chủ trước khi nạn dịch xảy ra, và nay vừa bắt đầu tiếp tục phản kháng. Theo tác giả Luc de Barochez, thông điệp sát hại dân chủ của Tập Cận Bình đã vượt khỏi Hồng Kông, liên hệ trực tiếp đến châu Âu, cho thấy Trung Quốc đã lợi dụng phương Tây như thế nào.

jeudi 2 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - 2020 chiến tranh lạnh Mỹ Trung bắt đầu


Từ năm 2020, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh. Trong hình, các kiện hàng từ Trung Quốc nhập cảng Long Beach, California, hôm 23 Tháng Tám, 2019. (Hình: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)

(NgườiViệt 31/12/2019) Ngày 16 Tháng Mười Hai, 1978, James Carter và Đặng Tiểu Bình ra tuyên cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai ngày sau, Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp quyết định thay đổi chính sách kinh tế, đưa nước Tàu bây giờ lên hàng thứ nhì sau nước Mỹ và không bao lâu nữa sẽ lên hàng đầu.

Nếu không mở cửa bang giao với Mỹ thì Trung Quốc không thể tiến nhanh như vậy. Cuộc giao thương có lợi cho cả hai bên, nhưng Trung Quốc được lợi về căn bản khi phát triển thị trường và tiếp nhận các kỹ thuật công nghiệp mới. Dân Mỹ thì chỉ được mua những quần áo cho đến máy giặt, cho tới điện thoại cầm tay giá rẻ vì “made in China.”

Nhưng Tổng Thống Donald Trump đã mở đầu cuộc chiến tranh mậu dịch, thay đổi cục diện. Từ năm 2020, cuộc đối đầu sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh, dù ai sẽ lên làm tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử. Cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn lan sang chính trị, ngoại giao, và rất có thể có xung đột quân sự.

dimanche 1 décembre 2019

Cơn ác mộng của Tập Cận Bình : Hồng Kông trở thành một Đài Loan

Quân đội Đài Loan tập trận chống quân Trung Quốc đổ bộ lên đảo.

Chính trị Trung Quốc, từ thời phong kiến đến thời Mao hay ngày nay đều luôn tồn tại hai lực mâu thuẫn đối kháng có tính triệt tiêu nhau.

Không ai thuộc sử Trung Hoa hơn Mao Trạch Đông. Trong thời gian ở Diên An, Mao đã khai triển những mâu thuẫn xã hội thành một học thuyết sau này được gọi là Mâu Thuẫn Luận của Mao.

Như Mao kể lại trong một bữa cơm với Bác sĩ Lý Chí Thỏa và được Bác sĩ Lý ghi lại trong hồi ký được xuất bản ở Mỹ: “Trong chiến tranh chống Nhật, các đồng chí đề nghị tôi giảng về triết học tại Ðại Học Kháng Nhật ở Diên An, tôi nghĩ cần thiết phải phối hợp lý thuyết chủ nghĩa Mác và thực tiễn của Trung Hoa, thế là tôi viết hai bài đó. Tôi dành hai tuần để viết bài "Bàn về mâu thuẫn" nhưng chỉ tốn hai giờ để trình bày".

jeudi 13 juin 2019

Ngô Nhân Dụng - Trump cản trở tham vọng của Tập Cận Bình


Show room công nghệ 5G tại trụ sở Hoa Vi (Huawei) ở Thâm Quyến, 29/05/2019.

(Người Việt 11/06/2019) Cuộc Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ 21 giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể tránh được; nhưng suốt 30 năm qua các chính khách “lễ độ” không ai muốn nói trắng ra. Tổng Thống Donald Trump phá lệ.

Ông mở trận chiến mậu dịch với mục tiêu khiêm tốn là cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Nhưng sau khi ông Trump cho nổ “phát súng thuế quan,” bao nhiêu mâu thuẫn vẫn được ngấm ngầm bỏ qua cùng xuất hiện. Và những mâu thuẫn này rất lớn, lớn hơn chuyện khiếm hụt mậu dịch, lớn hơn nhiệm kỳ một ông tổng thống hay ông tổng bí thư đảng.

Mâu thuẫn chính là quan niệm về trật tự thế giới của Trung Quốc và các nước Tây phương, là lối sống và suy nghĩ của hai nền văn minh.

Từ hơn nửa thế kỷ nay, các nước Âu Châu và Mỹ đã tỏ ý “ân hận” về những lầm lỗi mà các “đế quốc” phương Tây đã phạm trong các thế kỷ trước, khi họ bành trướng sang Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Không thấy người Trung Hoa nào tỏ ra ân hận về hành động bành trướng của các đế quốc thời Hán, Đường, Minh, Thanh. Trái lại, họ thấy đó là những thời đại huy hoàng chỉ mong lập lại.

jeudi 23 mai 2019

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung : Nguy hại hơn thời Liên Xô cũ

Thời kỳ trăng mật Trump-Tập đã qua, bây giờ là cuộc chiến tranh lạnh mới. Ảnh tư liệu chụp ngày 09/11/2017 khi tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Bắc Kinh.

Bởi vì nếu Liên Xô thời đó là một cường quốc đang đi xuống, với mô hình kinh tế thất bại, thì Trung Quốc lại sắp trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra, trao đổi thương mại giữa Mỹ và Liên Xô rất ít ỏi, trong khi Trung Quốc nay đã hội nhập hoàn toàn vào hệ thống thương mại và đầu tư thế giới".
Về cuộc xung đột hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác giả Nouriel Roubini trên Les Echos hôm nay 23/05/2019cho rằng « Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ tệ hại hơn so với Liên Xô trước đây ».

Tuy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều ý thức về « chiếc bẫy Thucydide » - một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi giữa cường quốc đang thống trị và cường quốc đang lên muốn hất cẳng - nhưng cả đôi bên dường như đều ngả theo xu hướng này. Nếu một cuộc chiến tranh trực diện giữa hai đại cường Mỹ-Trung khó thể xảy ra, nhưng sự kiện được khởi đầu như một cuộc chiến thương mại từ nay chuyển thành tình trạng xung khắc thường trực. 

mercredi 13 mars 2019

Đối đầu Mỹ-Trung và sự quay lại với thế giới lưỡng cực

Dự án khổng lồ "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc được giới thiệu tại Diễn đàn Tài chính Châu Á ở Hồng Kông ngày 08/01/2016.

Theo Financial Times, thế giới lưỡng cực đã quay lại với sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ; và công nghệ chứ không phải sức mạnh quân sự đang là cốt lõi của tình trạng chia rẽ này trên toàn cầu.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai khối « Phương Đông » và « Phương Tây », được định nghĩa là các quốc gia đứng về phía Matxcơva hay Washington.

Ngày nay, gần 30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, căng thẳng tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái tạo một ranh giới cho sự chia rẽ về địa chính trị. Các nước ngày càng được đòi hỏi phải tỏ rõ thái độ, hoặc đứng về phía Washington, hoặc ủng hộ Bắc Kinh. 

lundi 28 janvier 2019

Venezuela và sự thức tỉnh của phương Tây


Thủ lãnh đối lập Juan Guaido và vợ trong vòng vây báo chí.

(Patrick Saint-Paul, Le Figaro 28/01/2019) Nay thì dường như không gì có thể chận lại cuộc chiến đấu cho tự do của người dân Venezuela. Sau nhiều năm chia rẽ trước một chế độ tham nhũng đã đưa đất nước đến bờ vực sụp đổ, đối lập rốt cuộc đã thành công trong việc tập hợp lại sau lưng một người, đó là thủ lãnh đối lập trẻ tuổi Juan Guaido.

Nhưng tại Venezuela còn một ván cờ nữa, vượt quá khát vọng chính đáng của một dân tộc : một thế giới bị chia làm hai khối.

Cuộc khủng hoảng đã đưa thế giới chúng ta vào sâu hơn trong một cuộc chiến tranh lạnh mới. Không còn là các nước dân chủ phương Tây chống lại các chế độ cộng sản, mà là hố sâu giữa mô hình tự do và các chế độ toàn trị do những nguyên thủ độc tài lãnh đạo.

jeudi 27 décembre 2018

Công nghệ cao, trọng tâm của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Ảnh minh họa: Tìm việc tại hội chợ việc làm công nghệ TechFair ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ ngày 26/01/2017.

Washington ngày càng ngăn chận nhiều vụ Trung Quốc thâu tóm công nghệ và yêu cầu các đồng minh hành động tương tự. Theo Le Figaro, mục tiêu là chiến thắng trong cuộc cách mạnh kỹ nghệ sắp tới : trí thông minh nhân tạo.
Từ công nghệ nhận diện của một start-up…

Eva Chen không cần đến thẻ từ để vào được văn phòng lịch sự trên một tòa tháp bằng thép, đường bệ nhìn xuống khu Bund. Ở cửa vào, một con mắt thủy tinh bí ẩn nhận ra khuôn mặt của cô, và như có phép lạ, cánh cửa trụ sở Yitu mở ra. 

Công ty start-up Thượng Hải đã làm nên tên tuổi trên thế giới về công nghệ nhận diện, thậm chí qua mặt cả Thung lũng Silicon. Cô Chen, phụ trách truyền thông của công ty, khoe : « Thuật toán của chúng tôi đứng hàng đầu thế giới, có thể nhận ra khuôn mặt một người trong số một tỉ người khác, chỉ trong vòng một giây đồng hồ ».

mardi 4 décembre 2018

Người Mỹ tiễn biệt cố tổng thống Bush cha tại điện Capitol



Linh cữu cố tổng thống George W. H. Bush tại tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh chụp ngày 03/12/2018.

Quan tài của cố tổng thống George H.W. Bush được đặt dưới mái vòm tòa nhà Quốc hội ở Washington. Tang lễ tổng thống Mỹ thứ 41, qua đời hôm thứ Sáu 30/11, được tổ chức vào ngày 05/12/2018 tại Vương cung thánh đường Washington. Buổi lễ chính thức đầu tiên diễn ra vào tối qua tại Quốc hội, tổng thống Donald Trump và phu nhân đã đến viếng. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật : 

« Một loạt 21 phát đại bác và hàng quân danh dự chào đón cỗ quan tài của tổng thống Mỹ thứ 41, được đưa đến vào cuối giờ chiều. Những người con của ông, tay đặt lên ngực, nhìn theo chiếc quan tài bao phủ bằng lá cờ sọc trắng đỏ với những ngôi sao. 

dimanche 2 décembre 2018

Nước Mỹ chuẩn bị quốc tang cựu tổng thống Bush cha

Cố tổng thống George H.W. Bush lúc đến thăm quân viễn chinh Mỹ tại Ả Rập Xê Út ngày 22/11/1990.

Nước Mỹ hôm nay 02/12/2018 chuẩn bị tổ chức quốc tang cho ông George Herbert Walker Bush, tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (1989-1993), qua đời vào hôm 30/11 tại Texas, thọ 94 tuổi. 

Nhà Trắng loan báo tổng thống Donald Trump sẽ dự tang lễ. Sự tham gia này được chú ý, vì mọi người đều nhớ rằng trước đây cổ thượng nghị sĩ John McCain đã cấm đương kim tổng thống đến dự lễ tang của ông.

jeudi 6 septembre 2018

Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh lạnh với Donald Trump

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung, ai sẽ thắng ai ? ( Ảnh mang tính minh họa)

« Đối phó với Trump, Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh lạnh », đó là tựa đề bài phân tích của thông tín viên nhật báo Les Echos tại Bắc Kinh. Bị bất ngờ trước chiến tranh thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng, nay Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc xung đột trường kỳ và đa dạng.

Les Echos nhắc lại, mùa hè vừa qua ông Tập Cận Bình vốn xuất hiện thường xuyên trên báo chí, bỗng biến mất trong suốt hai tuần lễ. Nhà lãnh đạo mà mức độ tôn sùng cá nhân tương đương với thời kỳ Mao Trạch Đông, bận dự hội nghị Bắc Đới Hà. Một hội nghị về mặt chính thức không hiện hữu, nhưng mọi người đều biết rằng các đường hướng kinh tế, chính trị quan trọng được vạch ra tại đây. Tuy không có gì được tiết lộ, nhưng chắc chắn chương trình thảo luận tập trung cho cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

Bắc Kinh ngỡ rằng đã « dỗ dành » được Donald Trump với lời hứa sẽ mua hàng tỉ đô la hàng hóa của Mỹ, nhưng nay đành phải từ bỏ hy vọng nhanh chóng kết thúc xung đột. Ngược lại, cuộc chiến tranh thương mại sẽ còn leo thang trong những ngày tới : Washington cho biết muốn đánh thuế thêm 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc. 

mardi 3 janvier 2017

Trả đũa tin tặc Nga hay không ? Câu hỏi khó cho Mỹ

Barack Obama (trái) et Vladimir Putin hôm 20/11/2016 bên lề thượng đỉnh APEC ở Lima.

Washington sau khi trừng phạt Matxcơva hôm thứ Năm 29/12/2016 vì tin tặc Nga xâm nhập phá hoại bầu cử Mỹ, có thể bổ sung thêm biện pháp trả đũa về tin học. Đây sẽ là một quyết định chưa từng thấy và có thể gặp rủi ro.
Các biện pháp do tổng thống Barack Obama loan báo vào thời điểm chưa đầy một tháng nữa là mãn nhiệm : trục xuất 35 người bị cáo buộc là gián điệp Nga, đóng cửa hai cơ sở ở đông bắc Hoa Kỳ bị cho là căn cứ để tình báo Nga liên lạc. Thêm vào đó, GRU (tình báo quân đội Nga) và FSB (tình báo liên bang Nga, tức KGB cũ) cũng bị trừng phạt kinh tế cùng với bốn lãnh đạo GRU trong đó có giám đốc Igor Korobov.

Và ông Barack Obama tuyên bố không có ý định dừng lại ở đây.

dimanche 1 janvier 2017

Phương Tây tiếp tục bối rối trước Nga



(Lược dịch bình luận của Le Figaro 31/12/2016) Cung cách mà ông Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ : trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước Mỹ, là biểu tượng rõ rệt cho thất bại.

Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, « vấn đề Nga » thường xuyên làm phương Tây phải nhức đầu. Làm gì đây với nước Nga, vốn luôn là tù nhân của những cơn lốc xoáy và tinh thần phản dân chủ thời hậu cộng sản, cũng như những chấn thương do đế quốc Nga tan rã một cách thô bạo ?

samedi 31 décembre 2016

Obama và Putin tiến gần lằn ranh đỏ



Hai tổng thống Obama và Putin hôm 20/11/2016 tại Lima (Ảnh AFP)

(Libération 31/12/2016) Tổng thống Mỹ sẽ mãn nhiệm vào ngày 20 tháng Giêng tới, tối thứ Năm 29/12 đã loan báo việc trục xuất 35 điệp viên Nga ra khỏi lãnh thổ, để trả đũa các cuộc tấn công tin học của Matxcơva được cho là tạo điều kiện cho Donald Trump đắc cử.

Khuấy động sự yên tĩnh một hôm trước đêm tất niên, Nhà Trắng hôm thứ Năm loan báo một loạt trừng phạt Nga, do các vụ tấn công tin học trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Câu trả lời ở nhiều cấp độ chống lại cuộc tấn công tin học được cho là của một cường quốc nước ngoài nhằm can dự vào bầu cử, là chưa từng có. Ba mươi lăm nhà ngoại giao Nga, mà Washington coi là điệp viên, đã bị tuyên bố persona non grata. Họ có 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi nước Mỹ.