Affichage des articles dont le libellé est ASEAN. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est ASEAN. Afficher tous les articles

samedi 19 septembre 2020

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ tiến triển nhờ…Trung Quốc


Đăng ngày:

Sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trong vấn đề Hồng Kông, Đài Loan cũng như các bên tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, rồi nay thậm chí còn gây hấn với Ấn Độ dọc theo dãy Himalaya, đã dẫn đến một sự đồng thuận tại Ấn Độ-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, rằng việc giương oai diễu võ của Trung Quốc là một hành động không được hoan nghênh trong khu vực.

Nhiều quốc gia liên quan đã tăng cường sâu sắc quan hệ an ninh với nhau và với Hoa Kỳ, nhằm giảm thiểu mối đe dọa. Nếu Bắc Kinh tiếp tục tỏ ra hiếu chiến, sẽ có thêm những nước khác có thể đi theo, khiến Trung Quốc càng bị cô lập hơn.

mardi 25 août 2020

Trung Quốc bắt đầu chính thức tập trận tại Biển Đông



Phi cơ Trung Quốc J-15 xuất kích từ tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 02/01/2017. AFP/STR
Đăng ngày:


Bắc Kinh cấm tàu bè qua lại ở phía đông nam đảo Hải Nam trong thời gian này. Đồng thời Trung Quốc cũng tập trận kéo dài trên Biển Bột Hải (từ 24/08 đến 30/09) và Hoàng Hải (22/08-26/08). Các hoạt động biểu dương sức mạnh diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ, và đang có nhiều đồn đãi là Trung Quốc sắp tấn công Đài Loan.

Trong khi đó South China Morning Post hôm nay tiết lộ, ba tuần sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố quan điểm mới của Hoa Kỳ về Biển Đông, khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là « bất hợp pháp », Bắc Kinh đã mời các nhà ngoại giao 10 nước ASEAN đến để bày tỏ mối lo ngại sẽ xảy ra xung đột tại vùng biển này.

mercredi 29 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand ?



Sẽ là một bước ngoặt lịch sử phát triển ASEAN nếu có Úc và New Zealand cùng tham gia.

Với nền văn minh và kinh tế phát triển của Úc và New Zealand và mối quan hệ gắn bó của hai quốc gia trên với EU, Anh, Mỹ, Canada ; một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand sẽ là một cộng đồng mạnh. Sẽ tác động tốt cho khu vực châu Á-Thái bình dương, tránh được sự mất cân bằng giữa các quyền lực giữ được hòa bình và ổn định.

Một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand sẽ là một thực thể buộc Trung Quốc chỉ có một con đường là sống chung hòa bình nếu muốn phát triển.

jeudi 9 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Tướng Võ Tiến Trung đánh đồng kẻ ăn cướp và người ngăn cướp



Tướng Trung tuyên bố:


"Mỹ tập trận ở Biển Đông không phải để ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền".


Liên quan đến sự kiện Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), Mỹ cũng điều hai tàu sân bay, máy bay và các trang thiết bị hiện đại để tập trận gần khu vực này, PV Dân Việt có trao đổi với Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Nguyễn Ngọc Chu - Ông Võ Tiến Trung đừng nhầm lẫn kẻ xâm lược trên biển



1. Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974. Hải quân Trung Quốc đang tập trận ở Hoàng Sa là tập trận trên đất của Việt Nam và trên biển của Việt Nam. Chỉ kẻ nào không xem Hoàng Sa là của Việt Nam thì mới phủ nhận điều đó. 

2. Trong khi Hải quân Trung Quốc đang tập trận ở Hoàng Sa của Việt Nam, thì tàu hải cảnh Trung Quốc 5402 mấy ngày qua đã mò đến cách giàn khoan Việt Nam tại lô 06.1 mỏ Lan Tây chỉ khoảng 1,3 hải lý. Đây là nơi giàn khoan Việt Nam đã hoạt động ổn định trong nhiều năm qua. 

Tàu hải cảnh Trung Quốc 5402 ngày 06/7/2020 cũng đã mò đến giếng dầu mỏ Phong Lan Dại ở khoảng cách 2,5 hải lý. Đây là giếng dầu mà Rossneff Việt Nam khoan thăm dò mùa hè năm ngoái dưới áp lực quấy phá của tàu Hải dương Địa chất 8 và trực thăng của Trung Quốc. 

mardi 5 mai 2020

Biển Đông: Phương sách nào cho Việt Nam để đối phó với Trung Quốc ?



Nhà nghiên cứu Derek Grossman trong bài viết mang tựa đề « Đánh giá một số phương cách đấu tranh của Việt Nam trên Biển Đông » đăng trên The Diplomat ngày 05/05/2020 đã đặt câu hỏi, Hà Nội có những phương kế nào để chống lại Bắc Kinh ?

Chuyên gia Grossman nhận xét, thêm một lần nữa, Trung Quốc lại gia tăng các hành động hung hăng đối với Việt Nam trên Biển Đông.

Bắt đầu vào ngày 03/04/2020, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã đánh đắm một tàu đánh cá Việt Nam ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Mười ngày sau đó, ngày 13/04, Trung Quốc lại triển khai chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 từng gây náo động năm ngoái, được dùng để quấy nhiễu giàn khoan quốc tế ở gần Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

lundi 4 mai 2020

Liệu Việt Nam có thể làm chủ tịch ASEAN thêm một năm nữa ?

Từ Hà Nội, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN qua truyền hình về đại dịch virus corona, ngày 14/04/2020. © Manan Vatsyayana/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Trước khi các nhà lãnh đạo ASEAN tham gia hội nghị thượng đỉnh đặc biệt qua truyền hình về đại dịch virus corona ngày 14/04/2020, đã có nhiều nguồn tin nói với tác giả rằng Việt Nam, đương kim chủ tịch năm 2020, muốn kéo dài thời gian giữ vị trí này thêm một năm.

Đối với Việt Nam, đại dịch do con virus từ Vũ Hán đã phá hỏng niềm hy vọng đạt đến một sự thay đổi thực sự trong khối ASEAN năm nay. Cây bút Toru Takahashi trong bài viết đăng trên Nikkei Asian Review ngày 06/04/2020 đã chạy tựa « Một năm bị mất đi của Việt Nam ». 

dimanche 12 avril 2020

Lưu Trọng Văn - Cuộc đua Marathon 100 năm của cộng sản Trung Quốc và lựa chọn nào cho Việt Nam ?



"The Hundred Year Marathon” - Cuộc đua marathon 100 năm của Michael Pillsbury Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Chiến Lược Trung Quốc thuộc Viện Nghiên Cứu Hudson, cố vấn của Trump về Trung Quốc.

Sau khi nêu các tham vọng và nguy cơ cộng sản Trung Quốc (CSTQ) giành ngôi thống trị thế giới vào năm 2049 -100 năm nhà nước CSTQ  tác giả cuốn sách đề nghị Mỹ muốn chống thành công tham vọng và nguy cơ trên, phải:

- Cứu xét lại những chương trình của Hoa Kỳ vô tình làm lợi cho đối phương.
- Đặt ra một chiến lược đua tranh để phát triển nhanh hơn đối thủ.
- Thống nhất chính sách đối với Trung Quốc.
- Xây dựng liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
- Chống lại những hành động gián điệp, ăn cắp kỹ thuật, bí mật quân sự.
- Đòi hỏi Trung Quốc bảo vệ môi trường.
- Phanh phui nạn tham nhũng tại Trung Quốc.
- Ủng hộ các nhà dân chủ.
- Theo dõi cuộc tranh chấp nội bộ giữa phe diều hâu và phe cải tổ tại Trung Quốc.

vendredi 6 mars 2020

Đinh Hoàng Thắng - Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ và FOIP



(Viet-Studies 06/03/2020) Chủ công chiến lược “Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) là Hoa Kỳ, nhưng triển khai chiến lược hẳn nhiên cần tới Bộ tứ (Quad). Đến lượt nó, Quad lại cần sự chống lưng của các đồng minh và đối tác mới nổi. Trên tương quan ấy, một trong những ý nghĩa nổi bật của chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm Theodore Roosevelt là sự hội tụ lợi ích về Biển Đông giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Truyền thông Việt Nam dường như nhận được chủ trương thống nhất là hạ thấp tầm quan trọng của sự kiện tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt thăm cảng Đà Nẵng từ 5 – 9/3. Cho đến hết đêm 6/3 (giờ Việt Nam), một vài trang mạng chủ chốt có đưa tin nhưng tránh bình luận.

Đặc biệt chương trình Truyền hình trung ương về lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam chiều 5/3 khá sơ sài. Phía dưới chương trình có dòng chữ “Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!” nhưng khi cho con trỏ vào đấy, ta nhận được một chương trình khác (?) Điều này không hoàn toàn khó hiểu, vì chẳng ai dại gì đi “chọc tức” Trung Quốc những ngày này

vendredi 3 janvier 2020

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 : Cảnh cáo Bắc Kinh, để ngỏ với Mỹ

mardi 5 novembre 2019

Vì sao Trung Quốc sai lầm ở Đông Nam Á?

Biểu tình ở Saigon, Việt Nam, ngày 10/06/2018 chống dự luật thành lập các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bị nghi ngờ để cho Trung Quốc thuê. Ảnh Facebook


Chính quyền Trung Quốc hầu như không thể hiểu vì sao chính phủ các nước khác lại không thể kiểm soát báo chí và khu vực tư nhân theo cùng một kiểu với Bắc Kinh. Tại sao người dân địa phương không chịu mở rộng vòng tay đón nhận đầu tư Trung Quốc, và tại sao Trung Quốc lại bị coi là kẻ xâm lược ? Tình trạng này một phần là do đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền chính sách đối ngoại.

Tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 01/11/2019 đã phân tích về mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Bất chấp bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra, rất nhiều thời gian và cố gắng để đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng hầu hết những chương trình lớn của Bắc Kinh tại các quốc gia láng giềng đều diễn ra không như mong muốn. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan lần này, một dịp mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn cách vắng mặt rất kém ngoại giao, Trung Quốc vẫn khó lòng chiếm được thế thượng phong.
Việt Nam : Dự luật đặc khu bị xếp xó vì dư luận chống đối

Những nghi ngại về mục đích thực sự của Trung Quốc – kể cả Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) có ngân sách lên đến 1.000 tỉ đô la – đang nổi lên trong khu vực, cùng với những cảnh báo do Hoa Kỳ đưa ra về chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Bắc Kinh.

mercredi 16 octobre 2019

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN


Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.

Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC. 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

lundi 9 septembre 2019

Cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ-ASEAN


Cuộc tập trận chung Mỹ-ASEAN tháng 9/2019.

(Bruno Philip, Le Monde 07/09/2019) Bắt đầu ở Thái Lan, cuộc tập trận chung vừa kết thúc ở Singapore được coi là ý định của ASEAN làm cân bằng, sau khi đã tập trận với Trung Quốc năm 2018.

 

Chính là mối quan tâm thăng bằng chiến lược đã thúc đẩy 10 nước ASEAN tổ chức cuộc tập chung đầu tiên với Hoa Kỳ.

 

Gần một năm sau cuộc tập trận tương tự tổ chức với Trung Quốc và ASEAN, một số nhà phân tích coi sự kiện diễn ra ngoài khơi Thái Lan – bắt đầu từ đầu tuần qua và kết thúc tại Singapore thứ Bảy 7/9 – là một kiểu « ăn miếng trả miếng ». ASEAN dùng Hoa Kỳ để gởi một thông điệp độc lập cho Bắc Kinh, nhân tố khu vực không thể không tính đến về kinh tế và thương mại.

mercredi 28 août 2019

Miến Điện tham gia tập trận Mỹ-ASEAN dù bị trừng phạt

Tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing. Ảnh chụp ngày 19/07/2018.

Hải quân Miến Điện sẽ tham gia cuộc tập trận chung trên biển giữa Hoa Kỳ và khối ASEAN, tuy nhiều tướng lãnh của nước này đang bị Mỹ trừng phạt. Một phát ngôn viên quân đội Miến Điện hôm nay 28/08/2019 thông báo như trên. 

Phát ngôn viên Zaw Min Tun của Bộ Tổng tham mưu quân đội Miến Điện cho biết : « Chúng tôi được mời tham dự với tư cách một quốc gia ASEAN. Các lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ nhắm vào cá nhân ».

Hồi tháng Bảy, Hoa Kỳ loan báo trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing và ba tướng lãnh khác vì « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya. Cả bốn tướng lãnh trên và gia đình bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. 

vendredi 2 août 2019

Pompeo chỉ trích Trung Quốc, cổ vũ ASEAN xích gần lại với Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đứng cạnh ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và các đồng nhiệm khác tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Bangkok, ngày 02/08/2019.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay 02/08/2019 tại Bangkok chỉ trích các hành vi  của Trung Quốc, đồng thời cổ vũ các nước ASEAN đặt lòng tin vào Hoa Kỳ.

Ông Mike Pompeo tuyên bố với các ngoại trưởng ASEAN : « Hoa Kỳ nay là nền kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới, và tiêu thụ của Mỹ làm tăng nhu cầu các sản phẩm Đông Nam Á. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm nhất (…). Đầu tư của Mỹ không phục vụ cho một chính phủ hay một đảng chính trị nào ». 

Ông nói thêm, Hoa Kỳ không tài trợ xây cầu để đòi hỏi lòng trung thành, đầu tư để đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ chứ không tạo ra bẫy nợ. Ngoại trưởng Mỹ khuyến khích các nước ASEAN xích lại gần với Washington thay vì Bắc Kinh, trong bối cảnh tổng thống Donald Trump tái thúc đẩy cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

jeudi 27 juin 2019

Nguyễn Quang Duy - Đổi mới chính trị để hòa giải dân tộc



Hai thủ tướng Hun Sen và Lý Hiển Long tại Singapore ngày 26/07/2010.

Gần đây có hai sự kiện đáng để chúng ta suy ngẫm:

(1)      Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố Hà Nội “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia; và

(2)       Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn được vinh thăng Phó Đề đốc, trở thành vị tướng thứ 4 của Quân lực Hoa Kỳ, cho biết gia đình ông gồm 7 người, nhỏ nhất chỉ 2 tuổi, bị Cộng sản xử tử trong biến cố Mậu Thân 1968.

Phép thử lòng tin chiến lược

Ngày 15/11/2018, bế mạc Thượng đỉnh ASEAN thường niên tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ đã đến lúc ASEAN phải chọn giữa Mỹ-Trung. ASEAN hình thành với 5 nước nhỏ vào năm 1967 nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, Hà Nội chính là nỗi đe dọa của các nước này.

vendredi 24 mai 2019

Dự luật Mỹ trừng phạt các hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông

Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, trong vùng tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh ngày 21/05/2015.

Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ hôm 23/05/2019 đã trình lên Thượng viện một dự luật nhằm buộc chính phủ trừng phạt các cá nhân và định chế Trung Quốc có liên can đến « các hành động phi pháp và nguy hiểm » trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Nếu được thông qua, đạo luật đòi hỏi chính phủ Mỹ tịch thu các tài sản ở Hoa Kỳ, thu hồi và từ chối cấp visa của bất kỳ ai tham gia vào « các hành động hoặc chính sách đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định » tại Biển Đông, nơi một số thành viên ASEAN đòi hỏi chủ quyền.

Luật quy định ngoại trưởng Mỹ phải báo cáo cho Quốc hội mỗi sáu tháng, về các cá nhân hay công ty Trung Quốc cụ thể có liên can đến việc xây dựng và triển khai các dự án tại các khu vực ở Biển Đông đang bị các nước ASEAN tranh chấp. Trong số hành động bị dự luật nhắm đến có việc đào đắp đất, xây đảo nhân tạo, xây hải đăng, cơ sở hạ tầng thông tin di động. 

mercredi 14 novembre 2018

Đông Nam Á trong trận thương chiến Mỹ-Trung

Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 03/11/2018.

Le Figaro hôm nay 14/11/2018nhận định « Đông Nam Á muốn vượt qua cuộc đối địch Mỹ-Trung » : mười nước ASEAN vừa lệ thuộc vào Trung Quốc vừa là đối thủ cạnh tranh ; và cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là mối lợi tình cờ cho Việt Nam.
Các cường quốc đều muốn gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại khu vực thuộc loại năng động nhất thế giới, có 647 triệu người tiêu dùng. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể gặp gỡ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Singapore (tuy Donald Trump và Tập Cận Bình không tham dự, còn châu Âu lại vắng mặt).

mercredi 12 septembre 2018

Việt Nam và Indonesia hợp tác chống đánh cá lậu, gia tăng thương mại

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội ngày 11/09/2018.
Phát thanh RFI ngày 12.09.2018


Theo AP hôm nay 12/09/2018, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã loan báo đã thỏa thuận được với Việt Nam về việc hợp tác chống lại nạn đánh cá bất hợp pháp trên biển, đồng thời bày tỏ hy vọng tăng cường thương mại song phương.

Trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam ba ngày đồng thời tham dự Diễn đàn Kinh tế ASEAN, ông Widodo (Jokowi) cùng với chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã ký kết tuyên bố về việc tự nguyện hợp tác chống đánh cá bất hợp pháp.

Diễn đàn Kinh tế ASEAN : Trung Quốc đả kích bảo hộ mậu dịch

Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa phát biểu trong phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế ASEAN tại Hà Nội ngày 12/09/2018. September 12, 2018.

Tại Diễn đàn Kinh tế ASEAN tổ chức tại Hà Nội, hôm nay 12/09/2018 phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua) cho rằng các biện pháp bảo hộ mậu dịch là « mối nguy hiểm lớn ». Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang vất vả đối phó với cuộc chiến tranh thương mại do Washington khởi xướng.

Theo ông Hồ Xuân Hoa, « các biện pháp bảo hộ đơn phương của một số nước làm phương hại nặng nề đến hệ thống thương mại đa phương (…), gây nguy hiểm rất lớn cho nền kinh tế thế giới ». Cũng theo phó thủ tướng Trung Quốc, « chủ nghĩa cô lập sẽ không đi đến đâu, chỉ có mở cửa với tất cả các nước mới là con đường tốt đẹp ».