Affichage des articles dont le libellé est ASEAN. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est ASEAN. Afficher tous les articles

mardi 28 août 2018

Trump loan báo đạt được thỏa thuận thương mại với Mêhicô

Tổng thống Mỹ Donald Trump lúc nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Mêhicô Enrique Pena Nieto ngày 27/08/2018.

Mỹ và Mêhicô hôm 27/08/2018 đã đạt được một thỏa thuận thương mại, sau nhiều tháng thương lượng gay go. Từ khi bước vào Nhà Trắng, ông Donald Trump vẫn đả kích hiệp định tự do mậu dịch ALENA (NAFTA theo tiếng Anh) giữa Hoa Kỳ với Mêhicô và Canada, mà ông cho là bất bình đẳng đối với Mỹ. Thỏa thuận đạt được với Mêhicô là nhằm thay thế cho ALENA, và nay Mỹ bắt đầu thương lượng với Canada.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

« Từ Phòng Bầu dục, ông Donald Trump nhấc điện thoại gọi cho đồng nhiệm Mêhicô Pena Nieto để hoan nghênh, trước các ống kính máy quay. Một sự dàn cảnh như thường lệ, để mừng việc đạt được một hiệp định thương mại với Mêhicô, và tổng thống Mỹ có thể chôn vùi ALENA, hiệp định tự do mậu dịch với Mêhicô và Canada.

jeudi 2 août 2018

Trung Quốc muốn tập trận với các đối thủ châu Á tại Biển Đông

Vương Nghị tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Singapore, 02/08/2018.

Trung Quốc đề nghị tập trận chung thường xuyên và tiến hành thăm dò dầu khí với các đối thủ châu Á tại Biển Đông, theo một dự thảo văn bản mà AFP tham khảo hôm nay 02/08/2018, nhằm ngăn ngừa xung đột tại vùng biển tranh chấp. ASEAN và Trung Quốc hôm nay cũng đã thỏa thuận được một văn bản duy nhất làm cơ sở cho những đàm phán sắp tới về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Theo bản dự thảo thông cáo của Trung Quốc và ASEAN nhân hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tổ chức tại Singapore, Bắc Kinh đề nghị 10 nước thành viên ASEAN cùng tập chung thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc tập trận này chỉ giới hạn giữa các nước trong khu vực với nhau. 

mercredi 30 mai 2018

Indonesia và Ấn Độ sẽ xây cảng quân sự ở Ấn Độ Dương

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) tiếp đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (P) tại Jakarta, ngày 30/05/2018.

Hai nhà lãnh đạo Indonesia và Ấn Độ hôm nay 30/05/2018 tại Jakarta thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, đặc biệt là hải quân, với kế hoạch triển khai một cảng quân sự của Indonesia trên Ấn Độ Dương.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi tiếp kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đã nêu ra việc phát triển cơ sở hạ tầng và khu kinh tế ở Sabang, nằm giữa đảo Sumatra và eo biển Malacca - một trong những kênh thương mại nhộn nhịp nhất. Ông Widodo tuyên bố Ấn Độ là đối tác chiến lược về quốc phòng.

vendredi 2 mars 2018

Chờ đợi gì trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Trần Đại Quang ?

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang (trái) tới thăm chùa Mahabodhi, Bodhgaya Ấn Độ ngày 02/03/2018.

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đến Ấn Độ hôm nay 02/03/2018, và theo The Diplomat, có rất nhiều vấn đề được đề cập đến trong chương trình của cả hai bên. Trong chuyến viếng thăm này, Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ ký kết một thỏa thuận hợp tác nguyên tử dân sự, và triển khai một cảng ở tỉnh Nghệ An.
Mặc dù Việt Nam tham gia dự án Diễn đàn Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc vào tháng 5/2017, Hà Nội vẫn quan ngại về các động cơ chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông. 

jeudi 1 mars 2018

Trung Quốc và ASEAN bắt đầu tham vấn về COC

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (P) và ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (T) trong cuộc họp ASEAN tại Manila, Philippines,ngày 7/08/2017.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc và các nước ASEAN bắt đầu tiến hành cuộc họp lần thứ 23 của nhóm công tác chung về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong hai ngày 1 và 2/03/2018 tại Nha Trang, Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong cuộc họp báo thường lệ cho biết các bên liên quan sẽ trao đổi quan điểm về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), xúc tiến hợp tác trên biển, và tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

jeudi 22 février 2018

Biển Đông: Phải chăng Bắc Kinh đã mua sự im lặng của Brunei ?

Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah (G) tại sân bay quân sự Palam, New Delhi, trong chuyến thăm Ấn Độ, ngày 24/01/2018.


Nguồn dầu lửa dồi dào đã giúp cho hoàng gia Brunei duy trì lối sống xa hoa của giới tinh hoa đặc quyền trong nhiều thập niên. Nhưng nay dường như vương quốc Hồi giáo nhỏ bé này đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Theo The Diplomat, tình hình này là đáng báo động không chỉ đối với trong nước, mà cả cho Đông Nam Á và xa hơn nữa.
Những thông tin gần đây về đầu tư nước ngoài tăng cao, chủ yếu là từ Trung Quốc khiến người ta không khỏi nghi ngờ việc này ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Brunei.

Trường hợp Biển Đông là rất đáng quan ngại. Brunei là nước có yêu sách chủ quyền nhưng khá lặng lẽ trong cuộc tranh chấp, khác với các quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia. Những diễn tiến gần đây càng gây thêm chú ý đối với thái độ của vương quốc dầu lửa nhỏ bé này.

jeudi 11 janvier 2018

Ấn Độ lần đầu tiên mời toàn bộ 10 lãnh đạo ASEAN đến dự Quốc Khánh

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (người thứ 5 từ trái sang) tại thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN lần thứ 14 tại Vientiane (Lào), ngày 08/09/2016. Ảnh minh họa.


Mười nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ là khách mời danh dự của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong dịp Quốc khánh, trong bối cảnh New Delhi đang tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Bộ Ngoại Giao Ấn Độ hôm 10/01/2018 cho biết như trên.
Theo truyền thống, chỉ có một nhân vật ngoại quốc là khách mời danh dự trong cuộc diễu binh nhân Quốc khánh Ấn Độ 26/01. Nhưng năm nay cả 10 nhà lãnh đạo của Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Miến Điện, Campuchia, Lào và Brunei đều là thượng khách. Preeti Saran, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao cho biết rất vui mừng vì tất cả lãnh đạo ASEAN đều nhận lời tham dự.

lundi 13 novembre 2017

Trước Trung Quốc, thái độ co cụm của Trump làm Hà Nội lo ngại


Tổng thống Mỹ Donald Trump được đón tiếp tại Việt Nam ngày 12/11/2017.

(Bruno Philip, LeMonde 12/11/2017) Khoảng trống chiến lược do chính quyền Trump không có chủ thuyết phù hợp ở châu Á gây lo lắng cho Việt Nam. Thế nên chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ, với sự tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) hôm thứ Sáu 10/11 ở Đà Nẵng, trước khi đến Hà Nội hôm sau đó, được người Việt rất chờ đợi. Họ tự hỏi liệu còn có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Washington để đối phó với Trung Quốc hay không.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực hãy còn ráng chống chọi lại Trung Quốc. Bắc Kinh nay có thể áp đặt điều kiện của mình cho các nước ASEAN. Đối với Barack Obama, Việt Nam đóng vai trò chủ chốt trên bàn cờ khu vực để chống chọi lại với bành trướng Trung Quốc.

lundi 26 juin 2017

Sự cố Việt-Trung : Biển Đông chẳng bao giờ yên tĩnh


Hôm 22/06/2017 lại có tin cuộc họp về quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bất ngờ bị hủy bỏ, được cho là do bất đồng về vấn đề Biển Đông hơn là do không sắp xếp được thời gian, theo như phía quốc phòng Trung Quốc công bố. Theo The Diplomat, nếu đây là sự thật, thì không có gì đáng ngạc nhiên, vì trong quá khứ Bắc Kinh đã nhiều lần giương oai diễu võ trước Hà Nội. Nhìn rộng hơn, hành động này là lời cảnh báo cho cộng đồng quốc tế, rằng Bắc Kinh có thể bất thần leo thang căng thẳng bất kỳ lúc nào, vì lý do này hoặc lý do khác.
Sự cố xảy ra vào thời điểm diễn ra sự kiện giao lưu quốc phòng cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ tư tại Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20 đến 22/06/2017. Mặc dù đã khởi đầu như dự kiến, với việc phó chủ nhiệm Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong) gặp gỡ với các tướng lãnh Việt Nam, và đôi bên thảo luận về những tiến triển gần đây như thỏa thuận về huấn luyện nhân sự, ngày 21/6 bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với báo chí là ông Phạm Trường Long phải cắt ngang chuyến viếng thăm, và Bắc Kinh quyết định hủy bỏ cuộc gặp do phải « sắp xếp công việc ». Tin đồn nhanh chóng lan rộng, rằng đó là do bất đồng về Biển Đông.

lundi 22 mai 2017

Bất đồng về hiệp định thương mại RCEP của Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia RCEP họp tại Hà Nội, Việt Nam ngày 22/05/2017.

Các nước châu Á trong cuộc họp APEC hôm nay 22/05/2017 tại Hà Nội bất đồng ý kiến về hiệp định thương mại RCEP do Trung Quốc chủ trương, khiến mục tiêu đi đến thỏa thuận vào cuối năm nay khó thể đạt được.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch trên 3,5 tỉ người, gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, New Zealand và 10 nước ASEAN. Việc thương lượng RCEP bắt đầu từ năm 2012, đã tạo nên động lực mới sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

mardi 2 mai 2017

Tổng thống Philippines Duterte chưa nhận lời mời thăm Mỹ

Ông Duterte thăm chiến hạm Trung Quốc ở Davao ngày 01/05/2017.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 01/05/2017 cho biết có thể từ chối lời mời của tổng thống Mỹ Donald Trump sang thăm Hoa Kỳ. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc ông Duterte chào đón chiến hạm Trung Quốc đến Philippines.
Ông Duterte, người đã bỏ rơi liên minh từ nhiều năm qua với Mỹ để quay sang siết chặt quan hệ với Trung Quốc và Nga, nói rằng ông rất bận rộn với lịch làm việc, trong đó có chuyến công du Matxcơva và Israel. Do vậy ông e rằng không thể thăm Hoa Kỳ, cho dù thời điểm cụ thể chưa được đề nghị.

vendredi 28 avril 2017

ASEAN “hết sức quan ngại” về việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân và tên lửa

Các ngoại trưởng ASEAN tại Manila ngày 28/04/2017.

Các nước ASEAN hôm nay 28/04/2017 bày tỏ thái độ « hết sức quan ngại » trước các vụ thử nghiệm nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Triều Tiên, bất chấp lời kêu gọi ủng hộ của Bình Nhưỡng.
Điều hiếm thấy là ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho đã viết thư cho tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đề nghị ủng hộ trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ, nhằm tránh « nạn diệt chủng nguyên tử ».

Nhưng các ngoại trưởng ASEAN họp hôm nay tại Manila, lại chỉ trích Bình Nhưỡng về hai vụ thử hạt nhân năm ngoái và các vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo sau đó.

samedi 1 avril 2017

Đài Loan muốn hợp tác với Philippines, tham gia đối thoại về Biển Đông

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thăm căn cứ Hải quân ở Cao Hùng, ngày 21/03/2017.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Philippines trên nhiều hồ sơ, trong đó có Biển Đông, sau khi Manila tỏ ra muốn cô lập Đài Bắc hơn. Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 31/03/2017 cho biết như trên.
Trong cuộc tiếp xúc với cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos tại Đài Bắc hôm qua, bà Thái Anh Văn bày tỏ hy vọng hai nước có thể hợp tác về thương mại, phòng chống thiên tai và Biển Đông. Bà giới thiệu về chính sách hướng Nam của Đài Loan nhằm siết chặt quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á.

mercredi 7 septembre 2016

Maroc ký kết Hiệp ước hữu nghị với ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Maroc Nasser Bourita dự hội nghị ASEAN 2016.
Phát thanh RFI ngày 07.09.2016


Maroc hôm qua 06/09/2016 đã tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với khối ASEAN. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập thuộc châu Phi tham gia hiệp ước.

Thứ trưởng Ngoại giao Maroc Nasser Bourita hôm thứ Ba đã ký kết các văn bản tham gia Hiệp ước hữu nghị hợp tác (TAC) với ASEAN, bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Lào. TAC thường được gọi là hiệp định bất tương xâm và việc ký văn kiện này là điều kiện bắt buộc để có thể tham gia thượng đỉnh Đông Á.

mardi 6 septembre 2016

Tổng thống Mỹ thăm Lào, hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam

Tổng thống Mỹ Obama xuống sân bay quốc tế Wattay ở Vientiane ngày 05/09/2016.

Trong chuyến viếng thăm lịch sử ngày 06/09/2016 tại Vientiane, tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu ra « nghĩa vụ tinh thần » đối với Lào, đất nước gánh chịu nhiều trận bom trong chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ viện trợ 90 triệu đô la để tháo gỡ bom mìn chưa nổ trên đất Lào và hỗ trợ các nạn nhân.
Là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên công du Lào, ông Barack Obama tuyên bố : « Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ tinh thần phải giúp đỡ nước Lào hàn gắn các vết thương ». Ông loan báo viện trợ 90 triệu đô la trong vòng ba năm, thêm vào số 100 triệu đô la mà Washington hỗ trợ từ 20 năm qua để rà soát, phá hủy bom mìn còn sót lại.

mercredi 24 août 2016

Cam Bốt lại đòi ASEAN không nêu vấn đề Biển Đông


Quốc hội Cam Bốt sẽ kiến nghị với các viên chức ASEAN gỡ bỏ đoạn nói về tranh chấp Biển Đông trong thông cáo chung sắp tới của Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA). Báo The Cambodia Daily hôm nay 24/08/2016 dẫn lời một dân biểu Cam Bốt xác nhận như trên. Đây là hành động mà các nhà phân tích và nhà ngoại giao cho rằng sẽ đe dọa thêm sự gắn kết giữa các nước trong khu vực.
Ông Cheam Yeap, dân biểu đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP) cầm quyền hôm qua cho biết Quốc hội nước này sẽ đề nghị ban lãnh đạo Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA) bỏ đi một đoạn nói về cuộc xung đột Biển Đông, trong bản tuyên bố chung dự kiến đưa ra trong cuộc họp cuối tháng Chín tại Vientiane, vì « đất nước chúng ta không liên quan ».

jeudi 28 juillet 2016

Cam Bốt khuyến cáo ASEAN tránh làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông

Ngoại trưởng Cam Bốt Prak Sokhon (giữa) tới dự Hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Vientiane, Lào, ngày 25/07/2016.

Cam Bốt hôm 27/07/2016 tuyên bố rằng đã khuyến cáo các nước ASEAN tránh dùng những từ ngữ « có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines » trong thông cáo chung cuối tuần qua.
Cam Bốt ủng hộ lập trường của Trung Quốc, giúp Bắc Kinh giành chiến thắng ngoại giao trong hội nghị các ngoại trưởng ASEAN vừa qua. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vốn hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, trong thông cáo chung đã không nhắc đến phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye.

jeudi 14 juillet 2016

ASEAN im lặng trước phán quyết Biển Đông do áp lực Trung Quốc

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (trái) và đồng nhiệm Lào Thongloun Sisoulith tại Phnom Penh, 27/06/2016.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không ra được thông cáo chung về vụ Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các nhà ngoại giao khu vực hôm nay 14/07/2016 cho AFP biết như trên, tố cáo sự im lặng này là do Bắc Kinh gây áp lực.
Các nước ASEAN đã nêu khả năng đưa ra tuyên bố về phán quyết hôm thứ Ba 12/7 của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo đó đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp. Nhưng 10 quốc gia thành viên ASEAN, mà tình đoàn kết đã bị rạn nứt trước chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh, không thể tìm được tiếng nói chung.

lundi 4 juillet 2016

Cam Bốt sẽ không ủng hộ phán quyết về Biển Đông


Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đồng thời là lãnh đạo đảng Nhân dân (CPP) cầm quyền ngày 28/06/2016 tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực về Biển Đông, do đây là « sự thông đồng chính trị tệ hại nhất ».

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Nhân dân Cam Bốt tại Phnom Penh, ông Hun Sen nói : « Đảng CPP không ủng hộ, và hơn nữa còn phản đối bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN nhằm ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông, mà một số quốc gia bên ngoài khu vực đã giật dây và gây áp lực lên các thành viên ASEAN, thậm chí còn trước cả khi tòa án chưa có quyết định ».

jeudi 5 mai 2016

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông : Lợi bất cập hại


Từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cuối năm 2013, nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc sẽ dấn lên tương tự tại Biển Đông hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang huy động nhiều chiến hạm hiện đại tập trận rầm rộ ở Biển Đông, bên cạnh đó còn huấn luyện ngư dân thành « dân quân » trên biển.
Nhà nghiên cứu Felix K.Chang của Foreign Policy Research Institut nhận định trên Eurasia Review, từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã công khai cảnh cáo Trung Quốc, sẽ không chấp nhận, nếu Bắc Kinh tự tiện lập ADIZ trên Biển Đông. Lời cảnh báo của Washington có vẻ như nhằm lường trước phản ứng của Bắc Kinh, vào thời điểm phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye trong vụ Philippines kiện có thể được tuyên trong tháng Năm.