Affichage des articles dont le libellé est Đời sống. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đời sống. Afficher tous les articles

dimanche 20 juin 2021

Trần Tiến Dũng - Người Sài Gòn trước trùng vây dịch bệnh


(Saigonnho 20/06/2021) Sài Gòn hiện nay là một đô thị với đa phần dân số là người trẻ, trung niên. Các thế hệ dân cư này đều chưa từng trải qua thời chiến tranh Việt Nam, và trong suốt gần nửa thế kỷ chưa từng phải đối mặt với thiên tai, dịch họa ở mức độ giết người hàng loạt như đại dịch Covid-19.

Khi Sài Gòn đang rối lo rầu, sợ hãi vì đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, nhiều Việt sống ở nước ngoài gọi điện về thăm hỏi thân nhân. Tất nhiên Việt Kiều sống ở Mỹ, Châu Âu… đều từng qua các đợt lây nhiểm nặng, có quốc gia còn khủng khiếp hơn tình trạng dịch bệnh đang diễn ra ở Sài Gòn, nhưng sự quan tâm khiến họ muốn biết là nhịp sống thường ngày ở Sài Gòn lúc này ra sao?

Có dư luận đánh giá: về căn bản dân Sài Gòn rất đang răm rắp tuân theo các lệnh phát ra từ hệ thống chống dịch bệnh của chế độ.

lundi 14 juin 2021

Cù Mai Công - Những ca không Covid lang thang trên đường phố Sài Gòn


(Chia sẻ cá nhân. Xin không nhận quyên góp của ai ạ)

Trưa 14-6-2021, TP.HCM quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm hai tuần.

Nội dung thì nhiều nhưng có một khuyến cáo chung cho bất kỳ chỉ thị nào: mùa dịch này, người trên 60 tuổi không nên ra đường. Ngành y tế đang lo ngại những ca Covid chưa phát hiện, đang “lang thang” trên đường

Khuyến cáo cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe người cao tuổi. Thực tế khá ít người trên 60 tuổi ra đường những ngày này. Ít nhưng không có nghĩa là không có, thậm chí có không ít. Đâu đâu trên những đường phố, hẻm hóc Sài Gòn vắng vẻ những ngày này, ai cũng dễ dàng thấy những bà cụ đi lang thang trên đường, ngồi bên vỉa hè để lượm rác, bán vé số… Dãi dầu trong mưa, trong nắng giữa mùa Covid vốn ai cũng ngại ra đường.

Anh Nguyen – Sài Gòn giãn cách tiếp, nhà cầm quyền phải làm gì đi chứ !

 


Sài Gòn tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày !

Nghe có vẻ bình thường như cân đường hộp sữa. Nhưng có ai "nhúng chân" vào việc cứu trợ như mình, mới biết nó kinh khủng cỡ nào.

Nhà mình chủ yếu là dân văn phòng, có thể làm việc tại nhà. Nhưng còn dân nghèo lao động chân tay, ăn ngày nào xào ngày nấy thì sao?

Hà Phan - Sài Gòn, dịch Covid và nỗi lo mưu sinh


Tôi biết thêm hai tuần giãn cách nữa sẽ không phải là quá khó khăn với nhiều người ở thành phố lớn nhất nước này. Nhưng với bà con ráo mồ hôi đã hết tiền hay kiếm ăn ngày nào no bụng ngày đó, thì quả là khắc nghiệt ghê gớm!

Họ đã trải qua hơn một năm cầm cự với đại dịch, và chẳng còn mấy người dành dụm được cho lúc này. Nếu không muốn nói số đông đã xoay xở đủ đường, thậm chí không ít người đã vay mượn hoặc đang sống nhờ vào sự cưu mang của người khác.

Nhìn quán xá cửa đóng then cài, đường sá vắng tanh, giao thương chỉ cầm chừng là chính... thì không khó khăn chung mới lạ.

lundi 7 juin 2021

Từ Nguyên Thạch - TPHCM những ngày giãn cách : Đồng cảm những giọt nước mắt


Mỗi khi đi qua một ngôi chợ tôi lại nhớ mẹ tôi. Mẹ đội chiếc nón lá đi trên đường đến chợ. Chiếc nón lá luôn cạnh mẹ che nắng mưa, che nỗi nhọc nhằn kiếp người. Người đã hy sinh tất cả đến tận những ngày cuối đời để nuôi lớn anh em tôi.

Sáng nay, 6-6, nỗi nhớ mẹ dẫn dắt tôi đi về các chợ. Chợ Võ Thành Trang trên đường Trường Chinh, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ Tân Phú 1 trên đường Độc Lập, chợ Tân Phú 2 đường Nguyễn Sơn, chợ Tân Hương, chợ Hiệp Tân trên đường Cây Keo…

Tôi nhận ra ngôi chợ nào cũng lam lũ như nhau. Dù những dãy phố, chung cư sang trọng mọc lên quanh đó khá nhiều cũng không thể che khuất nét vất vả của những ngôi chợ.

dimanche 6 juin 2021

Võ Xuân Sơn - Chống dịch cực đoan


Hôm qua tôi viết bài về phản ứng thái quá với cúm Tàu, thực ra là muốn nói đến những hình thức chống dịch cực đoan. Ngay sau đó, lyên tiếp, hai tỉnh Đồng Nai và Long An ra lệnh cô lập TPHCM.

Tôi có một số nhân viên cư ngụ ở Long An, hàng ngày lên phòng khám làm việc. Thế có nghĩa là, nếu Long An còn ngăn cách, thì các bạn ấy không thể lên Sài Gòn, làm việc tại phòng khám được.

Ai sẽ trả lương cho các bạn ấy trong những ngày các bạn ấy bị ngăn cách không cho đi làm? Tỉnh Long An có trả không? Hay là để cho các bạn ấy và gia đình chịu đói?

mercredi 12 mai 2021

Mai Thanh Hải - Chốt Tây Nam


Chốt. Là cái chòi vịt nằm giữa cánh đồng. Quân số 9 người, từ biên phòng đến quân sự, dân quân và công an.

Nằm cách mốc 100 mét, trơ trọi dưới bóng cây gáo. Xung quanh là ruộng lúa, nên lội ruộng vào nhà dân gần nhất trong xóm, cũng gần 2 tiếng đồng hồ.

Nước uống phải vác vai từng can ra chốt. Khoảnh đìa trũng cạnh chốt, thôi thì phải lấy nước để tắm giặt, vo gạo rửa rau và tráng lại, bằng nước đánh phèn.

samedi 20 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Hạnh phúc !


Liên Hiệp Quốc chọn Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay là Ngày Hạnh phúc (International Day of Happiness) là ngày 20 tháng 3 hàng năm, kể từ năm 2013.

Các tờ báo tại Việt Nam thì thường “tự sướng” khi đưa tin Việt Nam luôn nằm trong top các nước có chỉ số hạnh phúc (Happy Planet Index, viết tắt là HPI) cao nhất thế giới do Tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội New Economics Foundation (Anh) công bố. Theo cái tổ chức tào lao xịt bộp này, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam luôn ở top đầu.

“Báo cáo Hạnh phúc Thế giới" của Liên Hiệp Quốc thì... dễ tin hơn. Năm nay Việt Nam xếp thứ 79.

lundi 4 janvier 2021

Nguyễn Đình Bổn - Ngẫm nghĩ bên hoa: Nhỏ đi !


Khi những chậu cúc Đà Lạt bắt đầu nở rộ sân nhà tôi, sáng ngồi uống trà tôi nhìn thấy một đàn ong rất nhỏ, bằng đầu tăm xỉa răng bay về hút mật. Chúng cần mẫn làm việc của mình, không hề đoái hoài rằng xung quanh chúng, trong cái thành phố ô nhiễm và ngày một phình to này, rất nhiều sinh vật lớn từng ngụ cư nơi đây đã tuyệt chủng, hoặc đã trốn chạy để bảo toàn sinh mạng.

Sự tiến hóa chứng minh rằng nhỏ là một lợi thế sinh tồn. Khủng long hay voi ma mút và các loài chim khổng lồ đã tuyệt chủng từ lâu. Cùng thời với nó, con gián bé nhỏ và gớm ghiếc dưới gầm bàn còn vươn râu thách thức bạn hàng đêm.

Nhỏ hơn tất cả, sinh ra đầu tiên trên hành tinh này, con virus vẫn đang tiến hóa và làm cả nhân loại lao đao, và khi giống người ngạo mạn đầy lòng tham muốn kia tuyệt chủng, chúng vẫn còn tồn tại, thậm chí chu du giữa các thiên hà.

Nguyễn Văn Tuấn - Ba bài học thời Covid


Nghĩ lại, tôi và các bạn đã sống sót qua thời đại dịch. Vậy bài học mình rút ra là gì? Cá nhân tôi rút ra ba bài học như sau.

Bài học 1: Tài sản lớn nhứt là sức khỏe.

Trong thời đại dịch, sức khỏe là quan trọng nhứt, và đó là bài học đầu tiên. Tiền, tài, và danh có thể đến rồi đi, nhưng sức khỏe thì là một phần và gắn liền với thân thể chúng ta. Tôi nghiệm ra rằng khi chúng ta bị bệnh, chúng ta có thể được chữa khỏi, nhưng cái mức độ sức khỏe không bao giờ quay lại lúc đầu (trước khi chúng ta mắc bệnh).

dimanche 27 décembre 2020

Cháu nội vua Thành Thái qua đời trong nghèo khổ


(PLO 27/12/2020) - Ít ai biết một hoàng thân, cháu nội vua Thành Thái sống trong nghèo khổ từ nhỏ.

Chiều muộn ngày 27-12, Chuyến xe nghĩa tình - Mai táng từ thiện Nhật Tâm (Chuyến xe không đồng) đã đưa thi thể ông Nguyễn Phước Bảo Tài, cháu nội vua Thành Thái về xã Nhơn Nghĩa, Phong Điền, Cần Thơ để gia đình lo hậu sự sau 9 ngày điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.

Ông Bảo Tài bị áp xe phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp nặng.

samedi 7 décembre 2019

Đào Hiếu - Màu sắc của thời trang



Mùa Ðông năm 1997 khi lang thang qua các đường phố tại những thủ đô nổi tiếng châu Âu như Bruxelles, Paris, Berlin… tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy gần như mọi người đều mặc đồ đen. Thỉnh thoảng người ta cũng có mặc màu sáng nhưng thường là những màu đơn giản như trắng, xám nhạt… ít ai ăn mặc lòe loẹt.

Trái lại, nếu bạn đến một bản làng người dân tộc ở những miền thượng du phía Bắc hoặc Tây Nguyên, bạn sẽ bắt gặp những trang phục đầy màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, tím, vàng… với những hoa văn rằn ri vui mắt.

Xuôi xuống đồng bằng, len lỏi trong các miền nông thôn, gặp lúc có hội hè đình đám chúng ta cũng sẽ bắt gặp những màu sắc tương tự trên những chiếc áo dài màu lá chuối non rực rỡ. Những chiếc sơ mi đỏ chói chang, những đôi dép nhựa màu vàng, những “đề can“ xanh đỏ tím vàng dán trên xe đạp, xe gắn máy, những khung cửa sổ sơn xanh dương với các bông sắt đỏ trắng xen kẽ nhau. Bàn thờ, tủ áo, tường vôi thì dán đấy hình ảnh diễn viên điện ảnh lẫn lộn với tranh Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi.

dimanche 28 juillet 2019

Mạnh Kim - Sài Gòn dễ thương



Sài Gòn dễ thương dã man ! Dễ thương, đặc biệt dễ thương, là những người lao động bình dân. Như thể họ càng sống “thấp” ở tầng đáy xã hội thì tâm hồn họ càng cao. Như thể họ muốn chồi lên, không phải để tìm ánh nắng, mà để cho người ta thấy họ đẹp như thế nào, đáng chiêm ngưỡng và đáng ngắm nhìn như thế nào. 

Sài Gòn chắc không bao giờ có anh xe ôm nào không chỉ đường khi được hỏi. Chắc ít có bà bán xôi nào mà không biết bán thiếu. 

Tôi thích lang thang vào những hẻm sâu hun hút ở Sài Gòn. Đó là những nơi còn lưu lại nhiều nét sinh hoạt của Sài Gòn xưa - Sài Gòn của Bình Thạnh, Sài Gòn của Gò Vấp, Sài Gòn của Thị Nghè - mỗi nơi mỗi khác, trong cái giống chung của “đặc tính Sài Gòn”.