Hải quân Indonesia |
(New Mandala, 27/07/2016 ) Các chuyên gia đối ngoại Indonesia bày tỏ quan ngại về phán
quyết của Tòa Trọng tài liên quan đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Chúng tôi ký tên dưới đây là những nhà phân tích, giảng viên đại học, nhà
báo, chuyên gia về chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế. Với năng lực chuyên
môn và lãnh vực hoạt động đa dạng, chúng tôi đã tham gia vào việc nghiên cứu,
giảng dạy và viết về chính sách đối ngoại của Indonesia .
Chúng tôi đại diện cho cộng đồng nghiên cứu chiến lược rộng rãi, vốn tin
tưởng vào một chính sách đối ngoại độc lập và tích cực nhằm phục vụ cho lợi ích
quốc gia, kể cả việc bảo vệ trật tự và ổn định tại Đông Nam Á theo luật lệ,
giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, duy trì sự độc
lập về chiến lược tránh các can thiệp từ bên ngoài, và vai trò trung tâm đang
được xây dựng của ASEAN, bao hàm cả cấu trúc khu vực có khả năng cùng nhau phát
triển an toàn và thịnh vượng.
Thế nên, chúng tôi đã theo dõi rất kỹ phán quyết ngày 12 tháng Bảy năm
2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Tòa án đã tuyên thuận lợi cho hầu hết trong số 15 khiếu nại của Philippines đối với Trung Quốc năm 2013.
Chúng tôi chú ý đến thông cáo của bộ Ngoại giao Indonesia sau phán quyết, kêu gọi tất cả
các bên kềm chế, tránh leo thang căng thẳng khu vực, và tôn trọng luật pháp
quốc tế. Bộ Ngoại giao cũng đề nghị các bên tiếp tục các cam kết chung về duy
trị hòa bình và ổn định dựa trên các nguyên tắc đã được thỏa thuận, và
Indonesia tìm kiếm một khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á, để
tăng cường chính trị và an ninh cho cộng đồng ASEAN. Cuối cùng, thông cáo đòi
hỏi tất cả những nước yêu sách chủ quyền tiếp tục thương lượng ôn hòa về các
khu vực chồng lấn tại Biển Đông.
Tuy nhiên, trước việc Trung Quốc thách thức và bác bỏ tư cách tố tụng và
phán quyết của Tòa án, chúng tôi buộc lòng phải đưa ra thông cáo sau đây:
1. Phán quyết của Tòa Trọng tài là một bước tiến bộ cho cộng đồng các
quốc gia trân trọng các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Chúng tôi
nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ việc phán quyết đã làm rõ các khía cạnh khác
nhau của UNCLOS, dùng làm căn cứ cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp và
xử lý những căng thẳng tại Biển Đông. Chúng tôi cũng lưu ý rằng phán quyết đã
xác nhận lập trường xưa nay của Indonesia là “đường 9 đoạn” (và việc sử dụng cái gọi là “quyền lịch sử” để khẳng định chủ quyền trên biển) đi ngược lại
UNCLOS 1982.
2. Chúng tôi bày tỏ quan ngại trước nhiều tuyên bố của các quan chức
Trung Quốc nói rằng phán quyết là không đáng tin cậy, vô giá trị, vô nghĩa, và sẵn
sàng thành lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Theo quan điểm của
chúng tôi, như vậy là coi thường luật pháp quốc tế - đặc biệt là UNCLOS 1982 và
các thủ tụng tố tụng mà Công ước quy định - đồng thời ngang ngược làm gia tăng
căng thẳng khu vực, không phải là thái độ có trách nhiệm mà chúng tôi hy vọng
nơi một đối tác chiến lược của Indonesia và là thành viên đáng tôn trọng của
cộng đồng khu vực.
3. Chúng tôi xin nhắc nhở tất cả các bên về tầm quan trọng của ASEAN và
các định chế của Hiệp hội, nhất là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) ở Đông
Nam Á - từ chối việc đe dọa hay sử dụng vũ lực, mà tất cả các thành viên ASEAN
và các đối tác, kể cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, đã ký kết. TAC là một trong những
cơ sở cho tất cả các công cụ khác của khu vực nhằm gìn giữ hòa bình và ổn định,
kể cả hiệp định khung ASEAN-Trung Quốc sắp tới nhằm hoàn chỉnh Bộ quy tắc ứng
xử (COC) mang tính ràng buộc, dựa trên Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông
(DOC) năm 2002.
4. Chúng tôi nhận thức rằng ASEAN đang mờ nhạt đi và ngày càng đứng bên
lề trong việc xử lý căng thẳng tại Biển Đông, có thể tệ hại hơn cả những gì mà
phán quyết của Tòa án có thể hình dung, gây xói mòn lòng tin về vai trò trung
tâm. Các bài báo gần đây cho thấy Trung Quốc đang gây áp lực trên các nước
ASEAN để cản trở toàn khối có được lập trường chung, thái độ này cũng không
giúp cải thiện được tình hình. Tuy vậy chúng tôi vẫn hy vọng, và đánh giá rằng
về lâu về dài ASEAN và các định chế vẫn là cái khung tốt nhất của khu vực để hỗ
trợ, đào sâu không gian chiến lược cần thiết nhằm giải quyết căng thẳng một
cách ôn hòa, và là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ thương lượng hòa bình nào.
5. Theo quan điểm của chúng tôi, việc phục hồi sự lãnh đạo của Indonesia là chìa khóa cho sự hồi sinh vai
trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết hồ sơ Biển Đông. Thế nên, trong
khi vẫn ủng hộ tinh thần chung về việc duy trì hòa bình qua phản ứng của bộ
Ngoại giao Indonesia về phán quyết, chúng tôi kêu gọi tổng thống Joko Widodo
hết lòng hỗ trợ và huy động toàn bộ các định chế ngoại giao đóng một vai trò
tích cực, phù hợp và hiệu quả hơn trong ASEAN về vấn đề Biển Đông. Do khu vực
tiếp tục phải chịu đựng một giai đoạn nhiều luồng chiến lược, đặc biệt là sau
phán quyết của Tòa Trọng tài, không có thời điểm nào tốt hơn cho Indonesia để chứng tỏ sự cam kết của mình về
một trật tự dựa trên các quy tắc và một cấu trúc khu vực ASEAN.
6. Hồi sinh sự lãnh đạo của Indonesia trong việc giải quyết hồ sơ Biển
Đông của ASEAN là phù hợp với việc tăng cường sức mạnh cho quan điểm của tổng
thống Widodo về Điểm tựa Hàng hải Toàn cầu. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo chính
phủ cân nhắc ngay một cách thiết thực và chủ động các bước thực hiện. Tuy nhiên
bất kỳ bước đi thực tiễn nào để làm sống dậy vai trò trung tâm của ASEAN không
thể thực hiện nếu không có các cam kết thực sự của tất cả các bên, để chứng tỏ
sự kềm chế và làm giảm căng thẳng, theo tinh thần của phán quyết.
7. Vì vậy Indonesia cần làm rõ vấn đề đối tác chiến lược với Trung Quốc,
cũng như tổng thể quan hệ ASEAN-Trung Quốc, không thể bị nhấn chìm và định
nghĩa duy nhất qua hồ sơ Biển Đông. Thêm vào đó, Indonesia phải đề xuất và xem
xét phương cách hợp tác mới giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lãnh vực an ninh
hàng hải và thực thi pháp luật, an toàn trên biển, bảo vệ các nguồn lợi biển và
hệ sinh thái khu vực.
Chúng ta không nên quên rằng một chính sách đối ngoại “độc lập và tích cực” không phải là chiếc
vé miễn phí để Indonesia đứng bên lề quan sát một tình trạng hỗn loạn diễn ra
trong khu vực. Thực tế, yếu tố “tích cực”
trong chủ thuyết đối ngoại của Indonesia đòi hỏi tầm lãnh đạo và đóng góp
vào hòa bình khu vực.
Đó là hy vọng chân thành của chúng tôi, và mong rằng chính phủ Indonesia sẽ nghiêm túc quan tâm đến đòi
hỏi liên quan đến Biển Đông này.
Jakarta ngày 25 tháng Bảy năm 2016
Những người ký tên đầu tiên:
1.
Evan A. Laksmana, nhà nghiên cứu,
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Jakarta
2.
Tiến sĩ Dewi Fortuna Anwar, phó ban
Hỗ trợ Chính sách Chính phủ, thư ký phó chủ tịch và đồng sáng lập Cộng đồng
Chính sách Đối ngoại Indonesia (FPCI), Jakarta
3.
René L Pattiradjawane, nhà báo
chuyên nghiệp Kompas Daily, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Jakarta
4.
Tiến sĩ Alexander R Arifianto, nhà
nghiên cứu chương trình Indonesia
tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Singapore
5.
Alexander C. Chandra, nhà nghiên cứu
thuộc Trung tâm Habibie, Jakarta
6.
Yohanes Sulaiman, giảng viên đại học
Universitas Jendral Achmad Yani, Bandung
7.
Beni Sukadis, nhà phân tích an ninh
quốc gia của Lesperssi, Jakarta .
8.
Thạc sĩ Heru Prama Yuda, MA, nhà
phân tích chính sách đối ngoại, Jakarta .
9.
Fitriani, Peneliti, nhà nghiên cứu
thuộc Viện An ninh Quốc phòng vì Hòa bình (IDSPS), Jakarta
10.
Mutti Anggitta, Viện Quan hệ Quốc tế,
Jakarta
11.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ về chính trị
học Iqra Anugerah ,
Northern Illinois
University, USA
12.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Ristian
Atriandi Supriyanto, Indonesian Presidential PhD Scholar, Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược Quốc phòng Canberra
13.
Wirya Adiwena, nhà nghiên cứu, Trung
tâm Habibie
Center ,
Jakarta
14.
Muhamad Arif, nhà nghiên cứu, Chương
trình ASEAN, The Trung tâm Habibie, Jakarta
15.
Anton Aliabbas, giảng viên quan hệ
quốc tế, Jakarta
16.
Janet Dyah Ekawati Gibson, đồng sáng
lập và là cố vấn Srikandi Adhirajasa Nayyotama (SAN), Military Language &
Defense Consulting Group, Jakarta
17.
Angguntari C. Sari, giảng viên Parahyangan
Catholic
University ,
Bandung
18.
Curie
Maharani, Binus University, Jakarta.
19.
Tiến
sĩ Riefqi Muna, nhóm nghiên cứu ASEAN (ARG), Trung tâm Nghiên cứu
Chính trị, Viện khoa học Indonesia, Jakarta.
Xin cảm ơn nhà báo Thụy My đã dịch và đăng tải bức thư ngỏ.
RépondreSupprimer