Bài đăng : Thứ sáu 11 Tháng Bẩy 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 11 Tháng Bẩy 2014
Tổng
thống Nga Vladimir Putin 11/07/2014 bắt đầu vòng công du đầy tham vọng
sang châu Mỹ Latinh. Ông sẽ gặp gỡ các lãnh đạo Cuba, Brazil, Achentina
với mục đích vận động các nước này đứng về phía Nga hiện đang trực diện
đối đầu với phương Tây.
Trong chuyến viếng thăm sáu ngày, ông Vladimir Putin tiếp xúc
với cha đẻ cách mạng Cuba là Fidel Castro, tham dự hội nghị thượng đỉnh
BRICS (gồm Brazil, Nga, Trung Quốc, Ân Độ, Nam Phi) và xem trận chung
kết Cúp bóng đá thế giới tại Rio de Janeiro ở Brazil.
Ông Putin lên đường công du trong thời điểm Nga tiếp tục đối đầu với phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraina, nơi mà các trận đánh giữa quân chính phủ Kiev và phe ly khai thân Nga đã làm cho gần 500 người chết.
Theo các nhà phân tích, các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Nga Putin và các lãnh đạo Nam Mỹ, vốn có truyền thống quan hệ với Hoa Kỳ, là trò chơi khăm của điện Kremli đối với Washington. Vladimir Orlov, giám đốc trung tâm nghiên cứu PIR ở Matxcơva giải thích : « Vòng công du này có mục đích củng cố và xoay trục chính sách Nga từ Bắc Mỹ sang Mỹ la-tinh ».
Chuyên gia này cho rằng cuộc xung đột tại Ukraina cùng với việc Nga sáp nhập Crimée vào tháng Ba đã gây ra cuộc khủng hoảng tệ hại nhất giữa Đông và Tây kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh, thế nên Matxcơva phải « quay sang các đối tác khác mà theo Kremli là không có thái độ thiên vị ».
Vòng công du khởi đầu bằng chuyến thăm Cuba, tại đây Vladimir Putin thảo luận về hợp tác năng lượng, giao thông, hàng không dân dụng và không gian với Chủ tịch Raul Castro. Matxcơva trong những năm gần đây cố gắng tái thúc đẩy quan hệ với đảo quốc cộng sản, hôm nay đã xóa 90% số tiền Cuba còn nợ Liên Xô cũ, tổng cộng khoảng 35 tỉ đô la.
Theo Vladimir Davidov, giám đốc Viện Mỹ latinh thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, La Habana và Matxcơva có thể ký một hợp đồng năng lượng với sự tham gia của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft. Ông Putin cũng gặp gỡ Fidel Castro. Davidov nhấn mạnh: “Fidel là người cuối cùng mà Putin có thể tranh luận về trật tự thế giới hiện tại và tương lai”.
Ngày mai, thứ Bảy Tổng thống Nga đến Buenos Aires để bàn bạc về thương mại và năng lượng với Tổng thống Achentina Cristina Kirchner, rồi sang Brazil ở thăm bốn ngày. Tại đây ông Putin gặp gỡ các doanh nhân Achentina, thuyết phục họ đầu tư vào nước Nga đang bị các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt từ khi khởi đầu khủng hoảng Ukraina.
Sau đó Vladimir Putin sẽ tham dự hội nghị các lãnh đạo khối BRICS ngày 15 và 16/7. Các quốc gia mới trỗi dậy sẽ thỏa thuận thành lập ngân hàng phát triển chung, một mục tiêu đặt ra từ lâu nhằm cạnh tranh với các định chế quốc tế tại Washington (Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế) mà các nước này cho rằng không có được tiếng nói đúng mực. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Silouanov cho biết ngân hàng trên chuyên tài trợ cho hạ tầng, sẽ ra đời năm 2016 và có nguồn vốn 10 tỉ đô la (mỗi nước thành viên góp 2 tỉ đô la).
Cao điểm của chuyến công du là lễ bế mạc Cúp bóng đá thế giới, khi Tổng thống Brazil Dilma Roussef trao lại trách nhiệm tổ chức giải lần tới cho người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Là nước chủ nhà World Cup 2018, Nga hứa sẽ chi ra nhiều tỉ đô la để xây dựng các sân vận động và cơ sở hạ tầng cho Cúp bóng đá thế giới vốn là một trong những sự kiện vốn được nhiều người theo dõi nhất hành tinh.
Ông Putin lên đường công du trong thời điểm Nga tiếp tục đối đầu với phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraina, nơi mà các trận đánh giữa quân chính phủ Kiev và phe ly khai thân Nga đã làm cho gần 500 người chết.
Theo các nhà phân tích, các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Nga Putin và các lãnh đạo Nam Mỹ, vốn có truyền thống quan hệ với Hoa Kỳ, là trò chơi khăm của điện Kremli đối với Washington. Vladimir Orlov, giám đốc trung tâm nghiên cứu PIR ở Matxcơva giải thích : « Vòng công du này có mục đích củng cố và xoay trục chính sách Nga từ Bắc Mỹ sang Mỹ la-tinh ».
Chuyên gia này cho rằng cuộc xung đột tại Ukraina cùng với việc Nga sáp nhập Crimée vào tháng Ba đã gây ra cuộc khủng hoảng tệ hại nhất giữa Đông và Tây kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh, thế nên Matxcơva phải « quay sang các đối tác khác mà theo Kremli là không có thái độ thiên vị ».
Vòng công du khởi đầu bằng chuyến thăm Cuba, tại đây Vladimir Putin thảo luận về hợp tác năng lượng, giao thông, hàng không dân dụng và không gian với Chủ tịch Raul Castro. Matxcơva trong những năm gần đây cố gắng tái thúc đẩy quan hệ với đảo quốc cộng sản, hôm nay đã xóa 90% số tiền Cuba còn nợ Liên Xô cũ, tổng cộng khoảng 35 tỉ đô la.
Theo Vladimir Davidov, giám đốc Viện Mỹ latinh thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, La Habana và Matxcơva có thể ký một hợp đồng năng lượng với sự tham gia của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft. Ông Putin cũng gặp gỡ Fidel Castro. Davidov nhấn mạnh: “Fidel là người cuối cùng mà Putin có thể tranh luận về trật tự thế giới hiện tại và tương lai”.
Ngày mai, thứ Bảy Tổng thống Nga đến Buenos Aires để bàn bạc về thương mại và năng lượng với Tổng thống Achentina Cristina Kirchner, rồi sang Brazil ở thăm bốn ngày. Tại đây ông Putin gặp gỡ các doanh nhân Achentina, thuyết phục họ đầu tư vào nước Nga đang bị các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt từ khi khởi đầu khủng hoảng Ukraina.
Sau đó Vladimir Putin sẽ tham dự hội nghị các lãnh đạo khối BRICS ngày 15 và 16/7. Các quốc gia mới trỗi dậy sẽ thỏa thuận thành lập ngân hàng phát triển chung, một mục tiêu đặt ra từ lâu nhằm cạnh tranh với các định chế quốc tế tại Washington (Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế) mà các nước này cho rằng không có được tiếng nói đúng mực. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Silouanov cho biết ngân hàng trên chuyên tài trợ cho hạ tầng, sẽ ra đời năm 2016 và có nguồn vốn 10 tỉ đô la (mỗi nước thành viên góp 2 tỉ đô la).
Cao điểm của chuyến công du là lễ bế mạc Cúp bóng đá thế giới, khi Tổng thống Brazil Dilma Roussef trao lại trách nhiệm tổ chức giải lần tới cho người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Là nước chủ nhà World Cup 2018, Nga hứa sẽ chi ra nhiều tỉ đô la để xây dựng các sân vận động và cơ sở hạ tầng cho Cúp bóng đá thế giới vốn là một trong những sự kiện vốn được nhiều người theo dõi nhất hành tinh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.