Bài đăng : Thứ ba 22 Tháng Bẩy 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 22 Tháng Bẩy 2014
Tại
Thượng Hải hôm nay 22/07/2014 công an thẩm vấn các nhân viên một chi
nhánh của nhà cung cấp thực phẩm OSI Group, đã bán thịt hư cho hệ thống
nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s và KFC ở Trung Quốc. Trong khi đó tờ
Global Times cáo buộc “các hãng tên tuổi ngoại quốc” đã không phát hiện
vấn đề sớm hơn.
Chính quyền Thượng Hải hôm Chủ nhật 20/7 đã đóng cửa một nhà
máy của tập đoàn OSI, một nhà cung cấp nguyên liệu cho McDonald’s và KFC
ở Trung Quốc, đã trộn lẫn thịt hư thối với thịt tươi và dán nhãn mới
cho các sản phẩm đã quá hạn – theo như điều tra của một kênh truyền hình
địa phương. Phóng sự truyền hình cho thấy các công nhân thu lượm thịt
để ngay trên nền nhà, trộn thịt quá hạn với nguyên liệu mới.
Tờ Shanghai Daily cho biết công an lấy lời khai của nhiều nhân viên chi nhánh OSI Shanghai Husi Food Co. (Phúc Hỷ), còn truyền hình Thượng Hải nói rằng ban lãnh đạo đơn vị này đã bị đặt dưới sự giám sát. Tuy nhiên chính quyền không muốn trả lời các câu hỏi của hãng tin Pháp AFP.
Xã luận của Global Times nổi tiếng là dân tộc chủ nghĩa lên án McDonald’s và tập đoàn nhà hàng Yum sở hữu hệ thống KFC và Pizza Hut đã không kiểm soát được các nhà cung cấp của mình. Tờ báo này cáo buộc: “Đây là một sự tái phạm của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng ở Trung Quốc. Các tên tuổi quốc tế không có thái độ đúng đắn đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Có lẽ họ nghĩ rằng thị trường này dễ dãi và chỉ cần phục vụ vừa đủ”.
Trong một thông cáo, McDonald’s tuyên bố đã ngưng ngay lập tức việc sử dụng nguyên liệu từ nhà máy trên, và tập đoàn Yum cho biết các nhà hàng KFC và Pizza Hut của mình cũng đã ngưng dùng thịt do Phúc Hỷ cung cấp.
Tân Hoa Xã lên án OSI và các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế có thái độ phân biệt đối xử về mặt an toàn thực phẩm. Hãng tin nhà nước viết: “Thịt hư ưu tiên bán cho thị trường Trung Quốc, gây lo ngại về một hệ thống kiểm tra chất lượng bất hợp lý nơi các nhà cung cấp, thậm chí của những người điều hành các nhà hàng thức ăn nhanh”.
OSI tuyên bố “bàng hoàng” với cáo buộc trên và loan báo thành lập một ê-kíp phụ trách điều tra về hồ sơ này, cũng như hợp tác với chính quyền địa phương. Tập đoàn OSI của Mỹ có trên 50 nhà máy trên thế giới với doanh số hơn 5 tỉ đô la năm 2012, cung cấp nguyên liệu cho McDonald’s Trung Quốc từ năm 1992 và Yum từ năm 1998. Hai thương hiệu nhà hàng thức ăn nhanh này đứng đầu Trung Quốc về doanh số bán.
Trung Quốc đã bị rúng động bởi một loạt xì-căng-đan thực phẩm độc hại do lơi lỏng các quy định về an toàn thực phẩm và một số không ít các nhà sản xuất cố tình né tránh. Vụ lớn nhất xảy ra năm 2008 khi chất melamine độc hại đã được thêm vào sữa dành cho em bé khiến ít nhất 6 trẻ sơ sinh tử vong và 300.000 em khác phải nhập viện.
Tờ Shanghai Daily cho biết công an lấy lời khai của nhiều nhân viên chi nhánh OSI Shanghai Husi Food Co. (Phúc Hỷ), còn truyền hình Thượng Hải nói rằng ban lãnh đạo đơn vị này đã bị đặt dưới sự giám sát. Tuy nhiên chính quyền không muốn trả lời các câu hỏi của hãng tin Pháp AFP.
Xã luận của Global Times nổi tiếng là dân tộc chủ nghĩa lên án McDonald’s và tập đoàn nhà hàng Yum sở hữu hệ thống KFC và Pizza Hut đã không kiểm soát được các nhà cung cấp của mình. Tờ báo này cáo buộc: “Đây là một sự tái phạm của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng ở Trung Quốc. Các tên tuổi quốc tế không có thái độ đúng đắn đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Có lẽ họ nghĩ rằng thị trường này dễ dãi và chỉ cần phục vụ vừa đủ”.
Trong một thông cáo, McDonald’s tuyên bố đã ngưng ngay lập tức việc sử dụng nguyên liệu từ nhà máy trên, và tập đoàn Yum cho biết các nhà hàng KFC và Pizza Hut của mình cũng đã ngưng dùng thịt do Phúc Hỷ cung cấp.
Tân Hoa Xã lên án OSI và các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế có thái độ phân biệt đối xử về mặt an toàn thực phẩm. Hãng tin nhà nước viết: “Thịt hư ưu tiên bán cho thị trường Trung Quốc, gây lo ngại về một hệ thống kiểm tra chất lượng bất hợp lý nơi các nhà cung cấp, thậm chí của những người điều hành các nhà hàng thức ăn nhanh”.
OSI tuyên bố “bàng hoàng” với cáo buộc trên và loan báo thành lập một ê-kíp phụ trách điều tra về hồ sơ này, cũng như hợp tác với chính quyền địa phương. Tập đoàn OSI của Mỹ có trên 50 nhà máy trên thế giới với doanh số hơn 5 tỉ đô la năm 2012, cung cấp nguyên liệu cho McDonald’s Trung Quốc từ năm 1992 và Yum từ năm 1998. Hai thương hiệu nhà hàng thức ăn nhanh này đứng đầu Trung Quốc về doanh số bán.
Trung Quốc đã bị rúng động bởi một loạt xì-căng-đan thực phẩm độc hại do lơi lỏng các quy định về an toàn thực phẩm và một số không ít các nhà sản xuất cố tình né tránh. Vụ lớn nhất xảy ra năm 2008 khi chất melamine độc hại đã được thêm vào sữa dành cho em bé khiến ít nhất 6 trẻ sơ sinh tử vong và 300.000 em khác phải nhập viện.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.