Bài đăng : Thứ năm 24 Tháng Bẩy 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 24 Tháng Bẩy 2014
Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 23/07/2014 đã tăng cường áp lực lên
Israel khi quyết định gởi đi một ủy ban để điều tra khẩn cấp về cuộc tấn
công vào dải Gaza, trên cơ sở đề nghị của Palestine, bất chấp sự phản
đối của Nhà nước Do Thái.
Việc mở điều tra này dựa theo nghị quyết do Palestine soạn
thảo, được thông qua hôm qua với 29 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 17
vắng mặt ; trong phiên họp đặc biệt được các nước Ả Rập đề nghị với sự
ủng hộ của Nga, nhằm đòi hỏi tôn trọng luật quốc tế trên lãnh thổ
Palestine bị chiếm đóng.
Israel cho rằng quyết định trên của Hội đồng Nhân quyền là « một sự về hùa lố bịch ». Bộ phận truyền thông của Thủ tướng Israel trong một thông cáo nói rằng : « Hội đồng cần mở điều tra về quyết định của Hamas chuyển đổi các bệnh viện thành trung tâm chỉ huy quân sự, sử dụng các trường học làm kho chứa vũ khí, đặt các giàn hỏa tiễn bên cạnh sân chơi trẻ em, nhà dân và đền thờ Hồi giáo ».
Trước đó, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Navi Pillay đã kêu gọi mở điều tra về các « tội phạm chiến tranh » mà có thể Israel đã phạm phải ở dải Gaza, đồng thời cũng tố cáo những vụ tấn công mù quáng của phe Hamas vào các khu vực dân cư.
Nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền thông qua lên án « các vụ vi phạm phổ biến, mặc nhiên và trắng trợn quyền con người và các quyền tự do căn bản », là hệ quả của các chiến dịch quân sự Israel « đặc biệt là chiến dịch tấn công mới nhất vào dải Gaza (…) với những vụ tiến công không phân biệt và quá trớn (…) có thể gây nên các tội phạm mang tính quốc tế ».
Nghị quyết đòi hỏi Liên Hiệp Quốc « gởi khẩn cấp một ủy ban điều tra độc lập, quốc tế », yêu cầu các nhà điều tra đưa ra một danh sách « các vụ vi phạm và các tội ác », « nhận diện các thủ phạm » nhằm đưa ra xét xử và « chấm dứt tình trạng không bị trừng phạt ». Ủy ban điều tra sẽ trình báo cáo vào kỳ họp trong tháng Hai và Ba tới của Hội đồng Nhân quyền.
Trong phần tranh luận, Ngoại trưởng Palestine Riad Malki tố cáo Israel « phạm những tội ác ghê tởm ». Ngược lại, đại diện Israel Eviatar Manor nhấn mạnh « quyền tự vệ hợp pháp » của đất nước mình, và so sánh Hamas với Al Qaida, Nhà nước Hồi giáo tại Trung Đông, Boko Haram và Hezbollah.
Trong số 47 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chỉ có Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. Đại diện Mỹ Keith Harper nhấn mạnh : « Chúng tôi làm việc cật lực để có được ngừng bắn ngay lập tức, nhưng nghị quyết này chẳng giúp ích được chút gì ». Tất cả các nước châu Âu trong Hội đồng (Pháp, Đức, Anh…) đều vắng mặt, cả Nhật Bản cũng thế.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua nhận xét Israel có những « tiến bộ » trong nỗ lực nhằm đạt được hưu chiến tại dải Gaza. Cơ quan Hàng không liên bang Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm các công ty hàng không bay ngang qua Israel, được đưa ra hôm thứ Ba sau khi đạn rốc-kết từ Palestine rơi xuống gần sân bay quốc tế Israel.
Về tình hình tại chỗ, tổng số người chết sau 17 ngày tấn công quân sự vào dải Gaza đã lên đến 790 người, đa số là thường dân. Về phía Israel có 32 quân nhân tử trận, hai thường dân chết vì đạn pháo từ Gaza bắn sang, ngoài ra một công nhân người Thái Lan tại Israel cũng thiệt mạng vì pháo kích.
Israel cho rằng quyết định trên của Hội đồng Nhân quyền là « một sự về hùa lố bịch ». Bộ phận truyền thông của Thủ tướng Israel trong một thông cáo nói rằng : « Hội đồng cần mở điều tra về quyết định của Hamas chuyển đổi các bệnh viện thành trung tâm chỉ huy quân sự, sử dụng các trường học làm kho chứa vũ khí, đặt các giàn hỏa tiễn bên cạnh sân chơi trẻ em, nhà dân và đền thờ Hồi giáo ».
Trước đó, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Navi Pillay đã kêu gọi mở điều tra về các « tội phạm chiến tranh » mà có thể Israel đã phạm phải ở dải Gaza, đồng thời cũng tố cáo những vụ tấn công mù quáng của phe Hamas vào các khu vực dân cư.
Nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền thông qua lên án « các vụ vi phạm phổ biến, mặc nhiên và trắng trợn quyền con người và các quyền tự do căn bản », là hệ quả của các chiến dịch quân sự Israel « đặc biệt là chiến dịch tấn công mới nhất vào dải Gaza (…) với những vụ tiến công không phân biệt và quá trớn (…) có thể gây nên các tội phạm mang tính quốc tế ».
Nghị quyết đòi hỏi Liên Hiệp Quốc « gởi khẩn cấp một ủy ban điều tra độc lập, quốc tế », yêu cầu các nhà điều tra đưa ra một danh sách « các vụ vi phạm và các tội ác », « nhận diện các thủ phạm » nhằm đưa ra xét xử và « chấm dứt tình trạng không bị trừng phạt ». Ủy ban điều tra sẽ trình báo cáo vào kỳ họp trong tháng Hai và Ba tới của Hội đồng Nhân quyền.
Trong phần tranh luận, Ngoại trưởng Palestine Riad Malki tố cáo Israel « phạm những tội ác ghê tởm ». Ngược lại, đại diện Israel Eviatar Manor nhấn mạnh « quyền tự vệ hợp pháp » của đất nước mình, và so sánh Hamas với Al Qaida, Nhà nước Hồi giáo tại Trung Đông, Boko Haram và Hezbollah.
Trong số 47 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chỉ có Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. Đại diện Mỹ Keith Harper nhấn mạnh : « Chúng tôi làm việc cật lực để có được ngừng bắn ngay lập tức, nhưng nghị quyết này chẳng giúp ích được chút gì ». Tất cả các nước châu Âu trong Hội đồng (Pháp, Đức, Anh…) đều vắng mặt, cả Nhật Bản cũng thế.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua nhận xét Israel có những « tiến bộ » trong nỗ lực nhằm đạt được hưu chiến tại dải Gaza. Cơ quan Hàng không liên bang Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm các công ty hàng không bay ngang qua Israel, được đưa ra hôm thứ Ba sau khi đạn rốc-kết từ Palestine rơi xuống gần sân bay quốc tế Israel.
Về tình hình tại chỗ, tổng số người chết sau 17 ngày tấn công quân sự vào dải Gaza đã lên đến 790 người, đa số là thường dân. Về phía Israel có 32 quân nhân tử trận, hai thường dân chết vì đạn pháo từ Gaza bắn sang, ngoài ra một công nhân người Thái Lan tại Israel cũng thiệt mạng vì pháo kích.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.