Biểu tình phản đối sửa đổi Hiến pháp hòa bình Nhật Bản tại Tokyo ngày 30/06/2014. |
Bài đăng : Thứ bảy 12 Tháng Bẩy 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 12 Tháng Bẩy 2014
AFP hôm
nay 12/07/2014 cho biết nhiều nhà tranh đấu đã tiến hành chiến dịch đề
nghị trao giải Nobel hòa bình cho nhân dân của Nhật Bản, đất nước hòa
bình từ nhiều năm qua. Đề xuất này được đưa ra trong lúc Tokyo tu chính
Hiến pháp để mở rộng các nhiệm vụ của quân đội Nhật.
Đến hôm qua, những người vận động đã thu thập được trên 150.000
chữ ký cho kiến nghị này. Những người tổ chức chiến dịch cho rằng nay
128 triệu dân Nhật có thể là ứng viên cho giải Nobel hòa bình.
Cho dù cơ hội thành công vô cùng nhỏ bé, thông điệp này vẫn quan trọng, theo như người đề ra sáng kiến là bà Naoko Takasu, 37 tuổi. Bà nói với AFP: « Tôi nảy ra ý tưởng trên khi đang xem một phóng sự truyền hình về việc trao giải Nobel hòa bình cho Liên hiệp châu Âu » và nêu ra điều 9 của Hiến pháp Nhật, trong đó Nhật Bản từ chối chiến tranh.
Đầu tháng Bảy, chính phủ Nhật đã có một quyết định lịch sử cho phép lực lượng vũ trang tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài để giúp đỡ các đồng minh, trước hết là Hoa Kỳ. Đây là một tu chính mang tính lịch sử so với ý nghĩa của Hiến pháp hòa bình năm 1947.
Thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe mới đây đã trấn an : « Nhật Bản sẽ không tham gia một cuộc chiến bảo vệ một nước khác, vấn đề này không được đặt ra ». Tuy nhiên quyết định trên đã gây ra làn sóng bất bình tại Nhật và nước ngoài, nhất là Trung Quốc lên tiếng đả kích cho là « nguy hiểm ».
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp dữ dội chủ quyền trên biển, đặc biệt xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát nhưng tàu Trung Quốc thường xuyên xâm nhập.
Các nhà tổ chức chiến dịch vận động giải Nobel cho người Nhật bực tức trước quyết định của Tokyo. Một trong số họ là Yoshiaki Ishigaki cho rằng : « Chính nhờ điều 9 mà Nhật Bản không biết đến chiến tranh từ 69 năm qua ».
Theo các thăm dò dư luận mới nhất, hơn phân nửa dân chúng tỏ ra gắn bó với Hiến pháp hòa bình, phản đối sự tham gia của quân Nhật vào mọi hoạt động quân sự ngoài nước.
Tên những người được giải Nobel 2014 sẽ được loan báo vào tháng 10 tới. Giải Nobel hòa bình năm ngoái được trao cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OIAC).
Cho dù cơ hội thành công vô cùng nhỏ bé, thông điệp này vẫn quan trọng, theo như người đề ra sáng kiến là bà Naoko Takasu, 37 tuổi. Bà nói với AFP: « Tôi nảy ra ý tưởng trên khi đang xem một phóng sự truyền hình về việc trao giải Nobel hòa bình cho Liên hiệp châu Âu » và nêu ra điều 9 của Hiến pháp Nhật, trong đó Nhật Bản từ chối chiến tranh.
Đầu tháng Bảy, chính phủ Nhật đã có một quyết định lịch sử cho phép lực lượng vũ trang tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài để giúp đỡ các đồng minh, trước hết là Hoa Kỳ. Đây là một tu chính mang tính lịch sử so với ý nghĩa của Hiến pháp hòa bình năm 1947.
Thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe mới đây đã trấn an : « Nhật Bản sẽ không tham gia một cuộc chiến bảo vệ một nước khác, vấn đề này không được đặt ra ». Tuy nhiên quyết định trên đã gây ra làn sóng bất bình tại Nhật và nước ngoài, nhất là Trung Quốc lên tiếng đả kích cho là « nguy hiểm ».
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp dữ dội chủ quyền trên biển, đặc biệt xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát nhưng tàu Trung Quốc thường xuyên xâm nhập.
Các nhà tổ chức chiến dịch vận động giải Nobel cho người Nhật bực tức trước quyết định của Tokyo. Một trong số họ là Yoshiaki Ishigaki cho rằng : « Chính nhờ điều 9 mà Nhật Bản không biết đến chiến tranh từ 69 năm qua ».
Theo các thăm dò dư luận mới nhất, hơn phân nửa dân chúng tỏ ra gắn bó với Hiến pháp hòa bình, phản đối sự tham gia của quân Nhật vào mọi hoạt động quân sự ngoài nước.
Tên những người được giải Nobel 2014 sẽ được loan báo vào tháng 10 tới. Giải Nobel hòa bình năm ngoái được trao cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OIAC).
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.