Bài đăng : Chủ nhật 27 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 27 Tháng Năm 2012
Báo chí
Trung Quốc hôm nay 27/05/2012 cho biết, quyết định dùng tên một loại
rượu nổi tiếng để đặt tên cho một sân bay ở miền tây nam nước này đã gây ra nhiều tranh cãi trên cả nước, và nhiều giễu cợt trên internet.
Chính quyền thành phố Nghi Tân thuộc tỉnh Tứ Xuyên tuần này đã
khẳng định, việc đặt tên cho phi trường mới được xây dựng là Ngũ Lương
Dịch, tên một loại rượu nổi tiếng của địa phương, sẽ có tác động tích
cực đến thành phố cũng như của doanh nghiệp. Tờ Global Times trích lời
phát ngôn viên chính quyền Nghi Tân nói thêm, quyết định đặt tên này đã
được Hội đồng Kinh doanh Nhà nước thông qua.
Ngũ Lương Dịch là nhãn hiệu rượu được rất nhiều người Trung Quốc biết đến. Sản phẩm nổi tiếng nhất của thương hiệu này là Ngũ Lương Dịch, một loại rượu trắng được chưng cất từ năm loại ngũ cốc, trong đó có nếp và bo bo. Tập đoàn có tất cả 40.000 nhân viên, theo như thông tin trên trang web của doanh nghiệp.
Trụ sở của tập đoàn này nằm cách phi trường thành phố Nghi Tân chỉ vài kilômét. Báo chí nói rằng, phi trường trên đây có khả năng tiếp đón 800.000 hành khách mỗi năm, vào năm 2020.
Nhiều chuyên gia được báo chí trích lời đã khẳng định, việc lấy tên một thương hiệu đặt cho phi trường vừa vi phạm luật pháp, vừa trái với thông lệ, theo đó, tên của các sân bay phải phù hợp với vị trí địa lý.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng nhảy vào tranh luận, với sự giễu cợt vốn có. Một thành viên mạng Vi Bác viết : « Ha ha, thêm một ví dụ mới về sự thông đồng giữa chính quyền và giới kinh doanh ». Những người khác đề nghị đặt lại tên của sân bay quốc tế Bắc Kinh là « phi trường Nhị Oa Đầu » - tên một loại rượu nổi tiếng khác, còn sân bay thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây là « phi trường Nhục Giáp » - tên một loại bánh mì thịt của địa phương.
Ngũ Lương Dịch là nhãn hiệu rượu được rất nhiều người Trung Quốc biết đến. Sản phẩm nổi tiếng nhất của thương hiệu này là Ngũ Lương Dịch, một loại rượu trắng được chưng cất từ năm loại ngũ cốc, trong đó có nếp và bo bo. Tập đoàn có tất cả 40.000 nhân viên, theo như thông tin trên trang web của doanh nghiệp.
Trụ sở của tập đoàn này nằm cách phi trường thành phố Nghi Tân chỉ vài kilômét. Báo chí nói rằng, phi trường trên đây có khả năng tiếp đón 800.000 hành khách mỗi năm, vào năm 2020.
Nhiều chuyên gia được báo chí trích lời đã khẳng định, việc lấy tên một thương hiệu đặt cho phi trường vừa vi phạm luật pháp, vừa trái với thông lệ, theo đó, tên của các sân bay phải phù hợp với vị trí địa lý.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng nhảy vào tranh luận, với sự giễu cợt vốn có. Một thành viên mạng Vi Bác viết : « Ha ha, thêm một ví dụ mới về sự thông đồng giữa chính quyền và giới kinh doanh ». Những người khác đề nghị đặt lại tên của sân bay quốc tế Bắc Kinh là « phi trường Nhị Oa Đầu » - tên một loại rượu nổi tiếng khác, còn sân bay thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây là « phi trường Nhục Giáp » - tên một loại bánh mì thịt của địa phương.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.