Bài đăng : Thứ tư 23 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Năm 2012
Tăng
trưởng của Trung Quốc sẽ giảm nhanh trong năm nay, và các nhà lãnh đạo
nước này sẽ phải tăng chi ngân sách để tránh cho tăng trưởng bị khựng
lại một cách đột ngột. Ngân hàng Thế giới hôm nay 23/05/2012 đã nhận
định như trên, và nhấn mạnh vai trò động lực của châu Á Thái Bình Dương
đối với thế giới.
Các khoản chi tiêu này giúp khắc phục các khó khăn của các nhà
xuất khẩu Trung Quốc tại các thị trường chủ chốt, mà châu Âu đứng hàng
đầu. Báo cáo bán niên của Ngân hàng Thế giới khẳng định : « Thử thách
trước mắt của Trung Quốc là hỗ trợ nền kinh tế để đạt đến một sự giảm
tốc nhẹ nhàng ».
Theo dự báo, thì tăng trưởng của Trung Quốc năm 2012 là 8,2%, so với 9,2% của năm 2011 và 10,4% năm 2010. Ngân hàng Thế giới lo ngại tăng trưởng bị hãm phanh một cách đột ngột, tuy nhiên Trung Quốc vẫn còn khả năng xoay sở để đối phó với nguy cơ này.
Tiêu thụ của các nước có thu nhập cao tiếp tục chậm lại sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến các dây chuyền sản xuất và hoạt động thương mại ở châu Á, nơi Trung Quốc đóng vai trò trung tâm. Còn ngay tại Trung Quốc, nguy cơ nội tại chủ yếu từ việc chỉnh đốn lại thị trường địa ốc.
Các lo ngại cho nền kinh tế thứ nhì thế giới lại bùng lên trước những chỉ số tệ hại được Bắc Kinh công bố vào tháng Tư. Tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp, nhập khẩu và xuất khẩu, đầu tư vốn cố định và lượng cấp tín dụng mới…tất cả đều đã giảm sút trong tháng rồi.
Do vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã loan báo giảm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, đồng thời tăng lượng tiền cho vay. Chính phủ Trung Quốc không còn chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa 7,5% trong năm nay, để tránh gia tăng thất nghiệp cũng như các bất ổn xã hội.
Tuy khuyến khích chính phủ Trung Quốc tăng chi tiêu ngân sách, nhưng Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo khuynh hướng đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng - như Bắc Kinh đã từng làm để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trước đây, gây ra nạn lạm phát. Bản báo cáo cho rằng cần phải ưu tiên ngân sách cho việc kích thích tiêu dùng, như giảm thuế, chi phúc lợi và các biện pháp mang ý nghĩa xã hội khác.
Tăng trưởng của Trung Quốc sụt giảm sẽ đè nặng lên toàn bộ các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, khu vực mà Ngân hàng Thế giới dự kiến mức tăng trưởng là 7 ,6% trong năm nay thay vì 8,2% của năm 2011. Tuy xuất khẩu nguyên liệu từ các nước trong khu vực tăng vọt trong năm ngoái, nhưng nếu kinh tế Trung Quốc bị chậm lại thì giá nguyên vật liệu sẽ giảm xuống.
Ngân hàng Thế giới cũng nhận định, nhìn chung thì khu vực châu Á -Thái Bình Dương vững vàng hơn so với phần còn lại của thế giới. Pamela Cox, Phó giám đốc phụ trách châu Á Thái Bình Dương nhận xét : « Trong một thế giới mà tăng trưởng đang chao đảo ở nhiều khu vực, Đông Á và Thái Bình Dương tạo thành một cụm ánh sáng. Đó là một khu vực vẫn còn tăng trưởng, gợi ra nhiều hy vọng (…). Châu Âu là một đám mây ở chân trời xa, nhưng mưa vẫn chưa rơi xuống được châu Á ». Tuy vậy kinh tế gia trưởng Bert Hofman cũng cảnh báo là « các rủi ro từ châu Âu có thể ảnh hưởng đến châu Á qua các chu chuyển thương mại và tài chính ».
Theo dự báo, thì tăng trưởng của Trung Quốc năm 2012 là 8,2%, so với 9,2% của năm 2011 và 10,4% năm 2010. Ngân hàng Thế giới lo ngại tăng trưởng bị hãm phanh một cách đột ngột, tuy nhiên Trung Quốc vẫn còn khả năng xoay sở để đối phó với nguy cơ này.
Tiêu thụ của các nước có thu nhập cao tiếp tục chậm lại sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến các dây chuyền sản xuất và hoạt động thương mại ở châu Á, nơi Trung Quốc đóng vai trò trung tâm. Còn ngay tại Trung Quốc, nguy cơ nội tại chủ yếu từ việc chỉnh đốn lại thị trường địa ốc.
Các lo ngại cho nền kinh tế thứ nhì thế giới lại bùng lên trước những chỉ số tệ hại được Bắc Kinh công bố vào tháng Tư. Tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp, nhập khẩu và xuất khẩu, đầu tư vốn cố định và lượng cấp tín dụng mới…tất cả đều đã giảm sút trong tháng rồi.
Do vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã loan báo giảm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, đồng thời tăng lượng tiền cho vay. Chính phủ Trung Quốc không còn chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa 7,5% trong năm nay, để tránh gia tăng thất nghiệp cũng như các bất ổn xã hội.
Tuy khuyến khích chính phủ Trung Quốc tăng chi tiêu ngân sách, nhưng Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo khuynh hướng đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng - như Bắc Kinh đã từng làm để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trước đây, gây ra nạn lạm phát. Bản báo cáo cho rằng cần phải ưu tiên ngân sách cho việc kích thích tiêu dùng, như giảm thuế, chi phúc lợi và các biện pháp mang ý nghĩa xã hội khác.
Tăng trưởng của Trung Quốc sụt giảm sẽ đè nặng lên toàn bộ các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, khu vực mà Ngân hàng Thế giới dự kiến mức tăng trưởng là 7 ,6% trong năm nay thay vì 8,2% của năm 2011. Tuy xuất khẩu nguyên liệu từ các nước trong khu vực tăng vọt trong năm ngoái, nhưng nếu kinh tế Trung Quốc bị chậm lại thì giá nguyên vật liệu sẽ giảm xuống.
Ngân hàng Thế giới cũng nhận định, nhìn chung thì khu vực châu Á -Thái Bình Dương vững vàng hơn so với phần còn lại của thế giới. Pamela Cox, Phó giám đốc phụ trách châu Á Thái Bình Dương nhận xét : « Trong một thế giới mà tăng trưởng đang chao đảo ở nhiều khu vực, Đông Á và Thái Bình Dương tạo thành một cụm ánh sáng. Đó là một khu vực vẫn còn tăng trưởng, gợi ra nhiều hy vọng (…). Châu Âu là một đám mây ở chân trời xa, nhưng mưa vẫn chưa rơi xuống được châu Á ». Tuy vậy kinh tế gia trưởng Bert Hofman cũng cảnh báo là « các rủi ro từ châu Âu có thể ảnh hưởng đến châu Á qua các chu chuyển thương mại và tài chính ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.