Alain Delon nếu được hội đồng chấm điểm cao về nhan sắc, không biết sẽ buồn hay vui ??? |
Bài đăng : Thứ hai 28 Tháng Năm 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 28 Tháng Năm 2012
Nhà kinh
tế Nhật Takuro Morinaga đã đưa ra đề nghị tăng thuế những người đàn ông
độc thân đẹp trai, và giảm thuế cho những người có ngoại hình xấu. Theo
ông thì việc này sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề của xã hội Nhật
Bản hiện nay, trong số đó có tình trạng độc thân. Nhưng đề nghị này cũng
đã gây ra nhiều tranh cãi dữ dội tại Nhật Bản.
Nhà kinh tế Takuro Morinaga cho biết, điều làm ông cảm thấy bị
sốc sau cuộc tổng điều tra dân số Nhật Bản gần đây nhất vào năm 2010, là
có đến 50% đàn ông Nhật từ 30 đến 35 tuổi vẫn sống độc thân. Hiện tượng
này được giải thích như thế nào?
Đó là do hệ thống việc làm được bảo đảm gần như suốt đời tại Nhật đã bị sụp đổ từ sau khi bong bóng tài chính bùng nổ vào đầu thập niên 90. Và như vậy, các cặp vợ chồng Nhật cũng không còn gắn bó với nhau suốt đời như trước đây nữa.
Lâu nay, những người hàng xóm hay đồng nghiệp có thể thuyết phục một người phụ nữ lấy một người đàn ông không đẹp trai với lý lẽ, người đó có công ăn việc làm vững chắc, có thể bảo đảm cuộc sống cho vợ trong cả cuộc đời. Do khó thể kết hợp giữa công việc ở cơ quan và chức năng nội trợ, nên nhiều phụ nữ Nhật đã ngưng đi làm khi lập gia đình và có con, như vậy họ cần một người chồng có mức lương khá.
Nhưng giờ đây, cơ hội việc làm và thu nhập đều dựa trên năng lực, còn hệ thống hưu bổng bị phá sản. Vì vậy chỉ một số ít đàn ông có được việc làm và thu nhập ổn định, lẫn lương hưu được bảo đảm trong tương lai, để bù đắp lại cho ngoại hình xấu.
Không còn dựa được vào đàn ông trong tương lai lâu dài, phụ nữ Nhật nay chú trọng đến “tiếng sét ái tình”. Theo ông Takuro Morinaga, thì ngày nay việc một anh chàng đẹp trai có hai, ba người yêu một lúc không làm cho người khác cảm thấy khó chịu, trong khi thời trước anh chàng này sẽ bị lên án là không đứng đắn, bắt cá hai tay. Ông cho rằng về khả năng quyến rũ phụ nữ, thì hiện nay rất bất bình đẳng giữa những người đẹp trai và xấu trai, và chỉ có tiền bạc mới giúp rút ngắn được khoảng cách.
Theo một cuộc điều tra tiến hành với những người đàn ông Nhật từ 25 đến 30 tuổi đã có vợ, thì đến 70% trong số này có thu nhập trên 10 triệu yen/năm (tương đương 95.000 euro). Thu nhập càng thấp thì khả năng lập gia đình càng giảm. Ở mức một triệu yen/ năm (9.500 euro) thì cứ sáu người đàn ông Nhật chỉ có một người lấy được vợ !
Nhà kinh tế Takuro Morinaga đề nghị giải pháp tăng thuế đánh vào những người đàn ông độc thân đẹp trai, và giảm thuế cho người xấu trai. Nam giới độc thân sẽ được chia làm bốn nhóm: đẹp trai, bình thường, trung bình xấu và xấu. Người nào đẹp trai sẽ phải đóng thêm 100% thuế thu nhập, người trung bình xấu được giảm thuế 10%, còn người xấu được giảm 20%. Với cách tính này, thì một anh chàng vừa đẹp trai vừa lương cao, nếu tính tổng cộng các loại thuế, sẽ phải nộp lại cho nhà nước đến 90% thu nhập.
Nhưng ai sẽ đánh giá ngoại hình của các chàng là xấu hay đẹp? Cũng theo đề nghị của ông Takuro Morinaga, thì sẽ thành lập một hội đồng đánh giá sắc đẹp với ban giám khảo gồm năm phụ nữ được chọn ra bằng cách rút thăm ngẫu nhiên. Phán quyết của hội đồng cũng theo nguyên tắc đa số như ở tòa án.
Còn bất bình đẳng về nhan sắc đối với phụ nữ thì sao? Theo nhà kinh tế trên, thì phụ nữ quyến rũ được đàn ông không chỉ bằng sắc đẹp mà bằng nhiều thủ thuật. Do đó nếu muốn đánh thuế thì thu nhập thì tính theo số quà cáp mà các nàng nhận được từ nam giới, chứ không phải theo ngoại hình.
Sinh năm 1957, ông Takuro Morigana là giáo sư kinh tế của trường đại học Dokkyo, ở ngoại ô thủ đô Tokyo. Ông rất nổi tiếng do thường xuất hiện trên các đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản, nói về nhiều đề tài đa dạng từ chính trị, manga cho đến trò chơi video.
Đề nghị đánh thuế những người đẹp trai được ông đưa ra trên kênh truyền hình Nippon TV đã được nhiều khán giả nam hoan nghênh, nhất là trong tình hình dân số Nhật đang lão hóa, sinh suất giảm. Tuy nhiên luồng dư luận phản đối cũng rất dữ, và đề nghị của nhà kinh tế Takuro Morigana có vẻ là siêu thực chứ không thể thành hiện thực.
Đó là do hệ thống việc làm được bảo đảm gần như suốt đời tại Nhật đã bị sụp đổ từ sau khi bong bóng tài chính bùng nổ vào đầu thập niên 90. Và như vậy, các cặp vợ chồng Nhật cũng không còn gắn bó với nhau suốt đời như trước đây nữa.
Lâu nay, những người hàng xóm hay đồng nghiệp có thể thuyết phục một người phụ nữ lấy một người đàn ông không đẹp trai với lý lẽ, người đó có công ăn việc làm vững chắc, có thể bảo đảm cuộc sống cho vợ trong cả cuộc đời. Do khó thể kết hợp giữa công việc ở cơ quan và chức năng nội trợ, nên nhiều phụ nữ Nhật đã ngưng đi làm khi lập gia đình và có con, như vậy họ cần một người chồng có mức lương khá.
Nhưng giờ đây, cơ hội việc làm và thu nhập đều dựa trên năng lực, còn hệ thống hưu bổng bị phá sản. Vì vậy chỉ một số ít đàn ông có được việc làm và thu nhập ổn định, lẫn lương hưu được bảo đảm trong tương lai, để bù đắp lại cho ngoại hình xấu.
Không còn dựa được vào đàn ông trong tương lai lâu dài, phụ nữ Nhật nay chú trọng đến “tiếng sét ái tình”. Theo ông Takuro Morinaga, thì ngày nay việc một anh chàng đẹp trai có hai, ba người yêu một lúc không làm cho người khác cảm thấy khó chịu, trong khi thời trước anh chàng này sẽ bị lên án là không đứng đắn, bắt cá hai tay. Ông cho rằng về khả năng quyến rũ phụ nữ, thì hiện nay rất bất bình đẳng giữa những người đẹp trai và xấu trai, và chỉ có tiền bạc mới giúp rút ngắn được khoảng cách.
Theo một cuộc điều tra tiến hành với những người đàn ông Nhật từ 25 đến 30 tuổi đã có vợ, thì đến 70% trong số này có thu nhập trên 10 triệu yen/năm (tương đương 95.000 euro). Thu nhập càng thấp thì khả năng lập gia đình càng giảm. Ở mức một triệu yen/ năm (9.500 euro) thì cứ sáu người đàn ông Nhật chỉ có một người lấy được vợ !
Nhà kinh tế Takuro Morinaga đề nghị giải pháp tăng thuế đánh vào những người đàn ông độc thân đẹp trai, và giảm thuế cho người xấu trai. Nam giới độc thân sẽ được chia làm bốn nhóm: đẹp trai, bình thường, trung bình xấu và xấu. Người nào đẹp trai sẽ phải đóng thêm 100% thuế thu nhập, người trung bình xấu được giảm thuế 10%, còn người xấu được giảm 20%. Với cách tính này, thì một anh chàng vừa đẹp trai vừa lương cao, nếu tính tổng cộng các loại thuế, sẽ phải nộp lại cho nhà nước đến 90% thu nhập.
Nhưng ai sẽ đánh giá ngoại hình của các chàng là xấu hay đẹp? Cũng theo đề nghị của ông Takuro Morinaga, thì sẽ thành lập một hội đồng đánh giá sắc đẹp với ban giám khảo gồm năm phụ nữ được chọn ra bằng cách rút thăm ngẫu nhiên. Phán quyết của hội đồng cũng theo nguyên tắc đa số như ở tòa án.
Còn bất bình đẳng về nhan sắc đối với phụ nữ thì sao? Theo nhà kinh tế trên, thì phụ nữ quyến rũ được đàn ông không chỉ bằng sắc đẹp mà bằng nhiều thủ thuật. Do đó nếu muốn đánh thuế thì thu nhập thì tính theo số quà cáp mà các nàng nhận được từ nam giới, chứ không phải theo ngoại hình.
Sinh năm 1957, ông Takuro Morigana là giáo sư kinh tế của trường đại học Dokkyo, ở ngoại ô thủ đô Tokyo. Ông rất nổi tiếng do thường xuất hiện trên các đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản, nói về nhiều đề tài đa dạng từ chính trị, manga cho đến trò chơi video.
Đề nghị đánh thuế những người đẹp trai được ông đưa ra trên kênh truyền hình Nippon TV đã được nhiều khán giả nam hoan nghênh, nhất là trong tình hình dân số Nhật đang lão hóa, sinh suất giảm. Tuy nhiên luồng dư luận phản đối cũng rất dữ, và đề nghị của nhà kinh tế Takuro Morigana có vẻ là siêu thực chứ không thể thành hiện thực.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.