mardi 28 février 2023

Phó Đức An - Sự tái sinh của thế giới mới

 

Lão cảm thấy tê tái cho cuộc chiến ở Ukraine. Nhìn những đứa trẻ, người già và những con thú cưng vô gia cư đang chờ chủ thì bạn sẽ hiểu rằng nền văn minh của thế giới đang bị hủy hoại.

Đây là tất cả những điểm chung thực sự của chiến tranh, nó tạo ra đau khổ và người Ukraine đang phải hứng chịu điều đó. Tuy nhiên, nếu kiên trì chính nghĩa, đau khổ sẽ không vô ích. Chiến tranh tạo ra đống đổ nát, nhưng trên đống đổ nát đó, một sự sống đang mọc lên.

Ukraine đang được tái sinh và Zelensky là đại diện tiêu biểu nhất cho điều này.

Nguyễn Hồng Giang - Tiếng súng đầu tiên

 

Đúng giờ này một năm về trước ba mẹ con mình quyết định ra ga đi sơ tán.

Mình con cháu nhà các cụ ta xưa, nên mua nhà cứ xác định tiêu chí đầu tiên là phải gần metro, he he. Thế là ba mẹ con cùng 3 cái ba lô chạy sang đường để đi tàu điện ngầm ra ga đường sắt.

Vừa mới nhô đầu lên khỏi hầm bộ hành (подземный переход), cả ba mẹ con giật thót mình khi thấy chiếc xe tăng rất to, rất đẹp, rất sạch sẽ, phủ cả lưới ngụy trang ngay trước mặt, trên vỉa hè, dưới trụ cầu Shuliavka. Cuống quá, mình hốt hoảng tưởng họ không cho vào metro nữa.

Chan Vu - Kharkiv, một kỷ niệm không bao giờ quên

 

Ngày này năm ngoái, 27/02/2022, có lẽ là một ngày nặng nề nhất trong đời mình.

Trong ba ngày đầu chiến tranh toàn nghe tin quân Nga đã chiếm được chỗ này chỗ kia. Rồi lại thấy cảnh chúng đã chốt chặn đường vành đai thành phố (Kharkiv), không cho xe đi qua và bắn cháy xe của quân đội Ukraina ngay chỗ chợ Barabashova đi ra hướng Stary Saltov.

Đến trưa, tầm 11 giờ thì nghe tin xe tăng Nga (trên thực tế là đoàn xe bọc thép "Тигры" của Nga) đã chọc thủng phòng tuyến của Ukraina tràn vào thành phố. Từ hướng Malaya Danilovka (làng ngoại ô giáp đường vành đai Alekseevka) và hướng từ đường vành đai vào đường Shevchenko, chỗ hồ Karavan mà bà con ta hay đi nướng thịt. Thấy mọi người a lô cho nhau thông báo là tất cả khoảng 50 xe. Lại có tin đồn là chúng đã vào trung tâm thành phố cắm cờ rồi.

Nguyễn Kiều Hưng - Nghiện quyền lực ảo trên mạng

 

Rất nhiều Facebooker có số lượng fan lớn, ngộ nhận mình có "quyền lực", nên thường dùng trang cá nhân để tấn công, phán xét người khác.

Các status được viết ra, do được thuê mướn, câu view, chờ xin xỏ hoặc chỉ để chứng tỏ "sức nặng" của mình.

Với các fan, như mặc nhiên thần tượng của mình nói gì cũng đúng, họ a dua vào làm cho sức lan tỏa "quyền lực" của các hot Facebooker càng mạnh.

Hoàng Linh - Nhà báo Hàn Ni sẽ ở tù như thế nào?

 

Cho dù tên tội danh nghe thấy ghê, nhưng hành vi thì chỉ là chửi nhau nên cũng chỉ là tù cơm.

Hàn Ni sẽ không thể nhìn thấy gương mặt đầy cá tính của mình trong thời gian dài vì trong buồng giam không có kiếng.

Mà không thấy mặt mình cũng tốt vì thấy sẽ hết hồn vì nó xuống sắc nhanh lắm.

Dương Quốc Chính - Về bài phỏng vấn tướng Vịnh ở VTC

 

Mình để ý cái video tướng Vịnh chém trên VTC mấy hôm không bị gỡ là có thể suy ra bên quân đội chắc chắn vẫn có hai luồng quan điểm khác nhau về cuộc chiến Ukraine.

Tầm tướng Vịnh chắc Quân ủy Trung ương vẫn phải quản lý, nên ông ấy phê phán Nga căng vậy (cũng gần bằng bọn phản động) là phải được bật đèn xanh. Chứ không phải là thích chém gì thì chém theo quan điểm cá nhân.

Nhất là hiện nay trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng gốc quân đội. Tuyên giáo mà không chấp nhận thì video bị gỡ ngay sau một ngày. Như mấy bài báo ông Phúc chém chuyện gia đình vô can vụ Việt Á còn bị gỡ sau một hôm.

Đoàn Bảo Châu - Tại sao người dân mê tín dị đoan?

 

1. Bởi cuộc sống là một phương trình phức tạp với quá nhiều tham số, không phải ai cũng đủ sức, đủ kiến thức để chèo chống.

Khi vấn đề xảy ra, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra nguyên nhân vấn đề ở đâu, họ đành phải dựa vào niềm tin tâm linh với hy vọng mọi vấn đề được giải tỏa.

Mà thực ra không phải chỉ là người lao động mà kể cả bác sĩ, kĩ sư, chủ doanh nghiệp thành đạt vẫn có thể mê đắm vào việc này. Người thành đạt về tiền bạc có thể thất bại về tình cảm, người có địa vị lại có thể mắc trọng bệnh… tóm lại là “thập diện mai phục”, con người không biết chống đỡ ra sao.

Phan Châu Thành - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

 

Trước chiến tranh, đại đa số người Việt không nghe tới Ba Lan, thậm chí còn trường xuyên nhầm với Phần Lan. Bản thân Ba Lan cũng rất ít ồn ào, lẳng lặng tập trung phát triển xã hội của họ.

Sau 30 năm thay đổi chế độ, GDP của Ba Lan tăng gấp 10 lần (chính xác là 1.030% - từ 66 tỉ usd năm 1990 lên 680 tỉ usd năm 2020), xã hội yên bình, ổn định, ít tội phạm thuộc loại nhất châu Âu, trong khi các điều kiện phúc lợi xã hội, miễn học phí, y tế, giáo dục cho toàn dân ngày càng được cải thiện.

Nhưng chỉ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina nổ ra, tất cả thế giới mới thực sự ngạc nhiên về thực lực của quốc gia 39 triệu dân này. Trong một năm qua, họ đã làm được nhiều điều không tưởng, chưa ai từng làm nổi - trong toàn bộ lịch sử loài người.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.02.2023


 

lundi 27 février 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 27/02/2023

 

1. Nói tiếp về chuyện Trung Quốc

Hôm trước sau khi viết một đoạn về đề xuất hòa bình 12 điểm của Trung Quốc, thì có bác comment thế này: “Hôm trước mình bảo Trung Quốc không bao giờ nói Nga rút quân về 1991 thì cụ với bác gì lại bảo không tin”. Và nói thêm rằng tui “đang ảo tưởng về câu từ của Bắc Kinh, ngay cả việc nghĩ rằng Trung Quốc không dám ủng hộ Nga vì vấn đề Đài Loan.”

Riêng về vấn đề Trung Quốc, xin báo cáo các bác rằng năm 2007 khi quay lại nước này (ở tại một trường đại học ở Thượng Hải) để “chá chư leo” nôm na là tìm tài liệu viết một công trình của khỉ gì đó về chính sách luật pháp của Trung Quốc, tui gặp mấy ông giáo sư. Các ông ấy bảo “muốn nói về Trung Quốc, phải đến đây sống và học tiếng Hoa, sau đó hiểu Trung Quốc thì nói gì hẵng nói.”

Đặt trong câu chuyện Trung Quốc có hỗ trợ Nga về quân sự hay không – thì chúng ta sẽ hình dung với nhau như thế này:

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.02.2023


 

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 25/02/2023

 

1. Một vài điểm đáng chú ý trong bài trả lời phỏng vấn FBNC của thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân

Thứ nhất, về thời điểm. Thiếu tướng Quân nói ông linh cảm được rằng cuộc chiến chắc chắn sẽ nổ ra nhưng ông không đoán được chính xác vào ngày nào giờ nào, và thực tế như tin tức sau này cho thấy: tình báo Mỹ cũng không đoán được chính xác. Ở đây toát lên một ý rằng: Zelenskyi và chính quyền của mình có thể ý thức được chiến tranh sẽ xảy ra nhưng không đoán được thời điểm.

Cá nhân tui thì khác: tui hy vọng là Putox không ngu để xua quân đánh Ukraine, đó là một dự báo sai. Tại sao lại sai như vậy – vì quan tâm đến tình hình của tui vào thời điểm đó là không đủ. Putox vẫn cho tấn công vì dựa trên những dự báo sai của tình báo Nga.

Đỗ Duy Ngọc - Bệnh viện có nguy cơ đóng cửa, lương tâm các người ở đâu ?

 

Theo các báo, Bệnh viện Chợ Rẫy có thể tạm ngưng hoạt động và có nguy cơ đóng cửa.

Bệnh viện hiện gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, máy móc hư hỏng không thể sửa chữa buộc phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác.

Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng, hoạt động từ năm 1900. Và từ 1971 đến tháng 6.1974 được tái xây dựng do chính phủ Nhật Bản tài trợ trên diện tích 53.000 m2, với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Mai Bá Kiếm - Hết rau rồi anh có lấy măng không ?

 

Trong 34 doanh nghiệp bất động sản, xây dựng xin khất nợ trái phiếu, có nhiều tập đoàn lớn.

Có thể kể : Novaland, Hải Phát, Sacomreal, Nam Land, Đầu tư LGD, Danh Khôi, Gotec Land, Bất động sản Hà An, Apec Land Huế, Đất Xanh miền Nam, Nam Land, Sunny World, Gotec Land.

Novaland đề xuất gia hạn thanh toán hoặc hoán đổi tiền gốc lấy các sản phẩm bất động sản, tức hát bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây: “Hết rau rồi anh có lấy măng không?”. Hỏi cho có hỏi vậy, chớ em chưa có măng, vì em mới trồng tre mà!

Lưu Nhi Dũ - Đời, chửi qua, chửi lại!

 

Các bà nổi hứng hừng hực chửi qua chửi lại. Bà Hằng chửi nhà báo Hàn Ni, Ni nổi hứng chửi lại. Bà Hằng bị bắt vì chửi Hàn Ni, thành bị can, Hàn Ni thành bị hại.

Rồi Hàn Ni bị bắt thành bị can vì chửi bà Hằng, bà Hằng thành bị hại!

Bà Hằng nổi điên rủ mấy luật sư cùng chửi, một tiến sĩ luật mà dại, thành bị can!

Phạm Tường Vân - Dương Tường, người chưa mãn hạn

 

Năm 2002, tôi từng hỏi: "Thời kỳ ông tự cật vấn nhất là bao giờ?". Đáp: "Những năm 60, sau vụ Nhân Văn, Xét Lại." "Câu trả lời chung là gì?". "Phải có một thế giới khác. Thế giới này đang hỏng. Thế giới này phải làm lại."

Cách "làm lại" thế giới đang hỏng hóc ấy của ông Dương Tường bề ngoài trông thật yếu mềm và buồn tẻ. Không có sự kịch tính trong hành động hay lập ngôn gây sốc như nhiều người mong đợi ở những trí thức phản tỉnh. Câu hỏi cuối tôi dành cho ông: "Khi cực kỳ phẫn uất hay khinh bỉ, ông làm gì?" Ông trả lời: "Im lặng."

Ông chọn sự im lặng, quay vào bên trong, miệt mài đắm đuối với chữ. Không đủ sức chống lại cái xấu thì làm ra cái đẹp và bảo vệ cái đẹp, bảo vệ đến hơi thở cuối cùng. Hơn 70 năm làm việc không ngừng nghỉ, ông đã để lại gần 60 đầu sách dịch bao gồm các tác giả tác phẩm nổi tiếng thế giới, 6 cuốn thơ, tiểu luận, cùng hàng chục chương trình do ông thiết kế để đưa văn hóa Việt lại gần với thế giới. Ông cũng là “nhà phát hành bí mật” của những tác phẩm văn chương phi chính thống chấn động một thời.

Ngô Thị Kim Cúc - Đã thiếu vắng Dương Tường

 

Vừa đọc thấy tin buồn trên Facebook của Phạm Xuân Nguyên: “Nhà thơ-dịch giả Dương Tường đã rời cõi tạm vào 20 giờ 08 phút hôm nay (24/02/2023) hưởng thọ 92 tuổi”, trong tôi một nỗi buồn vô hạn lặng lẽ dâng lên.

Con người này, khi sống không phải kẻ quảng giao, không quá nhiều bằng hữu. Nhưng tôi tin trong lòng mỗi độc giả Việt Nam vẫn giữ lại hình ảnh ông, con người tần tảo/tận tụy mang tới cho cuộc đời này nhiều nhứt có thể những gì tinh sạch đẹp đẽ trong chọn lựa của ông.

Tôi cũng không phải người quảng giao nhưng trong ký ức của tôi luôn có gương mặt buồn của ông, đôi mắt to và thăm thẳm của ông, trong một góc tối nào đó, cứ lặng lẽ nhìn ra, quan sát và cất giữ mọi thứ.

Tạ Duy Anh - Ánh mắt Dương Tường đã khép lại

Mặc dù biên tập cho ông ít nhất 5 cuốn sách, trong đó có vài cuốn "nhất định phải giao cho Tạ Duy Anh thì anh mới yên tâm" như ông nói, nhưng ông và tôi rất ít khi gặp nhau.

Tôi thì luôn tránh nơi ồn ào, trong khi ông luôn bận bịu với cả một đống việc cùng những người hâm mộ. Lần nào gặp, ông cũng nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến và nói nhỏ: "Anh quý em vô cùng Tạ Duy Anh ạ".

Một lần khác, có lẽ là gần đây nhất, trong buổi lễ ra mắt cuốn "Chết chịu", ông nhất định muốn tôi chụp ảnh chung cùng gia đình và nhắc lại câu nói quen thuộc, nhưng có thêm giải thích: "Quý nhất ở em là cứ lặng lẽ làm việc".

Đỗ Duy Ngọc - Đâu phải cái chòi chăn vịt ?

 

Một ngôi biệt thự có tổng diện tích hơn 3.000 m2, chiều ngang khoảng 32 m, sâu hơn 100 m được xây dựng nằm giáp với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, thành phố Cà Mau.

Biệt thự xây dựng từ năm 2018 lồ lộ thế kia nhưng chính quyền không thấy, cho đến khi chủ nhân đăng hình ảnh khoe căn nhà lên Facebook thì mới bị phát hiện he..he. Giống như phim hài.

Sửa cái cửa sổ, làm lại cái cầu tiêu, vá bức tường lở, vừa mới đổ xe cát là có cán bộ phường, xã đến hỏi thăm liền. Thế mà xây cái biệt thự to đùng thế kia mà chẳng ai hay, hài thật chứ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.02.2023