mardi 9 novembre 2021

Phạm Minh Hoàng - Hãnh diện quá !

 

Kỷ niệm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, kéo theo chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu, đăng lại bức hình lịch sử chụp cuối năm 1986 với đầy đủ hàng lãnh đạo các nước đang tôn sùng Mác-Lê (thiếu Đặng Tiểu Bình).

Từ trái qua phải :

J. Kadar (Hung), N.Ceaucescu (Rumani), Honecker (Đông Đức), Gorbatchev (Liên bang Xô Viết), Trường Chinh (Việt Nam), Jaruzelski (Ba Lan), Castro (Cuba), Jivkov (Bulgaria), Husak (Tiệp), Batmonkh (Mông Cổ).

Hà Phan - 4 chấm 0 cũng như không !

 

Ở chốt đèo Chuối vào Lâm Đồng, Tuổi Trẻ cho hay "App xài không hết nhưng nơi này vẫn bắt khai báo y tế bằng giấy"!

Mấy ngày trước, tôi đi máy bay. Dù đã có thẻ xanh, khai báo y tế qua cả PC Covid lẫn VNEID, nhưng hai nhân viên của Vietnam Airlines vẫn hỏi thông tin để họ dùng bút bi viết lại trên giấy!

Thời 4.0, liên thông, hiện đại ghê gớm cùng app này ứng dụng nọ rồi cũng chơi thủ công vậy đó! Tôi vẫn chẳng hiểu sao họ không lấy thông tin từ các app mà đẻ việc chi cho khổ thế?

Nguyễn Thông - Cách mạng 0 chấm 4

 

Cả một hệ thống cầm quyền, cứ mở mồm ra là tán tụng cách mạng 4.0, khoa học công nghệ then chốt, kinh tế số, xã hội số, điện tử điện sinh này nọ. Nghe thì khiếp lắm, nhưng thực tế hỡi ôi.

Nói chi điều xa xôi, chỉ nêu chuyện gần, cụ thể. Hầu như ai cũng biết, cứ đi tàu bay hoặc thậm chí chỉ vào siêu thị mua củ su hào, người ta đều đè dân ra khai báo y tế.

Cũng có vẻ hợp lý bởi đang dịch bệnh căng thẳng, dễ lây lan, cần truy vết khi có chuyện. Nhưng vấn đề là kẻ có quyền trong tay, từ ông bảo vệ siêu thị tới bà nhân viên hãng tàu bay, cứ cắm đầu cắm cổ máy móc hành hạ người khác.

Mạc Văn Trang - Phát động thi thơ ca về đường sắt Cát Linh-Hà Đông


Xin đề xuất với Tuyên Giáo kết hợp Sở Giao thông Hà Nội phát động cuộc THI THƠ-CA về đường sắt Cát Linh - Hà Đông. 

Với khí thế tưng bừng phấn khởi, nô nức của nhân dân đón mừng ngày khai trương con đường sắt trên cao, lần đầu tiên xuất hiện ở Thủ đô, sẽ là cảm hứng dâng trào cho thi ca bùng nổ.

Cuộc thi thơ - ca này rất nhiều ý nghĩa.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.11.2021


 

Nguyễn Văn Tuấn - « Nouveau Riche » và « Bad Taste »


Nouveau Riche (có thể dịch là « Trọc phú mới ») là chữ dùng để mô tả những người giàu sụ nhưng được cảm nhận như là những người phô trương và thiếu tánh lịch lãm. Đặc điểm này có vẻ mô tả khá đúng những người giàu sụ ở Việt Nam ngày nay.

Có lần tôi về Bến Tre và đi ngang qua một biệt thự rất lớn giữa một cánh đồng. Hàng xóm của ngôi biệt thự là những căn nhà lá thô sơ, rách nát, rất tiêu biểu cho một làng quê nghèo ở miền Tây. Ngôi biệt thự đó có thể nó đẹp, nhưng nó xuất hiện không đúng chỗ, và do đó làm cho nó xấu. Nói lịch sự theo tiếng Anh là « bad taste ».

« Bad taste » là khái niệm không dễ định nghĩa nhưng rất dễ nhận ra. Một người làm nghề lao động nghèo nhưng tậu một chiếc siêu xe hàng trăm ngàn USD có thể xem là « bad taste ». Tương tợ, trong một đất nước mà đa số dân chúng còn rất nghèo, nhưng xuất hiện những trọc phú tiêu ra hàng trăm triệu đồng cho một chai rượu Tây hay một bữa ăn (cho dù là do người khác tài trợ) vẫn có cái gì đó bad taste.

lundi 8 novembre 2021

Thái Bá Tân - Phản động


Nguyễn Duy Linh, con ông này, nhận hối lộ 5 tỉ và 4 triệu đô-la. Mức án 14 năm là quá nhẹ.

Cái này gọi là ngạo mạn cộng sản. Chỉ những người vô học và ngu dốt mới có sự ngạo mạn ấy. Xin hỏi ông: Đảng lãnh đạo, cả ông và con ông cũng lãnh đạo, sao có thể hạ mình thành lưu manh để làm cái chuyện đốn mạt là ăn hối lộ? Hai bố con ông mới đúng là phản động.

Ông còn phản động cả việc đưa thằng con ăn cắp vào bộ máy công quyền và nâng nó lên thành phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo quốc gia.

Nguyễn Hữu Vinh - Phiên xử Nguyễn Duy Linh: Một phiên tòa kỳ lạ

 

Sáng ngày 06/11/2021, Tòa án Hà Nội đã tuyên phạt cựu Phó Tổng cục trưởng Tình báo Nguyễn Duy Linh mức án 14 năm tù giam. Không khác với đề nghị của Viện Kiểm sát là từ 13-15 năm tù, quá khác với nhận định có thể “tử hình” của báo chí khi khởi tố vụ án.

Tuy đó cũng là một “sự kiện lịch sử” chống tham nhũng khi một nhân vật có thể gọi một cách khôi hài là “trùm tình báo”, với một gia thế đầy quyền lực suốt bao năm mà vẫn phải xộ khám, nhưng chắc vẫn gây thất vọng cho bao người hằng tin vào sự nghiêm minh ít nhiều của pháp luật.

Một phiên tòa kỳ lạ, được báo hiệu ngay từ trước khi Nguyễn Duy Linh bị bắt.

Nguyễn Văn Tuấn - Số ca nhiễm vượt 1 triệu!


Có lẽ các bạn chưa chú ý, nhưng hôm nay là ngày mà con số ca nhiễm nCov ở Việt Nam đã vượt qua cái mốc 1 triệu. Chính xác là 1.007.367 người. Nhưng chẳng hiểu sao trang web chánh thức của Bộ Y tế ghi nhận 968.684 người.

Phân tích chi tiết cho từng tỉnh/thành cho thấy về con số tuyệt đối, thì thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với gần 436.000 ca nhiễm.

Theo sau là Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, An Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, Đồng Tháp và Khánh Hòa. Số ca nhiễm ở 10 tỉnh thành này chiếm 90% tổng số ca nhiễm của cả nước.

Mai Quốc Ấn - Trước biến cố lớn

 

Trong góc độ cá nhân người viết, đợt bùng dịch thứ 5 mới thực sự là thước đo lớn về khả năng thích nghi với biến cố lớn của người Việt.

Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nói, ông nhận được nhiều ý kiến cho rằng khi tình hình dịch đang tăng lên mà thành phố lại cho mở ra nhiều dịch vụ.

Nhiều quận huyện đã đổi màu xanh sang vàng, vàng sang cam. Nhiều ổ dịch mới được phát hiện. Thành phố đánh giá lại việc bán ăn uống tại chỗ, hiểu đơn giản, có đóng ăn uống tại chỗ không.

Mai Quốc Ấn - « Nó » đến rồi !


Với tôi, đợt bùng dịch thứ 5 tại Việt Nam đã chính thức bắt đầu.

Hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ đã chuyển qua vùng cam sáng nay. Hóc Môn xuất hiện ổ dịch mới. Bình Tân chỉ tính riêng tuần qua tôi tư vấn riêng cho người quen thôi đã hơn chục ca F0 tự chữa tại nhà. Quận 12, huyện Bình Chánh cũng tăng số ca v.v…

Nhiều tỉnh có số ca ngang và vượt xa Bắc Giang giai đoạn bùng dịch đợt 4 đến vài lần.

Tiểu Vũ - Ai háo hức ?


Mình là dân văn nghệ chánh hiệu, dù nói đủ thứ chuyện trên đời nhưng đề tài mình quan tâm nhất vẫn là văn hóa nghệ thuật. Dưới nhãn quan của mình thế sự như một bàn cờ, mọi thứ chỉ là hư danh vô thường.

Vì là người "thơ thẩn" nên ít quan tâm đến chánh trị chánh em, về kỹ thuật giao thông cầu đường càng mù tịt luôn.

Thế nhưng hôm qua tới giờ đọc các bài báo phản ảnh ngày khai trương đường sắc Cát Linh - Hà Đông với cụm mà nhiều tờ báo hay dùng nhất là "người dân háo hức"...tự nhiên mình mắc cỡ. Mắc cỡ bởi cụm từ này bị lạm dụng một cách quá đáng.

Nguyễn Anh Huy - Ùn ùn đi du lịch và ùn ùn lên tàu Cát Linh

 

Kính thưa ngài thủ tướng !

Như ngài đã biết, người dân Việt Nam là những tâm hồn ngây thơ. Vì ngây thơ nên đảng bảo sao thì họ làm vậy, không dám cãi. Vì ngây thơ nên 30/4 và 1/5 vừa rồi họ mới ùn ùn du lịch, để sau đó dịch bịnh bùng phát.

Bây giờ dịch bịnh đang hoành hành. Ấy vậy mà ngài cho phép dân chúng ùn ùn kéo nhau lên đường tàu Cát Linh-Hà Đông.

Ngô Anh Tuấn - Khoa trương là để che đậy?

 

Người ta sẵn sàng kéo người ngồi trên xe riêng xuống bằng được để khai báo y tế dù họ không xuống địa phương đó. Người ta sẵn sàng kéo một người duy nhất ở trong nhà đi xét nghiệm, cách ly; thậm chí là khởi tố vụ án, khởi tố bị can chỉ vì người dân không chịu đi cách ly...

Thế nhưng, người ta cũng sẵn sàng kéo cả chục nghìn người lên những chuyến đi vô bổ. Chỉ đi cho biết là nó không phải là những đống sắt vụn mà nó vẫn biết chạy, thậm chí chạy nhanh hơn cả... xe đạp.

Như vậy, có thể hiểu được rằng, người ta “thả rông” cho dân hay nhốt kín họ trong nhà, đôi khi không phải chỉ vì lo lắng cho dân mà vì mục đích của người đề xuất ra chính sách ấy là trên hết. Họ làm đúng, họ sẽ khoa trương cho thiên hạ biết; họ làm sai, họ sẽ tìm cách giấu tiệt đi.

Nguyễn Thông - Háo hức


Nhà cai trị ít nhiều đã thành công trong việc dùng phương tiện báo chí truyền thông tâng bốc đường sắt Cát Linh-Hà Đông, dụ khị được khá đông dân chúng leo lên nó.

Từ khóa của hai ngày qua là "háo hức". Chưa bao giờ báo chí tivi thể hiện sự đĩ thõa đến thế.

Dân chúng, những người "háo hức", tò mò, vô tư mau chóng quên rằng con đường dài 13 cây số ấy đã đội vốn lãng phí gấp 3 lần so với ban đầu. Tiêu tốn gần 1 tỉ đô (Mỹ) từ chính tiền thuế mà họ đóng góp, suốt mười mấy năm qua gây quá nhiều tai tiếng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.11.2021


 

dimanche 7 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Một mảng của Sài Gòn bây giờ

 

 

Cho đến hôm nay, thành phố đã bước vào cuộc sống "Bình thường mới" đã hơn một tháng. Đã cho phép nhà hàng, quán ăn, cửa tiệm mở cửa. Thế nhưng không khí của các nơi ấy vẫn chưa được bình thường.

Vẫn vắng khách ra vào, không khí như một tờ báo nhà nước đã mô tả là "ảm đạm". Báo chí thông tin các quán nhậu bình dân có vẻ đông khách hơn những nơi khác, chắc là bán bia chui.

Tuy nhiên, mấy ngày qua tui bắt đầu lê la hàng quán thì nhận xét của tui là quán xá đang ở trong tình trạng ế ẩm toàn diện. Nhất là ở các nhà hàng, quán ăn dành cho khách trung lưu trở lên. Quán xá vỉa hè còn có năm bảy bàn, còn có người ngồi chứ mấy địa điểm kha khá thì nhân viên phục vụ ngồi ngáp gió.

Kiểm soát hiện tại, Tập Cận Bình kiểm soát luôn quá khứ Trung Quốc


Đăng ngày:

 

Tập Cận Bình ra nghị quyết về lịch sử để thống trị toàn đảng

Courrier International nhận định « Tập Cận Bình muốn khống chế đảng Cộng Sản Trung Quốc ». Hội nghị Trung ương sẽ khai mạc vào ngày 08/11 tại Bắc Kinh mang tính quyết định, và tổng bí thư Tập muốn áp đặt quan điểm về lịch sử đương đại, trong đó ông ta đứng trên tất cả.

Phòng Thương mại Đức: Việt Nam cần linh hoạt trong chống Covid để tránh tụt hậu


Đăng ngày:

RFI : Kính chào ông Walde, rất cảm ơn ông đã nhận trả lời RFI Việt ngữ. Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam phòng, chống Covid-19 khi đợt dịch thứ tư bùng phát?

Ông Marko Walde : Thực sự Việt Nam đã chống chọi tốt với dịch bệnh trong ba đợt đầu. Đến đợt dịch thứ tư, tình hình có đôi chút khác biệt. Biến thể Delta gây bất ngờ, hoang mang cho các cấp, các ngành. Trong tình hình rất thiếu các lý thuyết dịch tễ, phương tiện và vật liệu y tế chống dịch, tôi thấy rằng Chính phủ Việt Nam và các cơ quan khác lúc đầu có cập rập. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia dù có kinh nghiệm chống dịch cũng đang bối rối. Nhưng may mắn là, Việt Nam đã dần « thích nghi » với tình hình mới và đưa ra những quyết định quan trọng.

Lưu Trọng Văn - Ra nghị quyết cấm bão lũ ?

 

Rất nhiều công trình đội vốn, đội lãi suất vay, chậm tiến độ, bị phạt nặng là do mặt bằng chưa được giải phóng.

Biết vậy nhưng tại sao người ta vẫn khởi công?

Biết vậy tại sao người ta vẫn vay vốn trước để phải gánh lãi suất khi chưa thi công?