samedi 4 avril 2020

« Ngoại giao khẩu trang » của Trung Quốc gặp trắc trở vì hàng dỏm



Nhân viên y tế mang khẩu trang làm việc tại khoa hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân virus corona tại dưỡng đường Ambroise Pare, ngoại ô Paris ngày 01/04/2020. © REUTERS/Benoit Tessier

Đôi lời: Bài này đã đăng trên RFI cách đây hai ngày, TM bận quá nên giờ mới đăng lại trên blog. Nhưng có người cũng đã nhanh tay cóp lại ý trong bài, thêm mắm thêm muối cho ly kỳ, cường điệu hóa vấn đề (dù thực tế cũng đã bi thảm) - và không phải là lần đầu. Rất mong những ai tự xưng là “nhà báo” nên trung thực hơn với người đọc, đừng làm nhiễu thông tin trong thời kỳ dịch bệnh khốn khó này.
 
Đăng ngày:


Chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » của Bắc Kinh có vẻ đang trên đà thành công rực rỡ, tuy nhiên mới đây lại trục trặc vì tai tiếng hàng dỏm.

Cuối tuần rồi, bộ Y tế Hà Lan đã phải cho thu hồi 600.000 khẩu trang FFP2, tức phân nửa lô hàng 1,3 triệu chiếc được Trung Quốc giao hôm 21/03/2020 vì không đạt chất lượng. Thứ Năm 26/3, chính quyền Tây Ban Nha rút lại 58.000 bộ xét nghiệm của công ty Trung Quốc Shenzhen Bioeasy Biotechnology vì độ tin cậy chỉ có 30%. Tại Cộng hòa Sec, các bộ xét nghiệm nhanh được giao cho một bệnh viện ở Ostrava cũng bị phát hiện chất lượng tồi.

Hồng y Miến Điện: Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì đại dịch corona

Người lao động Miến Điện ở Thái Lan quay về nước trong thời kỳ dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 24/03/2020
Đăng ngày:


Trong bài viết trên mục Ý kiến của UCA News, Hồng y Muang Bo, tổng giám mục Rangoon nhấn mạnh: « Chính chế độ toàn trị Trung Quốc do Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, chứ không phải là nhân dân nước này, nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra ».

Hồng y Muang Bo, người đứng đầu Hội đồng Giám mục châu Á tố cáo chế độ Bắc Kinh đã giấu diếm thông tin về nạn dịch xuất phát từ Vũ Hán, trừng phạt các bác sĩ và nhà báo muốn cảnh báo thế giới về sự lan tràn của con virus nguy hiểm.

Bùi Chí Vinh - Chúng ta không đánh giặc bằng cờ



Bùi Chí Vinh : Qua những vụ tàu Trung cộng liên tục đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông mới thấy rõ rằng chiến thuật “phát cờ ra trận” đã phá sản. Một đất nước ngày xưa từng có Yết Kiêu đánh chìm tàu giặc, ngày nay càng có người nhái đặc công thủy lẫn tàu ngầm mà không bảo vệ được ngư dân trước tàu hải cảnh Trung cộng là một sự điếm nhục đối với tiền nhân… 

CHÚNG TA KHÔNG ĐÁNH GIC BNG C
 
Phm giá con Rng cháu Tiên b dn đến chân tường
Tàu gi
c đâm xuyên tim T quc
Nh
ng tàu cá ngư dân tung lưới gi quê hương
M
i đến Hoàng Sa đã quay đu di ngượ

Nguyễn Thông - Góp ý với chính phủ



Chả ai như tôi. Liều. Vuốt râu hùm. Có thể góp ý với học trò, với vợ (đừng dại góp ý gì với người yêu bởi người yêu bao giờ cũng đúng), với đồng nghiệp, với hàng xóm… đều được, nhưng chớ với chính phủ. Chả bao giờ họ nhận sai, trừ khi đã sai lè lè. 

Chính phủ cũng giống như tình nhân, giống thủ trưởng cơ quan, chỉ có từ đúng giở lên. Hồi xưa còn đi làm, mỗi lần cuối năm nhận bản bình xét thi đua, phần góp cho thủ trưởng, tôi chỉ dám nhận xét thủ trưởng có mỗn khuyết điểm nóng tính, làm việc quá sức không biết giữ gìn sức khỏe. Đụng vào chỗ khác, chết.

Cách nay 3 hôm, chính phủ ban lệnh “cách ly xã hội”. Tưởng rằng cứ thế mà thực hiện, ai ngờ ông chằng bà chuộc, mỗi người mỗi nơi một phách, rất lằng nhằng. Nhiều nơi còn cấm không cho đi lại, nội bất xuất ngoại bất nhập. Có nơi kiểm soát rất gắt gao, quá thời bao cấp ngăn sông cấm chợ. 

Virus corona: Nín thở 10 giây không giúp phát hiện bị nhiễm

Đăng ngày:


Chỉ có xét nghiệm mới phát hiện được virus, và việc thường xuyên uống nước không giết được chúng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều chuyên gia, khẳng định như trên với hãng tin AFP.

Một bài viết trên Facebook được chia sẻ rất nhiều kể từ ngày 11/03/2020 khẳng định : « Chỉ cần một thử nghiệm đơn giản 10 giây về virus corona mà không cần phải đến bác sĩ hoặc phòng thí nghiệm để xét nghiệm ».

Đại dịch corona - vũ khí để Nga, Trung bóp méo thông tin chống lại EU

Đăng ngày:


Theo Le Monde, việc bóp méo thông tin về đại dịch virus corona đã trở thành vũ khí thực sự cho những thế lực muốn gây bất ổn cho Liên Hiệp Châu Âu (EU), tìm cách thuyết phục rằng EU đang sụp đổ.

Tràn ngập trên các mạng xã hội khác nhau bởi những cơ quan tự xưng là « phi chính phủ » nhưng thực tế có liên hệ với một số Nhà nước, hay phổ biến thông qua các kênh thông tin trực thuộc các Nhà nước này, các thông tin trên nay đã bị nhận diện trên trang web euvsdisinfo.eu, do cơ quan SEAE (chuyên về các hành động bên ngoài) của EU phụ trách.

Nguyễn Ngọc Chu - Những con đường tiến thân thành lãnh đạo khó xóa bỏ



1. Ngày 14/5/1975 đội bóng đá Diamo Kiev thắng siêu cup (cup các đội đoạt cup) châu Âu tại Basel Thụy Sĩ. Lúc đó Diamo Kiev rất mạnh, gồm toàn những cầu thủ đẳng cấp châu Âu. 

Liên đoàn bóng đá Liên Xô quyết định lấy đội DiamoKiev làm nòng cốt đội tuyển Liên Xô, và mùa giải năm 1975/1976 đội Diamo Kiev không phải tham dự giải vô địch Liên Xô, mà chỉ tập luyện để đạt được đỉnh cao phong độ khi tham dự Olympic Montreal tháng 7/1976. Cả một năm không thi đấu, chỉ tập luyện, kết quả là đội tuyển Liên Xô thất bại thảm hại ngay từ vòng đấu loại tại Olympic 1976.

Con đường chỉ tập luyện, đấu giao hữu, mà không qua chuỗi dài những trận đấu một mất một còn, sẽ không bao giờ sinh ra những nhà vô địch.

jeudi 2 avril 2020

Virus corona : Sự thức tỉnh muộn màng của nước Mỹ

Các xe đông lạnh được sử dụng tạm làm nhà xác trong đại dich Covid-19 tại bệnh viện Bellevue, New York. Ảnh chụp ngày 31/03/2020. © REUTERS/Eduardo Munoz
Đăng ngày:

Nguợc dòng thời gian, Le Figaro cho biết chỉ mới đây thôi, ngày 28/2, số ca dương tính với Covid-19 trên toàn nước Mỹ chỉ mới ở con số 15. Trong số những người bị nhiễm, có 12 người vừa mới ở ổ dịch Vũ Hán về. Người đầu tiên, một thanh niên khoảng 30 tuổi, được xác nhận dương tính hôm 21/1 tại bang Washington. Những người thân của anh này được đặt trong vòng giám sát, cũng như các bệnh nhân dương tính khác. Vào lúc đó, chỉ có ba trường hợp người tại chỗ bị lây nhiễm.

Nếu so với Ý, đã có đến 900 bệnh nhân và mười mấy thành phố bị cô lập, tình hình của Hoa Kỳ có vẻ không đáng lo ngại. Nhưng một nhà vi trùng học cảnh báo : con virus, lây từ người sang người và rất khó phát hiện nơi những người đã bị nhiễm nhưng không phát sinh triệu chứng, đang âm thầm tấn công. Diễn biến sau đó cho thấy họ có lý.

mercredi 1 avril 2020

Huy Đức - Chuyến bay VN-COVID 1-4-2020



Cách ly cục bộ trong một phạm vi có cân nhắc là cần thiết. Nhưng, "cách ly" trên quy mô toàn quốc thì làm tôi khá ngạc nhiên. 

Nói thật là cũng ngại đi máy bay nhưng e rằng, cứ chần chừ, trước thềm Đại hội, mấy ông dân túy làm cho quả ngăn sông cấm chợ nữa thì lang thang cơ nhỡ không biết tiền đâu mà tồn tại. 

Đọc kỹ Chỉ thị 16, thấy Thủ tướng nói, "chỉ khi có việc thật cần thiết mới ra đường". Có việc nào cần thiết hơn về nhà. Thì về. Cuối cùng cũng xoay được vé cho chuyến bay đầu tiên sau lệnh "cách ly xã hội".

Nguyễn Đắc Kiên - Chúng ta còn lại gì sau đại dịch?



Hai điều thú vị có thể quan sát thấy trong đợt chống dịch Covid-19 lần này đó là: (1) sự công khai minh bạch thông tin; (2) tính chịu trách nhiệm giải trình của chính quyền. 

Trong lần chống dịch này, thông tin từ phía chính quyền đưa ra có thể nói là kịp thời và công khai minh bạch (ở mức người dân cảm thấy có thể tin được, nhất là sau sự kiện bệnh nhân số 17). 

Cùng với sự công khai là việc chịu trách nhiệm giải trình kịp thời mọi biến cố, khúc mắc xảy ra. Cho đến nay, trong mọi biến cố, người ta luôn có thể tìm thấy ngay những cái tên, những con người đứng ra phát ngôn, chịu trách nhiệm và đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời.

Lưu Trọng Văn - Trịnh Công Sơn ơi, đến giờ...



Gã không thuộc nhóm bạn thường xuyên quây quần bên Trịnh Công Sơn. Nhưng thỉnh thoảng gặp thì xoắn chuyện. 

Một lần duy nhất Sơn rủ gã đến nhà ở Duy Tân. Trước mặt Sơn là cái ca tút đạn đại bác bằng đồng. Sơn hút thuốc và gạt tàn vào đó. Thấy gã ngạc nhiên, Sơn lấy ngón út hất gọng kính lên như để lên... giọng rồi hát:

"Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. "

mardi 31 mars 2020

Tập Cận Bình bị kêu gọi từ chức vì xử lý tệ hại khủng hoảng corona


Quyền uy Tập Cận Bình bao trùm Trung Quốc, nhưng nay người dân phẫn nộ vì đại dịch ở Vũ Hán đã dám lên tiếng phản đối. Ảnh mang tính minh họa. EUTERS/Aly Song
Đăng ngày:


Theo tác giả Jayadeva Ranade, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược Trung Quốc trên tờ The Tribune*, ông Tập Cận Bình đang bị những người chỉ trích đòi hỏi từ chức, do đã xử lý một cách tệ hại đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán.

Những biểu hiện bất mãn, vốn hiếm thấy ở Trung Quốc vì nguy cơ bị trừng phạt, đang ngày càng tăng lên, gây áp lực lớn đối với chủ tịch Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Bùi Chí Vinh - Giấc mơ 30-4



Bùi Chí Vinh : Giờ này mà nỡ tuyên bố trên VTV ngày 29-3 rằng "phát huy tinh thần giải phóng miền Nam trong việc chống dịch Covid-19". Tội nghiệp đồng bào miền Nam quá, vết thương cốt nhục "huynh đệ tương tàn" sau 45 năm chưa kịp lành đã có kẻ tự lạnh lùng xé toạc ra...

Đt nước không có mt ngày vui
45 năm th
ng nht ngm ngùi
Mi
n Nam lúc trước quen hào phóng
Bây gi
co rúm sng cm hơi

Huỳnh Ngọc Chênh - Đại cách ly



Người bán dạo lao đao khi có lệnh ngưng bán vé số trong thời kỳ dịch bệnh. Ảnh báo Lao Động.

Chúng ta đang sống trong những giờ phút kỳ lạ của lịch sử nhân loại. 

Con virus nhỏ đến vô hình xuất phát từ Vũ Hán đã làm tê liệt và đóng băng toàn thế giới. Tổn thương nhất lại là các quốc gia văn minh giàu mạnh nhất. Ban đầu là hai nước giàu mạnh hàng đầu Châu Á: Hàn và Nhật. Tiếp theo đó là Châu Âu, rồi hiện nay đang bùng phát mãnh liệt tại siêu cường số một thế giới, điều mà cách đây vài chục ngày không ai có thể tưởng tượng ra nổi.

Con virus Tàu quái ác đó đã cưỡng bức loài người bước vào thời gian đại cách ly chưa biết đến khi nào mới chấm dứt. Người cách ly với người, gia đình này cách ly với gia đình khác, địa phương này cách ly với địa phương khác, quốc gia này đóng chặt cửa với quốc gia khác.

Trần Trung Đạo - Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, Quân lực VNCH và Quân đội CSVN, ai là « lính đánh thuê » ?



Các bạn trẻ tại Việt Nam nghe ba chữ “lính đánh thuê” từ khi mới tập đọc nhưng chắc không hiểu rõ định nghĩa quốc tế của ba chữ này. 

Theo Nghị định thư (Protocol) 1977 được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 8 tháng 6 năm 1977 để đính kèm theo Công Ước Geneva quy định các nguyên tắc hành xử trong một xung đột võ trang ra đời năm 1949, những điểm căn bản định nghĩa lính đánh thuê (mercenary) gồm: 

(1) không thuộc quân đội chính thức của chính phủ, (2) được tuyển dụng tại địa phương hay nước ngoài để tham gia một cuộc xung đột võ trang chỉ vì ước muốn riêng tư và được hứa đền bù cao hơn một người lính cùng cấp trong lực lượng võ trang của chính phủ mướn người đó, (3) không phải thành viên hay đang cư ngụ trên lãnh thổ được kiểm soát bởi chính phủ. 

Lưu Trọng Văn - Sức khỏe và tính mạng con người trên hết : Khẩu hiệu mới không còn sáo rỗng ?



1.
Lẽ ra chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lên truyền hình đọc trực tiếp Lời kêu gọi quan trọng chống dịch virus Vũ Hán như chống giặc xâm lược Non sông này.

Người Dân sẽ cảm nhận được thần thái và khí Nước qua sắc mặt, cử chỉ, giọng đọc của ông để giục giã đồng nhất tâm can, hay ơ hờ với lời kêu gọi Toàn Dân như vậy.

Thật đáng tiếc những lời kêu gọi Quốc gia như thế này lại không vang lên từ chính nguyên thủ quốc gia ở thời khắc sống còn.

Nguyễn Ngọc Chu - Sao lại xin mở cửa biên giới lúc này?



1. Vừa nghe tin Thủ tướng quyết định cách ly cả nước 15 ngày bắt đầu từ 0 giờ ngày 01/4/2020, thì lại nhận được tin Bộ Lao động và Thương binh Xã hội xin phép mở cửa biên giới cho 8.459 lao động người nước ngoài nhập cảnh mà bàng hoàng sửng sốt.

Sao lại xin mở cửa biên giới vào lúc cả nước phải tự cách ly?

“Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 15-3, tổng nhu cầu của các địa phương và cơ quan đại diện ngoại giao các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đề nghị ưu tiên cho lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là 8.459 lao động (chủ yếu là người Trung Quốc và Hàn Quốc). 

Ba kịch bản nhiễm virus corona

Bệnh viện Bichat ở Paris, nơi tiếp nhận du khách Trung Quốc 80 tuổi, bệnh nhân đầu tiên tử vong tại Pháp vì virus corona chủng mới. REUTERS/Benoit Tessier
Đăng ngày:

Cho dù mới theo dõi trên 5 ca, nhưng các nghiên cứu của Pháp được công bố trên The Lancet hôm 27/03/2020 và được Le Figaro đưa lại mang ý nghĩa quan trọng, vì lần đầu tiên ghi chép rất cụ thể những diễn biến sau khi bị nhiễm virus corona. 

Các tác giả ghi nhận ba loại triệu chứng lâm sàng và sinh học khác nhau ở 5 bệnh nhân bị nhiễm virus Covid-19. Có hai kịch bản diễn tiến tích cực, có hoặc không có biểu hiện nặng, và kịch bản xấu nhất dẫn đến tử vong.

Cả ba kịch bản trên chỉ liên quan đến những người có triệu chứng bệnh, để sang một bên phần nổi của tảng băng là những ai bị nhiễm nhưng không phát ra triệu chứng. Theo ước lượng của Trung Quốc đăng hôm 16/3 trên tạp chí Science, cứ mỗi ca xác định dương tính lại có từ 5 đến 10 ca khác là người lành mang mầm bệnh (không triệu chứng), chiếm 86% số trường hợp lây nhiễm.

Virus corona: Pháp lập cầu không vận, mua hàng trăm triệu khẩu trang Trung Quốc

Trước đại dịch virus corona, các bác sĩ, y tá Pháp cần 40 triệu khẩu trang mỗi tuần, nhưng năng lực sản xuất chỉ có 8 triệu/tuần. © REUTERS/Gonzalo Fuentes
Đăng ngày:


Cuối giờ chiều Chủ nhật 29/03/2020, chiếc phi cơ vận tải của Air France chở theo 100 tấn thiết bị y tế, trong đó có 5,5 triệu khẩu trang từ Thượng Hải đã hạ cánh xuống phi trường Roissy, ngoại ô Paris. Trước đó một hôm, chính phủ Pháp loan báo lập cầu không vận với Trung Quốc để đưa gấp mặt hàng mà các nhân viên y tế đang rất cần để có thể tự vệ trước đại dịch virus corona.

Theo bộ trưởng y tế Olivier Véran, Pháp đã đặt mua « hơn 1 tỉ khẩu trang » trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu từ Trung Quốc. Trước đó hai ngày, tờ Le Monde đưa ra con số khẩu trang mua của Trung Quốc là 600 triệu. Đối mặt với làn sóng bệnh nhân Covid-19 hiện nay, ngành y tế Pháp cần 40 triệu khẩu trang/tuần, nhưng Pháp chỉ có thể sản xuất 8 triệu chiếc/tuần.

dimanche 29 mars 2020

Lợi dụng khủng hoảng khẩu trang, Trung Quốc « thi ân » cho nhân loại

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đeo khẩu trang trong chuyến thăm bệnh viện dã chiến do quân đội thiết lập gần bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse ngày 25/03/2020. © Cugnot Mathieu/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Đại dịch toàn cầu do con virus từ Vũ Hán gây ra là đề tài bao trùm trang nhất đồng thời là hồ sơ của tất cả các tuần báo Pháp kỳ này. Trang bìa của L’Express là hình vẽ một bác sĩ đang ôm đầu, bao quanh là những bệnh nhân đang hôn mê được cho thở máy, với hàng tít « Trên tuyến đầu ». L’Obs giới thiệu những « Suy nghĩ về tình trạng phong tỏa » với bức ảnh một cặp vợ chồng sau khung cửa sổ sáng đèn, trong bóng đêm đen.

Le Point nhìn về « Một thế giới sau này », đăng ảnh một chàng trai và một thiếu nữ châu Á đeo khẩu trang, nắm tay nhau đi dưới bóng một rừng hoa đào. Courrier International chạy tựa « Suy nghĩ lại về thế giới », đặt vấn đề phải chăng cuộc khủng hoảng virus corona là cơ hội cho một sự khởi đầu mới, qua ý kiến của một số triết gia, nhà thơ, nhà báo các nước.

Trong địa ngục Mulhouse