samedi 31 mars 2018

Nguyễn Tiến Tường - Ai điên ở Trung Nguyên ?



Anh Vũ bị vĩ cuồng, giống vài doanh nhân, có tí xèng thì tưởng mình là bậc thông tuệ, tưởng thiên sứ nhà giời. Hệt ông Trương Gia Bình làm lễ tế trời đất.

Cái điên của anh Vũ, được sự tiếp tay của báo chí lúc xưa. Tôn anh như một nhà tư tưởng. Anh lên núi nhịn ăn để khai minh dân tộc, vẽ ra cái "trục Việt Nam" tào lao bát xế. Còn Trung Nguyên đi xuống, hạnh phúc thì anh đánh mất. 

Lưu Trọng Văn - Vũ vẫn là Vũ


Gã xin góp nhời về Đặng Lê Nguyên Vũ...

Mấy hôm nay ầm ĩ trên báo và mạng câu chuyện liên quan tới 49 ngày nhịn ăn của ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ.

Gã giật thốt khi có một tờ báo giật tít “49 ngày nhịn ăn đã cướp đi Đặng Lê Nguyên Vũ tuyệt vời của tôi”. Giật thốt vì chính gã cùng Vũ trải qua 49 ngày thiền và nhịn ăn ấy trong một mùa đông tại khu rừng M’Drak, Đắc Lắc.

Phạm Ngọc Hưng - Chiến dịch dán nhãn tâm thần cho ông Vũ



Một trong những bài báo PR cho bà Diệp Thảo.
Đọc bài PR của TNI xong, tôi hình dung rằng có một công ty nghiên cứu thị trường được gọi đến giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi "Tại sao NTD không chịu chuyển từ G7 sang King Coffee?" và đáp án là " Người tiêu dùng chỉ nhớ G7 gắn với tên Vũ Trung Nguyên mà thôi, nên muốn bán được phải sang tên".

Thế nên, bài báo về mối tình trong mơ Vũ-Thảo chỉ nhằm thuyết phục rằng Vũ không thể nên nỗi gì nếu thiếu Thảo, và nay giá trị tên tuổi của cặp đôi lý tưởng đó cần được chuyển sang cho Thảo, với lý do Vũ đã "biến đổi tâm lý sau 49 ngày nhịn ăn".

Vũ Kim Hạnh - Không phải lá cải mà là lá ngón !



Cà phê của Trung Nguyên bán trên Amazon.
Quá náo loạn, mình muốn yên để làm một núi chuyện mà rồi cũng đành phải nói. Cơ bản mình đồng ý với stt bạn Phạm Ngọc Hưng. Công ty dịch vụ marketing nào chuyên nghiệp lạnh người luôn. Không có tí teo tình cảm thật nào mà chỉ là một chiến dịch, một business, được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một đội ngũ chuyên nghiệp hùng hậu.

Ai có nghề marketing cũng thấy đỉnh cao của kỹ thuật. Hình ảnh, câu chữ cân đo, tỉa tót như dao laser. Thấy tin Trung Nguyên thắng kiện là mình cũng đoán sắp có chiến dịch. Vậy nên thấy bài, mình ít ngạc nhiên. Nhưng đọc các bài rồi, mình thấy nặng trĩu buồn đến thắt ruột, buồn lặng luôn suốt mấy ngày nay vì thấy người ta tìm mọi cách hủy diệt một thương hiệu mạnh Việt Nam sao ác độc thế, còn mấy kẻ gọi là làm báo sao mà rẻ rúng thế, không phải kiểu lá cải mà là lá ngón, và các chuyên gia marketing, pháp lý thì giỏi đến rợn tóc gáy.

Ngọc Lê - Khủng bố chúng mày tuổi gì?



Đường sá thế này, khủng bố chạy đi đâu ???
Tại sao lại chọn Đà Nẵng làm địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa anh Đỗ Nam Trung và anh Kim Ủn Ỉn? 

Đơn giản là vì ở Việt Nam rất an toàn, khó có khủng bố. Khi khủng bố sang Việt Nam, trước tiên bọn chúng phải chọn một khách sạn để ở và theo dõi khách sạn của các nguyên thủ. Ở khách sạn xịn thì ko dám ở vì sợ bị phát hiện, nên phải thuê khách sạn mini hoặc chung cư. Mà vào chỗ nào cũng thấy nguy cơ cháy nổ nên chúng cũng chỉ sợ bom nổ chậm của chúng lại thành bom nổ nhanh.

Hoàng Nguyên Vũ - Phải mất cả đời để ta hiểu hai chữ "hạnh phúc"



Tôi đã từng ngồi với rất nhiều đồng nghiệp, họ nói với tôi: Vợ chồng Anh Quân - Mỹ Linh bên ngoài thế thôi, nhưng bên trong thì khác. Trong số họ, không ít người từng muốn phỏng vấn Mỹ Linh để "hỏi cho ra nhẽ" chuyện này. Tôi nhớ có lần, trong một bài phỏng vấn, chị trả lời vấn đề này khá văn minh: "Gia đình nào chả có vấn đề này vấn đề nọ. Nhưng vấn đề lớn hơn là bạn có đủ hiểu những điều bình thường để sống vì một điều lớn lao hơn, đó là hạnh phúc hay không?"

Bạn đồng nghiệp thì muốn giãy đành đạch lên tiếp để có bài phỏng vấn gây sốc. Tôi nói: "Nhà người ta đang yên đang lành, mày dùng ngòi bút của mày chọc ngoáy vào rồi chuyện không có gì đáng nói, để vợ phải đi giải thích với chồng, chồng phải e dè với thiên hạ. Mày thấy có đáng không?"

vendredi 30 mars 2018

Dân Nga phẫn nộ với Putin sau vụ hỏa hoạn thương tâm

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm địa điểm xảy ra hỏa hoạn làm 64 người chết ở Kemerovo, ngày 27/03/2018.

Liên quan đến vụ hỏa hoạn mới đây tại Nga làm 64 người thiệt mạng, Le Monde cho biết sự phẫn nộ của người dân tập trung vào tổng thống Vladimir Putin mới tái đắc cử.
Ông Putin hứa sẽ trừng phạt những người liên quan, nhưng ngay trong những ngày quốc tang, ba hôm sau vụ cháy kinh hoàng ở Kemerovo ngày 25/3, ông chủ điện Kremlin vẫn bị chỉ trích dữ dội. Thành phố mỏ vùng Xibêri bắt đầu chôn cất 64 nạn nhân trong đó có 41 trẻ em, bị chết cháy trong trung tâm thương mại Zimnaia Vishnia (Anh đào mùa đông).

Cửa khóa, bảo vệ trốn sạch, cứu hộ trễ…

Ngọn lửa bùng lên do chập điện, nhưng thiệt hại khủng khiếp của vụ hỏa hoạn là do một loạt những thiếu sót về an ninh. Các nhóm trẻ em bị kẹt trong phòng chiếu phim cửa khóa chặt, trong khi hệ thống báo động bị hư. Các nhân viên phụ trách an ninh là những người chạy trốn trước tiên, còn lực lượng cứu hỏa thì đến trễ.

Việt Nam : Cô giáo phải quỳ gối khi thượng tôn pháp luật không còn

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội. Ảnh minh họa (wikipedia)


Vừa rồi tại Việt Nam đã xảy ra một sự kiện làm dư luận hết sức xôn xao. Đó là việc một phụ huynh đã ép buộc cô giáo dạy con mình phải quỳ gối suốt 40 phút, vì hôm trước đó cô đã phạt quỳ học sinh, trong đó có con của ông ta.

Sự kiện chưa từng thấy này diễn ra tại trường tiểu học Bình Chánh thuộc xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức tỉnh Long An, và ngay tại văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Cụ thể, hôm 28/02/2018, một nhóm phụ huynh bốn người đã đến trường để « hỏi tội » cô giáo, có mặt cả hiệu trưởng. Cô nhận sai và xin lỗi, nhưng họ vẫn không tha. 

Hiệu trưởng bỏ đi « dự giờ », vị phụ huynh hung hăng là ông Võ Hòa Thuận đã bắt buộc cô giáo phải quỳ gối. Ông ta nhất định đòi cô phải quỳ đúng 40 phút trước mặt các ông bà này và một số giáo viên theo lời kể của nhân chứng trong hội phụ huynh.

jeudi 29 mars 2018

Lưu Trọng Văn - Vì sao Ban nghiên cứu của thủ tướng Khải bị thủ tướng Dũng giải tán?



Chiều qua gã ghé thăm nhà họa sĩ Tuấn Dũng ở Võng Thị, Hồ Tây để ngó...tranh. Đập vào mắt gã là chân dung nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy và chân dung một người đàn bà.

Vợ tớ đấy. Nguyễn Thị Hiền, thành viên Ban nghiên cứu của ông Khải. Hình như chàng họa sĩ nổi tiếng yêu vợ muốn khoe vợ với gã bèn vọng lên gác thượng : Vợ ơi!

Phạm Xuân Cần - Công an là kém nhất!



- Các đồng chí! Hôm nay chúng ta đang bàn về một vấn đề hệ trọng, có tính quyết định đến sự phát triển của tỉnh ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa. Các đồng chí biết, muốn hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì con người là yếu tố quyết định. Không có vốn ta có thể vay, không có công nghệ có thể chuyển giao, nhưng nếu không có con người là chết (vỗ tay). Vậy mà, nhân lực của tỉnh ta như thế nào? Quá thiếu, quá yếu, nếu không nói là vô cùng yếu.

- Xin đồng chí cho ví dụ cụ thể.

mercredi 28 mars 2018

Lưu Trọng Văn - Những bông hồng không gai...



Ca sĩ Lộc Vàng. Ảnh FB Lưu Trọng Văn.

Tối qua, gã nghe Lộc Vàng hát, quán nhỏ bên hồ Tây. Trước khi hát, Lộc Vàng nói: ngày mai, 27.3 tròn đúng 50 năm tôi bị bắt giam. Đêm nay là canh hát tưởng nhớ tới cái ngày ấy. Tôi xin hát lại những bài hát mà chính vì nó mà tôi cùng Toán Xồm và một số chàng trai Hà Nội bị còng tay.

Lộc Vàng hát.

dimanche 11 mars 2018

Phạm Việt Thắng -Tướng Hóa và gần 40% lợi nhuận từ đường dây đánh bạc xuyên quốc gia



Tướng Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh báo Tuổi Trẻ

Vụ án đánh bạc xuyên quốc gia với hàng ngàn tỉ đồng này, thực ra đã mở màn từ hôm 1/9/2017. Lúc bắt Dương phò mã, cơ quan chức năng thu hàng chục loại giấy tờ có mệnh giá và chứng minh tài sản lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Cùng lúc đó, Phan Sào Nam, chủ tịch VTC online bỏ trốn.

Việt Nam : Bắt giam một tướng công an vì tổ chức đánh bạc

Ảnh minh họa

Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) hôm nay 11/03/2018 đã bị bắt giữ vì liên quan đến một đường dây cờ bạc quốc tế. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ bộ Công an Việt Nam cho biết như trên.
Reuters nhận định, chiến dịch chống tham nhũng của đảng Cộng Sản Việt Nam nay đã mở rộng khỏi lãnh vực năng lượng và ngân hàng, sang đến lực lượng an ninh.

Hồng Kông : Bầu cử Quốc hội giữa kỳ mang tính biểu tượng cao

Cảnh sát Hồng Kông bắt một nhà đấu tranh phản đối việc loại các dân biểu ủng hộ dân chủ, ngày 11/03/2018.

Gần hai triệu người Hồng Kông, tức phân nửa số cử tri, hôm nay 11/03/2018 đi bầu Quốc hội giữa kỳ. Cuộc bầu cử này mang tính biểu tượng cao, nhằm chọn ra bốn dân biểu thay cho bốn người đã thắng cử hồi tháng 9/2016 nhưng không chịu tuyên thệ trung thành với Bắc Kinh. 
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :

samedi 10 mars 2018

La Croix - Chuyến viếng thăm lịch sử của một hàng không mẫu hạm Mỹ tại Việt Nam


Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng ngày 05/03/2018.

(Dorian Malovic, LaCroix 07/03/2018) Chiếc Carl Vinson đã đến cảng Đà Nẵng của Việt Nam hôm thứ Hai 05/03/2018. Hàng không mẫu hạm lưu lại căn cứ quân sự cũ của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bốn ngày. Sự hiện diện quân sự của Mỹ chứng tỏ hai cựu thù đã xích lại gần nhau, và gởi đi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc, vốn yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông.

Quân đội Mỹ đang quay lại Việt Nam. Một cách hòa bình ! Chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson, mang theo một phi đội gồm 90 chiến đấu cơ và được một khu trục hạm phóng hỏa tiễn hộ tống, ghé lại thành phố cảng Đà Nẵng ở miền Trung bốn ngày. Trên 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, đội tàu này là sự hiện diện quân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam, và hơn nữa, tại một căn cứ lịch sử cũ của Mỹ.

Vũ Đông Hà - Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3, một cuộc đời đã mất



Rạp Lodo, thành phố Ban Mê Thuột thời xưa. Ảnh Dân Làm Báo

(Danlambao 11/03/2017) - Tôi trở về nhà. Bàn yên, ghế lặng, sách vở nằm im. Mười ba tuổi, tôi đã cảm nhận được cuộc bể dâu.


Hai anh em sinh đôi, thằng Sinh thằng Sáng lớn hơn tôi ba tuổi đi lùng sục khắp xóm với băng đỏ trên tay. Bác Khuê, tài xế sát nhà làm tiệc mời hàng xóm tới nhậu oang oang để mọi người biết bác đang ăn mừng cách mạng về. Nhà thằng Khánh có ba nó làm lớn trong tòa tỉnh trưởng đóng cửa kín bưng.

30 năm ngày 14-3-1988: Lao tàu lên đảo Đá Lớn



Thuyền trưởng Hà Văn Thái (trái) và biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân trên tàu HQ 701 trong chuyến đi ra Trường Sa đầu năm 1988 - Ảnh: NVCC

(TTO 10/03/2018) - Trước ngày 14-3-1988, Việt Nam đã lao hai tàu lên đảo Đá Lớn để giữ đảo trước vòng vây của các tàu chiến Trung Quốc. Đó là câu chuyện ít người biết đến.



30 năm đã trôi qua kể từ ngày Trung Quốc đem quân chiếm các đảo của ta ở Trường Sa và gây ra cuộc thảm sát những người lính Việt Nam ở đảo Gạc Ma…

Nguyên tư lệnh hải quân - phó đô đốc Đỗ Xuân Công cho biết trước ngày 14-3-1988, Việt Nam đã lao hai tàu lên đảo Đá Lớn để giữ đảo trước vòng vây của các tàu chiến Trung Quốc. Đó là câu chuyện ít người biết đến.

Chỉ thị của tư lệnh

Hai chiếc tàu đã lao lên đảo Đá Lớn ấy là HQ 701 và HQ 671. Biên đội tàu xuất phát ngày 31-1-1988 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân chỉ huy.

"Tàu HQ 701 của tôi là kỳ hạm (tàu chỉ huy). Để nghi binh, chúng tôi phải đi đường vòng, tiến về phía nam rồi mới đi lên giữa quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đang neo ở Nam Yết thì tư lệnh Giáp Văn Cương ra lệnh cho chúng tôi đi đảo Đá Lớn ngay" - ông Hà Văn Thái, cựu thuyền trưởng tàu HQ 701, cho biết.

Hai giờ sáng ngày 6-2-1988, biên đội tàu HQ 701, 671 đã tìm được đảo Đá Lớn. Đây là một đảo chìm có vị trí quan trọng. Phía nam đảo Đá Lớn có bãi cát dài. Trên đảo có một hồ rộng rất nhiều cá.

"Việt Nam đã khẳng định chủ quyền với Đá Lớn từ rất lâu nhưng mình lúc đó còn khó khăn, chưa đủ lực lượng để chốt giữ. Chúng tôi không thấy tàu Trung Quốc nào gần khu vực Đá Lớn. Chúng tôi phân công tàu 701 neo ở nam đảo, còn 671 neo ở bắc đảo" - cựu thuyền trưởng Hà Văn Thái kể.

"Chiều 13-2, có ba tàu chiến của Trung Quốc tiến vào phía nam đảo Đá Lớn - ông Hà Văn Thái kể - Phát hiện hai tàu Việt Nam đã neo ở Đá Lớn, suốt chiều 13-2, một tàu hộ vệ tên lửa, một tàu pháo của Trung Quốc liên tục đe dọa những người lính hải quân Việt Nam.

Lính nó mở hết bạt pháo, dàn tên lửa, chĩa về phía tàu mình dọa. Tàu hộ vệ của nó lừng lững như quả núi, dài hơn 100m, cỡ 1.500 tấn. Trong khi tàu mình là tàu đánh cá, tải trọng chỉ 200 tấn. Tàu 671 chỉ 50 tấn.

Tàu của mình chỉ có mấy khẩu súng AK, lựu đạn và hai khẩu 12 ly 7 nhưng không tháo bạt. Mình mà khiếp, sợ, nhổ neo ra là quân nó đổ bộ lên đảo, mất đảo ngay. Nó đã chiếm đảo Chữ Thập và chắc chắn mục tiêu sắp tới của nó sẽ là Đá Lớn.

Nếu mình nhổ neo, nó bắn chìm ngay ngoài biển, không giữ được đảo mà lại chết hết. Cho nên bằng mọi giá phải neo ngay sát đảo. Không đi đâu hết. Nó hù dọa, giở chiêu trò gì kệ nó. Nếu nó bắn, mình vẫn lên đảo của mình được.

Chúng tôi xin ý kiến Sở Chỉ huy. Tư lệnh Giáp Văn Cương trực tiếp điện ra: kiên quyết không được nhổ neo, không được rời vị trí".

Ngày 14-2-1988, khi đêm xuống, các tàu chiến của Trung Quốc tắt đèn. Nhận thấy nguy cơ bị chúng lợi dụng đêm tối để tấn công cướp đảo, biên đội tàu HQ 701, 671 điện báo cáo về Sở Chỉ huy.

20h đêm 14-2, tư lệnh Giáp Văn Cương điện thoại gặp trực tiếp thuyền trưởng Hà Văn Thái và ra lệnh: Bằng mọi giá đồng chí phải cho tàu lên mặt đảo ngay! Chú ý không được để lật hoặc va vào đá vỡ.

Khi ấy, thủy triều đang xuống rất thấp, bãi đá trên đảo nhô lên cao. Lao tàu lên đảo lúc này rủi ro rất lớn: bị va vào đá vỡ tàu hoặc bị sóng đánh lật tàu, không giữ được đảo mà lại thương vong.

"Tôi xin đợi lúc thủy triều lớn nhất mới đưa tàu lên đảo nhưng tư lệnh không cho. Như vậy là kể cả hy sinh vẫn phải chấp hành mệnh lệnh" - ông Thái nói.

Dù biển động, sóng lớn, những người lính trẻ của trung đoàn công binh 131 vẫn khẩn trương vận chuyển vật liệu vào đảo Đá Lớn - Ảnh: Tư liệu
Hai lần lao lên đảo

"Chúng tôi điện nội bộ sang cho HQ 671, phân công nhau nhiệm vụ đổ bộ lên đảo. Tàu tôi lao lên giữa đảo Đá Lớn còn tàu 671 lao lên phía nam đảo Đá Lớn - ông Thái kể - Phải rất cẩn thận vì thềm ở Đá Lớn rất sâu, toàn đá, luôn có nguy cơ bị hất vào đá.

Thủy triều chưa lên cao, việc chọn vị trí vào rất khó khăn. Tôi phải chọn lạch vào sao cho khi lao lên đảo, tàu vẫn cân, không bị nghiêng, bị lệch".

Lần mò, loay hoay hơn một tiếng đồng hồ, tàu HQ 701 vẫn chưa lên được đảo. Thuyền trưởng Hà Văn Thái quyết định cho tàu lùi ra để tính toán lại luồng lạch.

Khoảng 1h30 sáng 15-2-1988, HQ 701 lao lên đảo lần thứ hai.

Ông Hà Văn Thái kể: "Bụng tàu bị sóng đập ầm ầm trên nền đá! Biết chắc đáy tàu sẽ bị vỡ nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm cho tàu lao tới. Cuối cùng, 2/3 thân tàu đã lao được lên mặt đảo.

Bụng tàu chịu được mấy tiếng đồng hồ thì bục đáy, bục hầm máy, bục khoang hàng (chở 70 tấn hàng tết cho các đảo).

Nước bắt đầu tràn vào, ngập đến 1/3. Khi con tàu bị nghiêng, chúng tôi điện về xin tư lệnh cho rút về tàu HQ 671 lúc này đã lên được đảo an toàn".

HQ 701 đã vĩnh viễn nằm lại trên đảo Đá Lớn. Con tàu đã hy sinh để trở thành cột mốc chủ quyền trước dã tâm lăm le cướp Đá Lớn của các tàu chiến Trung Quốc.

"7h30 ngày 15-2-1988, phát hiện tàu Việt Nam đã lao lên đảo Đá Lớn, ba tàu chiến Trung Quốc chạy lại gần, chĩa pháo và tên lửa vào bộ đội mình trên tàu, trên đảo.

Tình hình lúc đó căng thẳng vô cùng. Chúng tôi phân công một nhóm cầm AK lên đảo. Nếu nó vào tranh chấp, mình sẽ cắm cờ ngay (không cắm cờ trước đó được vì thủy triều đang lên rất cao, điểm cao nhất của đảo ngập trong nước 2m)" - ông Hà Văn Thái kể.

Sau một hồi lồng lộn đe dọa, biên đội ba tàu chiến Trung Quốc tức tối bỏ đi. Những người lính quả cảm của hải quân Việt Nam kiên cường ở lại giữ đảo. Một tháng sau, cuộc thảm sát diễn ra ở đảo Gạc Ma...

Qua Gạc Ma cấp cứu

"Trưa 14-3, tư lệnh lệnh cho chúng tôi từ Đá Lớn sang Gạc Ma cấp cứu thì mới biết đồng đội mình vừa bị Trung Quốc bắn.

Chúng tôi dùng vải bạt trắng, kẻ chữ thập bằng sơn đỏ báo hiệu là tàu cứu hộ nhân đạo để nó không ngăn cản mình vào đảo. Từ xa đã thấy cột khói đen bốc lên. Đến nơi, thấy tàu HQ 505 vẫn còn đang cháy.

Chúng tôi trèo lên tàu HQ 505, thấy tàu bị bắn toác hoác. Chúng tôi cập tàu vào đưa thương binh về đảo Sinh Tồn. Hôm sau, chúng tôi được lệnh chở thương binh về đất liền" - ông Hà Văn Thái kể.

Từ Thức - Văn hóa quỳ



Hiện tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là ‘’những hiện tượng quái dị’’ của một thời đại tranh tối tranh sáng.

Antonio Gramsci : ‘’ Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng một thế giới cũ đang chết, một thế giới mới chưa thành hình. Trong cái tranh tối tranh sáng đó, diễn ra những hiện tượng bệnh hoạn dưới đủ mọi hình thức …’’ (1)

Mai Quốc Ấn - Đất nước trên nền rác



Việt Nam là một quốc gia thuộc loại xả rác cao nhất thế giới. Chung quy lại chỉ có hai nguồn rác là rác thải công nghiệp và rác thải dân dụng. Và cách xử lý rác của đất nước mình cũng thuộc loại... quái thai nhất thế giới.

Khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi chỉ chọn một lát cắt nhỏ để phân tích: rác thải nhiệt điện.

vendredi 9 mars 2018

LHQ : Tổng thống Philippines cần được kiểm tra tâm thần

Theo Liên Hiệp Quốc, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cần được kiểm tra tâm thần.

Cao ủy Nhân quyền hôm nay 09/03/2018 nhận định, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã sỉ nhục các báo cáo viên Liên Hiệp Quốc, cần được « kiểm tra về tâm thần ».
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein khi liệt kê trước báo chí ở Genève một danh sách những đả kích của ông Duterte đối với các nhân viên Liên Hiệp Quốc – trong đó có một báo cáo viên bị cáo buộc là «khủng bố » - đã tuyên bố: «Chúng tôi tin rằng tổng thống Philippines đang cần được kiểm tra sức khỏe tâm thần».