mardi 30 août 2016

Tokyo khẳng định Senkaku là lãnh thổ lịch sử của Nhật Bản


Quần đảo Senkaku là lãnh thổ lịch sử của Nhật Bản. Trước yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga hôm nay 30/08/2016 khẳng định với hãng tin Reuters như trên.
Ông Suga cũng cho biết là Tokyo muốn giải quyết bất đồng về lãnh thổ một cách hòa bình.

Philippines : Trung Quốc sẽ thiệt nếu bác bỏ phán quyết về Biển Đông


Trung Quốc sẽ « thiệt thòi » nếu không công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm nay 30/08/2016 tuyên bố như trên.
Điều trần trước Quốc hội Philippines, ông Yasay nói : « Chúng ta cố gắng làm cho Trung Quốc đặc biệt hiểu rằng, khi tình hình yên ắng lại, rốt cuộc họ sẽ là người thua thiệt trong vấn đề này, trừ phi họ tôn trọng và công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ».

Bình Nhưỡng xử tử 2 quan chức cao cấp bằng súng phòng không?

Kim Jong Un và các chỉ huy quân sự Bắc Triều Tiên, 25/08/2016.

Bắc Triều Tiên đã hành quyết công khai hai quan chức vào đầu tháng Tám, vì bất tuân phục lãnh đạo Kim Jong Un. Reuters dẫn nguồn tin từ một tờ báo Hàn Quốc hôm nay 30/08/2016 cho biết như trên.
Nhật báo Joong Ang Ilbo trích một nguồn tin ẩn danh thông thạo tin tức miền Bắc, nói rằng cựu bộ trưởng Nông nghiệp Hwang Min và một quan chức cao cấp của bộ Giáo dục là Ri Yong Jin, đã bị hành quyết bằng súng phòng không tại một học viện quân sự ở Bình Nhưỡng.

Quỹ đầu tư nhà nước Singapore mua cổ phần Vietcombank

Phát thanh RFI ngày 30.08.2016


Quỹ đầu tư nhà nước Singapore GIC sẽ mua 7,7% vốn của ngân hàng lớn nhất Việt Nam là Vietcombank. Tin này được cả hai đối tác loan báo hôm qua 29/08/2016 trong một thông cáo chung.

GIC đã ký hợp đồng sơ bộ để mua 305,8 triệu cổ phần mới phát hành của Vietcombank, ngân hàng tín dụng lớn nhất Việt Nam tính theo giá trị trên thị trường chứng khoán – khoảng 6,9 tỉ đô la. Theo Bloomberg News, số cổ phần này trị giá khoảng 400 triệu đô la.

Libya : Trận chiến cuối cùng với quân thánh chiến ở Syrte

Lực lượng Syria chiếm lĩnh vị trí mới ở Syrte ngày 29/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 30.08.2016


Lực lượng Libya từ ba tháng qua cố gắng đánh đuổi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) khỏi thành phố Syrte tối qua 29/08/2016 loan báo đã tái chiếm một trong hai khu phố cuối cùng bị quân thánh chiến chiếm giữ, sau những trận đánh đẫm máu.

Phát ngôn viên Rida Issa tuyên bố khu phố « Số Một » ở trung tâm thành phố duyên hải này đã « hoàn toàn giải phóng », và dân quân Libya đang truy lùng những quân Hồi giáo còn sót lại, với sự yểm trợ của Không quân Mỹ. Quân thánh chiến hiện nay phải cố thủ tại khu phố « Số Ba » của thành phố Syrte chiếm được hồi tháng 6/2015.

Pháp đòi dừng đàm phán về hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương

Áp-phích phản đối TTIP tại Đức, 21/07/2016.

Khả năng đạt được thỏa thuận về TTIP (tức TAFTA, Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương) ngày càng xa dần : hôm nay 30/08/2016 Pháp loan báo sẽ yêu cầu Ủy ban Châu Âu « ngưng » thương lượng về dự án quy mô giữa Liên hiệp Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Paris cho rằng hiệp định dành nhiều thuận lợi cho phía Mỹ, và muốn bắt đầu lại « trên cơ sở đúng đắn ».
Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay khẳng định Pháp không muốn « nuôi ảo tưởng » về một hiệp định « trước cuối năm nay », « vào cuối nhiệm kỳ » của ông Barack Obama.

lundi 29 août 2016

Người Việt tại Pháp kiến nghị đòi Trung Quốc tôn trọng phán quyết Biển Đông

Người Việt và Philippines biểu tình chống Trung Quốc tại Manila ngày 06/08/2016.

Trên trang web change.org dành riêng cho những kiến nghị trên mạng, đã xuất hiện một bản kiến nghị đòi hỏi « Tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12/07/2016 liên quan đến tranh chấp Biển Đông ». Kiến nghị viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt do CRAFV (Hội đồng đại diện các hội Pháp-Việt) đề xướng.
Bản kiến nghị tố cáo những hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ qua. Trước hết là việc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Đến năm 1988, đến lượt Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc Trường Sa, năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và xây lên một căn cứ hải quân. Năm 2012 bãi cạn Scarborough của Philippines lọt vào tay Bắc Kinh.

Nguyễn Tiến Trung : Để loại bỏ « nhóm lợi ích bán nước hại dân »



Các bị cáo trong vụ án Vinashin trước tòa.
Theo dõi báo chí chính thống « lề phải » những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí « lề dân » ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội.
Trong số những bài đó, có một bài nổi bật khiến tôi chú ý, đó là bài « Nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân » của tác giả Xuân Dương trên báo Giáo Dục ngày 26/7/2016. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra « nhóm lợi ích » quyền lực cao nhất nước đang « bán nước », « hại dân », « biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân »…

dimanche 28 août 2016

Đừng im lặng: Có một đứa trẻ 11 tuổi vừa tự tử, thưa ông Giời

Đám tang cháu bé 11 tuổi tự tử vì không có quần áo mới di học (Ảnh: NLĐ).
(Lao Động 28/08/2016) Vào buổi sáng ngày hăm hai tháng tám năm hai ngàn không trăm mười sáu, Ksor Sôn, học sinh lớp 6 ở Ia Der, Gia Lai khởi sự nấu một nồi cơm cho cha mẹ làm rẫy về có cái ăn. Sau đó, em kiếm một sợi dây... treo lên cột nhà.

Hôm ấy Sôn chỉ đang 11 tuổi.

Biển Đông, vùng biển của mọi hiểm nguy


Người Việt và Phlippines biểu tình tại Manila ngày 06/08/2016 đòi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài.
(La Croix 25/08/2016) Trong lúc một hội nghị thượng đỉnh khu vực diễn ra từ ngày 24/08/2016 tại Tokyo, tranh chấp lãnh thổ trên biển tăng nhanh giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Những vụ đối đầu quân sự cục bộ có thể xảy ra trong những năm tới.

Biển Đông là một thùng thuốc súng. Ở vùng biển này, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hai năm qua đã gây ra một số sự cố trên biển và trên không. Dù vậy, một cuộc gặp gỡ trong ba ngày giữa các ngoại trưởng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Tokyo vẫn được duy trì.

vendredi 26 août 2016

Chiến trường Syria : Ai đánh ai ? Ai bênh ai ?

Đoàn xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào thành phố biên giới với Syria Jarablus ngày 24/08/2016.

Nổ ra từ ngày 15/03/2011, cuộc chiến Syria ngày càng trở nên phức tạp hơn, và bị quốc tế hóa với sự tham gia của các tổ chức thánh chiến và nhiều nước ngoài.
Cường quốc tham chiến mới nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, vừa gởi quân sang để đẩy lùi quân thánh chiến ra khỏi một vị trí gần biên giới nước mình, và chận đứng đà tiến của lực lượng Kurdistan.

Ai đánh ai ?

jeudi 25 août 2016

Tổng thống Đài Loan thị sát cuộc tập trận đối phó với Trung Quốc

Nữ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thị sát cuộc tập trận chống Trung Quốc xâm lược ngày 25/08/2016.

Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn khi thị sát cuộc tập trận hôm nay 25/08/2016 đã cổ vũ quân đội tăng cường hiệu năng, hứa hẹn sẽ cho nâng cấp các trang thiết bị. Đây là lần đầu tiên bà chủ trì cuộc tập trận thường niên nhằm chống lại các cuộc tấn công giả định từ Trung Quốc, mối đe dọa lớn nhất cho an ninh Đài Loan.
Cuộc tập trận diễn ra tại Bình Đông (Pingtung), có sự tham gia của trên 100 lính nhảy dù giả làm quân địch toan xâm nhập một căn cứ quân sự Đài Loan.

Thủ tướng Cam Bốt đáp trả chỉ trích của người Việt trên Facebook


Bị lên án là theo đuôi Trung Quốc, phá hoại một quan điểm chung của ASEAN về tranh chấp Biển Đông, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen hôm qua 24/08/2016 đã đáp trả những lời chỉ trích từ phía một số người Việt dùng mạng Facebook.
The Phnom Penh Post hôm nay cho biết trên Facebook, ông Hun Sen đã trực tiếp trả lời bình luận của một người sử dụng Việt Nam. Thủ tướng Cam Bốt viết : « Nếu bạn hay nước của bạn có vấn đề với Trung Quốc, thì xin hãy giải quyết một cách hòa bình. Đừng đổ lỗi cho tôi và đừng bắt Cam Bốt phải can dự vào chuyện nội bộ của nước các bạn ».

Chuyên gia LHQ: Cả Damas lẫn Daech đều dùng vũ khí hóa học


Theo hãng tin AFP ngày 24/08/2016, một điều tra của Liên Hiệp Quốc đã xác định rằng cả chế độ tổng thống Bachar Al Assad, cũng như phe thánh chiến Hồi giáo Daech đều đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công. Tài liệu do Liên Hiệp Quốc và Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học (OIAC) phối hợp thực hiện, sẽ được Hội đồng Bảo an thảo luận ngày 30/08 tới.
Đây là kết quả một năm trời làm việc của Joint Investigative Mechanism (JIM), nhóm 24 điều tra viên được thành lập vào tháng 8/2015. Bản báo cáo được công bố đúng ba năm sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, làm chết hàng trăm người ở phía đông Damas vào ngày 21/08/2013.

Nhật Bản sẽ họp thượng đỉnh với Trung Quốc nếu Senkaku yên tĩnh

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) được đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida tiếp đón tại Tokyo ngày 24/08/2016.

Ngoại trưởng Nhật Bản tối qua 24/08/2016 đã cho biết ý định tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh giữa thủ tướng Nhật Shinzo Abe và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng với điều kiện là tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư phải được cải thiện.
Ông Fumio Kishida nói với báo chí : « Khi tình hình tại Biển Hoa Đông được cải thiện, Nhật Bản hy vọng sẽ hướng tới quan hệ Nhật-Trung tốt đẹp hơn và tăng cường đối thoại, trong đó có khả năng về một cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Shinzo Abe và chủ tịch Tập Cận Bình trong dịp hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng Chín ».

Brazil bắt đầu thủ tục truất phế tổng thống Dilma Rousseff

Toàn cảnh phiên luận tội tổng thống Dilma Rousseff, 25/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 25.08.2016


Hôm nay 25/08/2016 bắt đầu phiên luận tội nhằm truất phế nữ tổng thống Brazil, đang bị tạm ngưng chức từ ba tháng qua do cáo buộc đã gian dối trong chi tiêu công. Hai năm sau khi tái đắc cử và sau nhiều cuộc biểu tình phản đối quy mô, bà vẫn cho rằng mình là nạn nhân của một vụ án chính trị.

Đây là giai đoạn cuối của tiến trình truất phế, diễn ra tại Thượng viện, với các nhân chứng ủng hộ và chống đối bà Dilma Rousseff.  Thứ Hai tới nữ tổng thống đầu tiên của Brazil sẽ xuất hiện trước 81 thượng nghị sĩ để tự biện hộ, nhưng các đối thủ của bà tin chắc sẽ có trên 54 phiếu cần thiết để buộc tội. 

Một công dân Pháp bị nghi ngờ đã sát hại một người Anh tại Úc

Phát thanh RFI ngày 25.08.2016


Tại Úc, một người Pháp mà danh tính chưa được tiết lộ, hiện đang bị câu lưu vì nghi ngờ đã đâm chết một du khách Anh tại Queensland hôm thứ Ba 23/08/2016, vừa tấn công vừa hô « Allah Akhbar ». Sau nhiều giờ điều tra, cảnh sát cho biết ít có khả năng đây là một vụ khủng bố.

Vụ giết người xảy ra trước mắt khoảng ba chục người gồm khách đến chơi, nhân viên và khách trọ, tại nhà trọ thanh niên Home Hill ở phía bắc Queensland. Nạn nhân, Mia Ayliffe-Chung đến vùng này để làm việc trên những cánh đồng mía, vì tại Úc nếu muốn được gia hạn visa với giấy phép lao động, thì phải làm việc trong lãnh vực nông nghiệp ba tháng.

mercredi 24 août 2016

Chủ tịch nước Việt Nam mong quốc tế giúp duy trì hòa bình tại Biển Đông


Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày 24/08/2016 kêu gọi hợp tác quốc tế để duy trì hòa bình tại Biển Đông, nhằm chận đứng tham vọng lãnh thổ của Bằc Kinh, tại vùng biển đang được nhiều nước tranh chấp trong đó có Việt Nam.
« Chúng tôi rất ủng hộ sự hợp tác của Pháp và các quốc gia khác trong tiến trình duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và tại Biển Đông ». Chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố như trên, trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho hãng tin Pháp AFP, trước chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp François Hollande vào đầu tháng Chín. Ông Trần Đại Quang nói thêm, đó là vấn đề « đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và hàng không ».

Cam Bốt lại đòi ASEAN không nêu vấn đề Biển Đông


Quốc hội Cam Bốt sẽ kiến nghị với các viên chức ASEAN gỡ bỏ đoạn nói về tranh chấp Biển Đông trong thông cáo chung sắp tới của Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA). Báo The Cambodia Daily hôm nay 24/08/2016 dẫn lời một dân biểu Cam Bốt xác nhận như trên. Đây là hành động mà các nhà phân tích và nhà ngoại giao cho rằng sẽ đe dọa thêm sự gắn kết giữa các nước trong khu vực.
Ông Cheam Yeap, dân biểu đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP) cầm quyền hôm qua cho biết Quốc hội nước này sẽ đề nghị ban lãnh đạo Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA) bỏ đi một đoạn nói về cuộc xung đột Biển Đông, trong bản tuyên bố chung dự kiến đưa ra trong cuộc họp cuối tháng Chín tại Vientiane, vì « đất nước chúng ta không liên quan ».

Hàng loạt dữ liệu tàu ngầm Pháp Scorpène bị tiết lộ

Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Ấn Độ. Ảnh chụp tại Mumbai, ngày 06/04/2016.

Tờ The Australian hôm nay 24/08/2016 cho biết, tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS là nạn nhân của vụ rò rỉ hàng loạt thông tin kỹ thuật bí mật về các tàu ngầm Scorpène đóng cho Ấn Độ. DCNS tuyên bố không loại trừ giả thiết vụ này là một phần của cuộc chiến tranh kinh tế, trong bối cảnh siêu cạnh tranh.
Tờ báo Úc khẳng định đã tham khảo được 22.400 trang tài liệu, với các chi tiết về khả năng chiến đấu của tàu ngầm Scorpène của DCNS, được thiết kế cho Hải quân Ấn Độ và nhiều chiếc đã được Malaysia, Chilê mua. Brazil cũng sẽ triển khai loại tàu ngầm này từ năm 2018.