Người Việt và Phlippines biểu tình tại Manila ngày 06/08/2016 đòi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài. |
Biển
Đông là một thùng thuốc súng. Ở vùng biển này, căng thẳng giữa Nhật Bản và
Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hai năm qua đã
gây ra một số sự cố trên biển và trên không. Dù vậy, một cuộc gặp gỡ trong ba
ngày giữa các ngoại trưởng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Tokyo vẫn được
duy trì.
Bà
Valérie Niquet, phụ trách bộ phận châu Á của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược ở Paris giải
thích : « Trung Quốc thử nghiệm
phản ứng của Nhật Bản, do quân đội Nhật vượt hẳn Trung Quốc về công
nghệ ».
Vào
lúc cuộc họp thượng đỉnh khu vực mini diễn ra, các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn
cũng bắt đầu ở ngoài khơi Hàn Quốc, nhằm chuẩn bị đối phó với một cuộc xâm lăng
quân sự giả định từ Bắc Triều Tiên. Trên 50.000 quân nhân được huy động ba lần
trong năm ở vùng biển quốc tế đông bắc châu Á.
Chếch
lên phía bắc, ở ngoài khơi Vladivostok của Nga, là cuộc tập trận chung
Nga-Trung sẽ lại diễn ra trong vài ngày tới. Cuộc tập trận chung năm ngoái,
theo hai nước này là đã thành công cho đến nỗi hai bên cùng quyết định lặp lại
trong năm nay.
Cuối
cùng, là các cuộc tập trận Mỹ-Nhật được tiến hành rải rác trong năm. Bà Valérie
Niquet bình luận : « Vùng này
khiến diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang thực sự, cũng như khu vực phía nam
châu Á ».
Trên
thực tế, lần này tại Biển Đông, Bắc Kinh muốn áp đặt chủ quyền tại vùng biển
cũng được Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei yêu sách. Các vụ đụng độ giữa
ngư dân Việt Nam, Philippines, Indonesia và tuần duyên Trung Quốc xảy ra ngày
càng nhiều trong những tháng gần đây.
Chủ
nghĩa bành trướng Trung Quốc gây lo ngại cho toàn châu Á, trước nguy cơ nổ ra
xung đột trên tuyến đường hàng hải huyết mạch cho thương mại quốc tế. Dưới sự
thúc đẩy của chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc theo đuổi một chính sách hung
hăng, qua việc yêu sách hầu như toàn bộ vùng biển chiến lược này, mà Bắc Kinh
coi là vùng ảnh hưởng, là « lãnh
địa » của mình.
Mỗi
quốc gia trong khu vực tự vệ theo cách riêng. Tuần trước cường quốc hàng hải
Indonesia đã quyết định đặt lại tên cho vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở
tây bắc Bornéo để bảo vệ chủ quyền khu vực này. Những thủ tục đã được tiến hành
với Liên Hiệp Quốc nhằm đổi tên « Biển
Nam Trung Hoa » thành « Biển
Natuna » ở khu vực 12 hải lý quanh đảo. Ngoài ra, nhân dịp Quốc khánh
ngày 17/8, Indonesia đã cho đốt 60 tàu cá nước ngoài, đa số của Trung Quốc, bị
bắt giữ vì « đánh cá bất hợp
pháp » tại đây.
Sau
ba năm kiện tụng, hồi tháng Bảy Philippines đã giành được chiến thắng tại Tòa
án Trọng tài Thường trực La Haye trước Trung Quốc, vốn đòi chủ quyền bên trong « đường 9 đoạn ». Theo Tòa án,
Trung Quốc không hề có căn cứ pháp lý, và đã vi phạm chủ quyền của Manila tại
vùng đặc quyền kinh tế Philippines. Bắc Kinh không công nhận thẩm quyền của
tòa, đã bác bỏ phán quyết, gọi đó là « trò
đùa ».
Trong
bối cảnh đó, không thể tránh được nguy cơ xung đột - trải rộng hay cục bộ. Đối
với bà Valérie Niquet : « Nếu
ông Tập Cận Bình cho rằng một cuộc phiêu lưu quân sự có thể mang lại lợi ích
cho mình về mặt chính trị nội bộ, trong lúc nền kinh tế Trung Quốc đang đình
đốn và trước mối đe dọa bất ổn xã hội, thì ông ta có thể lao vào ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.